|
(ảnh sưu tầm) |
Véc tơ sốt rét ở miền Trung-Tây Nguyên giai đoạn 2010-2019
ĐẶT VẤN ĐỀ Khu vực miền Trung - Tây Nguyên (MT-TN) có hơn 70% dân số sống trong vùng có nguy cơ mắc sốt rét, cùng với sự di biến động dân cư lớn như: Dân di cư tự do, giao lưu biên giới, đi rừng, ngủ rẫy... Đây là khu vực có tình hình sốt rét phức tạp nhất ở Việt Nam: Hàng năm số bệnh nhân sốt rét (BNSR) chiếm gần 50%; Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) chiếm 75%; sốt rét ác tính và tử vong sốt rét chiếm trên 80 % so với cả nước. Sự có mặt của hai véc tơ truyền bệnh sốt rét chính: An. dirus và An. minimus và các véc tơ phụ: An. aconitus, An. jeyporiensis, An. maculatus đã góp phần làm cho sốt rét ở đây lan truyền quanh năm và luôn có nguy cơ bùng phát, gia tăng sốt rét. Trong quá trình phòng chống véc tơ sốt rét cùng với sự biến đổi sinh địa cảnh ở nhiều địa phương, đã tác động và làm biến đổi về thành phần loài, mật độ, tập tính, vai trò truyền bệnh và nhạy cảm của véc tơ sốt rét với hóa chất diệt côn trùng ở khu vực MT-TN. 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Đối tượng nghiên cứu:Muỗi Anopheles (Diptera: Culicidae). 1.2. Địa điểm nghiên cứu:15 tỉnh khu vực MT-TN, mỗi tỉnh chọn 1 số điểm đại diện. 1.3. Thời gian nghiên cứu:Từ 2010 đến 2019. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Kỹ thuật điều tra muỗi trưởng thành và bọ gậy: Theo WHO (1994) và Viện Sốt rét - KST - CT Trung ương (2011), gồm: Mồi người trong nhà và ngoài nhà (MNTN và MNNN): 18h-6h sáng. Mật độ: con/người/đêm (c/n/đ); Bẫy đèn trong nhà và ngoài nhà (BĐTN và BĐNN): từ 18h-6h sáng. Mật độ: con/đèn/đêm (c/đ/đ); Soi chuồng gia súc (SCGS): từ 19h-23h. Mật độ: con/người/đêm (c/n/đ); Điều tra bọ gậy (BG): ở các loại thủy vực. Mật độ: con/bát (c/b) [7] [8]. - Kỹ thuật định loại bằng hình thái: Theo Viện Sốt rét - KST - CT Trung ương (2008) [6]. - Kỹ thuật PCR: Xác định các loài trong các nhóm loài đồng hình Minimus và Dirus. - Kỹ thuật ELISA xác định muỗi nhiễm KSTSR. - Kỹ thuật thử nhạy cảm (WHO, 2013) [9]. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Thành phần loài và phân bố véc tơ sốt rét ở miền Trung - Tây Nguyên Bảng 1. Thành phần loài và phân bố véc tơ sốt rét ở miền Trung - Tây Nguyên TT | Tỉnh | An.dirus | An.minimus | An.aconitus | An.jeyporiensis | An.maculatus | 1 | Quảng Bình | + | + | + | + | + | 2 | Quảng Trị | + | + | + | + | + | 3 | Thừa Thiên Huế | - | + | + | + | + | 4 | Đà Nẵng | + | + | + | + | + | 5 | Quảng Nam | - | + | + | + | + | 6 | Quảng Ngãi | - | + | + | + | + | 7 | Bình Định | + | + | + | + | + | 8 | Phú Yên | + | + | + | + | + | 9 | Khánh Hòa | + | + | + | + | + | 10 | Ninh Thuận | + | + | + | + | + | 11 | Bình Thuận | + | + | + | + | + | 12 | Kon Tum | + | + | + | + | + | 13 | Gia Lai | + | + | + | + | + | 14 | Đăk Lăk | + | + | + | + | + | 15 | Đăk Nông | + | + | + | + | + |
Ở MT-TN trong giai đoạn 2010 - 2019, tại các điểm vùng rừng núi, có mặt 5 loài véc tơ sốt rét gồm 2 véc tơ chính: An. dirus, An. minimus và 3 véc tơ phụ: An. aconitus, An. jeyporiensis, An. maculatus. Kết quả ở Bảng 1 cho thấy: Cả năm véc tơ sốt rét chính và phụ đều có mặt ở hầu hết các tỉnh trong khu vực; riêng ở 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi không phát hiện An. dirus trong giai đoạn này. Bảng 2. Phân phố các loài trong nhóm Minimus ở miền Trung - Tây Nguyên TT | Tỉnh (huyện) | An. minimus | An. harrisoni | 1 | Quảng Bình (Lệ Thủy) | + | + | 2 | Quảng Trị (Hướng Hóa, Đăk Rông) | + | + | 3 | Quảng Nam (Nam Trà My) | + | - | 4 | Quảng Ngãi (Sơn Hà) | - | + | 5 | Bình Định (Vân Canh) | + | + | 6 | Phú Yên (Sông Cầu) | - | + | 7 | Khánh Hòa (Khánh Vĩnh) | + | + | 8 | Ninh Thuận (Thuận Bắc) | + | + | 9 | Bình Thuận (Tuy Phong) | + | - | 10 | Gia Lai (Chư Pứ, Krông Pa) | + | + |
Ở nhóm loài Dirus tất cả các cá thể đều là loài An. dirus. Với nhóm loài Minimus: Đa số các tỉnh đều có mặt hai loài An. minimus và An. harrisoni; riêng ở huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi và huyện Sông Cầu, Phú Yên chưa phát hiện thấy An. minimus; ngược lại ở huyện Nam Trà My, Quảng Nam và huyện Tuy Phong, Bình Thuận chỉ có loài An. minimus, chưa phát hiện được An. harrisoni. 2.2. Một số tập tính của véc tơ sốt rét ở miền Trung - Tây Nguyên Trong suốt giai đoạn 2009-2019, cả 5 véc tơ sốt rét chính và phụ thu thập được tại các điểm điều tra ở MT - TN ở hầu hết các phương pháp điều tra, ngoại trừ phương pháp soi nhà ngày. Trong đó, An. minimus có mật độ đốt người trong nhà cao hơn ngoài nhà và ngược lại An. dirus đốt người ngoài nhà cao hơn trong nhà. Hầu hết các cá thể muỗi An. harrisoni đều thu thập được ở chuồng gia súc, còn An. minimus thì bắt được ở tất cả các phương pháp, kể cả ở chuồng gia súc. Ở phương pháp bắt bọ gậy ở các loại thủy vực cũng khó phát hiện bọ gậy của An. minimus, chỉ thu thập được ở 1 số nơi tại các ổ nhỏ bên suối và hậu như không bắt được bọ gậy của An. minimus tại các khe suối nước trong, chảy chậm, có thủy sinh ở 2 bên bờ. Riêng đối với bọ gậy của An. dirus chỉ thu thập được ở các ổ bọ gậy ở trong rừng. Hình 1. Mật độ véc tơ sốt rét ở Chư R Căm, Krông Pa, Gia Lai.
Cả 5 véc tơ sốt rét thu thập được tại xã Chư R Căm, Krông Pa ở hầu hết các phương pháp điều tra, ngoại trừ phương pháp soi nhà ngày. Hình 2. Mật độ véc tơ sốt rét ở các sinh cảnh xã Chư Gu, Krông Pa, Gia Lai.
Mật độ véc tơ sốt rét tại các vùng sinh cảnh ở Chư Gu, Krông Pa (Hình 2) cho thấy sự hiện diện cũng như mật độ véc tơ, nhất là 2 véc tơ chính An. dirus và An. minimus giảm dần từ theo sinh cảnh trong rừng, đến bìa rừng và thấp nhất ở trong khu dân cư. Hình 3. Thời gian đốt người trong đêm của véc tơ sốt rét ở nhà rẫy Khánh Phú, Khánh Hòa.
Ở Khánh Phú, hai véc tơ An. dirus và An. maculatus (hình 3) đốt người từ 18-19 giờ chiều tối, riêng An. dirus đạt đỉnh cao từ 21-23 giờ đêm, còn An. maculatus đạt đỉnh cao lúc 19-20 giờ tối, rồi sau đó cả hai có mật độ cũng giảm dần về sáng. Hình 4. Thời gian đốt người trong đêm của véc tơ ở nhà rẫy Chư R Căm, Gia Lai.
Năm véc tơ sốt rét (hình 4) đốt người sớm từ 18-19giờ. An. dirus đạt đỉnh cao từ 21 - 23 giờ, sau đó mật độ giảm dần về sáng. An. minimus có mật độ đốt người thấp hơn An. dirus, mật độ đạt đỉnh cao lúc 20 - 21giờ và giảm nhanh từ 0 giờ đêm về sáng. 2.3. Tỷ lệvéc tơ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở miền Trung - Tây Nguyên Bảng 3. Tỷ lệ muỗi nhiễm KSTSR ở một số điểm sốt rét lưu hành nặng Địa điểm | Loài | Số muỗi | KSTSR (+) | Tỷ lệ (%) | (+) P.falciparum | Tỷ lệ (%) | (+) P.vivax | Tỷ lệ (%) | Trà Don | An. minimus | 174 | 1 | 0,57 | 1 | 0,57 | 0 | 0 | Ea ChRang | An. dirus | 432 | 2 | 0,46 | 1 | 0,23 | 1 | 0,23 | Ia Kor | An. minimus | 26 | 1 | 3,85 | 1 | 3,85 | 0 | 0 | An. aconitus | 510 | 1 | 0,2 | 0 | 0 | 1 | 0,2 | Khánh Phú | An. dirus | 195 | 4 | 2,05 | 1 | 0,51 | 3 | 1,54 | Sơn Thái | An. dirus | 384 | 4 | 1,04 | 0 | 0 | 4 | 1,04 | Ia Mláh | An. dirus | 427 | 6 | 1,41 | 2 | 0,47 | 4 | 0,94 | Chư Gu | An. dirus | 65 | 3 | 4,62 | 0 | 0 | 3 | 4,62 | An. minimus | 20 | 4 | 20,0 | 4 | 20,0 | 0 | 0 | Chư R Căm | An. dirus | 249 | 2 | 0,8 | 0 | 0 | 2 | 0,8 | An. minimus | 62 | 7 | 11,3 | 7 | 11,3 | 0 | 0 | Ea Sô | An. dirus | 98 | 2 | 2,04 | 2 | 2,04 | 0 | 0 | An. aconitus | 301 | 1 | 0,33 | 1 | 0,33 | 0 | 0 |
Các cá thể của những loài véc tơ sốt rét đã được sử dụng kỹ thuật mổ muỗi và ELISA để phát hiện muỗi nhiễm KSTSR, tuy nhiên ở kỹ thuật mổ muỗi không phát hiện muỗi dương tính với KSTSR; còn trong kỹ thuật ELISA đã phát hiện các loài An. dirus, An. minimus và An. aconitus nhiễm hai loại KSTSR là P. falciparum và P. vivax. 2.4. Nhạy cảm với hóa chất diệt của véc tơ sốt rét ở miền Trung - Tây Nguyên Bảng 4. Mức độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét Địa điểm (huyện, tỉnh) | Véc tơ | Hóa chất | Tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ (%) | Ghi chú | Lệ Thủy, Quảng Bình | An. aconitus | Lambdacyhalothrine 0,05% | 98 | Nhạy | Hướng Hóa, Quảng Trị | An. maculatus | Lambdacyhalothrine 0,05% | 74 | Kháng | Alphacypermethrin 30mg/m2 | 84 | Kháng | Nam Trà My, Quảng Nam | An. maculatus | Alphacypermethrin 30mg/m2 | 89 | Kháng | Vân Canh, BìnhĐịnh | An. minimus | Alphacypermethrin 30mg/m2 | 98 | Nhạy | An. minimus | Lambdacyhalothrine 0,05% | 98 | Nhạy | An. maculatus | Cyfluthrine 0,05% | 96 | Có thể kháng | An. maculatus | Lambdacyhalothrine 0,05% | 85 | Kháng | An. maculatus | Alphacypermethrin 30mg/m2 | 92 | Có thể kháng | Sông Cầu, Phú Yên | An. aconitus | Lambdacyhalothrine 0,05% | 98 | Nhạy | An. maculatus | Alphacypermethrin 30mg/m2 | 93 | Có thể kháng | Lambdacyhalothrine 0,05% | 92 | Có thể kháng | Sơn Hòa, Phú Yên | An. maculatus | Alphacypermethrin 30mg/m2 | 86 | Kháng | Lambdacyhalothrine 0,05% | 89 | Kháng | Khánh Vĩnh, Khánh Hòa | An. maculatus | Alphacypermethrin 30mg/m2 | 94 | Có thể kháng | Lambdacyhalothrine 0,05% | 96 | Có thể kháng | Bác Ái, Ninh Thuận | An. maculatus | Alphacypermethrin 30mg/m2 | 92 | Có thể kháng | Lambdacyhalothrine 0,05% | 93 | Có thể kháng | Bắc Bình, Bình Thuận | An. aconitus | Alphacypermethrin 30mg/m2 | 92 | Có thể kháng | An. maculatus | Alphacypermethrin 30mg/m2 | 91 | Có thể kháng | Lambdacyhalothrine 0,05% | 91 | Có thể kháng | Tuy Phong, Bình Thuận | An. minimus | Alphacypermethrin 30mg/m2 | 90 | Có thể kháng | Lambdacyhalothrine 0,05% | 93 | Có thể kháng | An. maculatus | Alphacypermethrin 30mg/m2 | 86 | Kháng | Lambdacyhalothrine 0,05% | 92 | Có thể kháng | Ea Kar, Đắk Lắk | An. aconitus | Lambdacyhalothrine 0,05% | 90 | Có thể kháng | An. dirus | Lambdacyhalothrine 0,05% | 98 | Nhạy | An. maculatus | Alphacypermethrin 30mg/m2 | 84 | Kháng | Lambdacyhalothrine 0,05% | 82 | Kháng |
Kết quả thử nghiệm cho thấy An. maculatus tại nhiều điểm đã kháng với các hóa chất đang sử dụng trong chương trình phòng chống véc tơ sốt ré là là alphacypermethrin và lambdacyhalothrin. Còn hai véc tơ An. aconitus và An. minimus ở Bình Thuận và Đắk Lắk có thể kháng với hóa chất diệt, cần được tiếp tục theo dõi thêm. 3. BÀN LUẬN Hiện nay ở MT-TN, các vùng sốt rét lưu hành vừa và nặng đều là những vùng rừng núi. Kết quả điều tra trong giai đoạn 2010-2019 cho thấy trong khu vực có mặt 5 loài véc tơ sốt rét gồm 2 véc tơ chính ở Việt Nam: An. dirus, An. minimus và 3 véc tơ phụ khu vực rừng núi: An. aconitus, An. jeyporiensis, An. maculatus. Nhiều điểm có mặt cả 2 véc tơ sốt rét chính cùng lúc và đây là nguyên nhân gây nên sốt rét quanh năm và dai dẳng ở một số trọng điểm. Riêng 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đã từ lâu không phát hiện được An. dirus. Nhóm loài Dirus chỉ xác định có 1 loài An. dirus ở tất cả các điểm điều tra. Với nhóm loài Minimus, đa số tại các tỉnh đều có mặt hai loài An. minimus và An. harrisoni; chỉ riêng ở Quảng Ngãi và Phú Yên chưa phát hiện thấy An. minimus ở điểm điều tra; ngược lại ở Quảng Nam và Bình Thuận chỉ có loài An. minimus, chưa phát hiện được loài An. harrisoni ở những ở các điểm điều tra tại hai tỉnh này. Kết quả này có thể là chỉ điểm cho phân loại An. minimus và An. harrisoni thông qua đặc điểm phân bố nếu được điều tra bổ sung toàn diện hơn. Các véc tơ sốt rét ưa đốt cả người và gia súc, hoạt động cả trong và ngoài nhà; trong đó, An. minimus có mật độ đốt người trong nhà cao hơn ngoài nhà và ngược lại An. dirus đốt người ngoài nhà cao hơn trong nhà. Hầu hết các cá thể muỗi An. harrisoni đều thu thập được ở chuồng gia súc, còn An. minimus thì bắt được ở tất cả các phương pháp, kể cả cũng thu thập được 1 số ít ở chuồng gia súc. Trong giai đoạn này, bắt rất ít muỗi Anopheles trú đậu tiêu máu trong nhà, hầu hết trong số chúng là An. vagus, và đặc biệt trong phương pháp soi trong nhà ban ngày không thu thập được bất cứ cá thể muỗi An. minimus - một loài có tập tính trú đậu tiêu máu trong nhà trước đây. Điềy này có thể được lý giải là do hiệu lực xua và diệt của hóa chất Pyrethroid tồn lưu trên tường vách có hiệu quả tốt và những loài ưa trú đậu tiêu máu trong nhà trước đây đã thay đổi tập tính - trú đậu tiêu máu ở ngoài nhà; chỉ còn lại các loài đã kháng với hóa chất Pyrethroid như An. vagus, An. sinensis vẫn trú đậu trong nhà... Ở phương pháp bắt bọ gậy ở các loại thủy vực cũng khó phát hiện bọ gậy của An. minimus, chỉ thu thập được ở 1 số nơi tại các ổ nhỏ bên suối và hầu như không bắt được bọ gậy của An. minimus tại các khe suối nước trong, chảy chậm, có thủy sinh ở 2 bên bờ. Riêng đối với bọ gậy của An. dirus chỉ thu thập được ở các ổ bọ gậy ở trong rừng. Sự có mặt và mật độ các véc tơ sốt rét, nhất là 2 véc tơ chính An. dirus và An. minimus tại các vùng sinh cảnh giảm dần từ theo sinh cảnh trong rừng - là những khu vực nhà rẫy nằm sâu trong rừng, giảm xuống ở bìa rừng - là nơi nhà hoặc nhà rẫy của người dân nằm gần rừng (dưới 01 km) và mật độ thấp nhất ở khu dân cư. Tuy nhiên, gần đây ở khu vực trong khu dân cư đã phát hiện sự có mặt trở lại của hai loài véc tơ chính ở một số điểm sốt rét gia tăng như ở huyện Sông Hinh và Đồng Xuân, Phú Yên; huyện Eakar, Đắk Lắk; huyện Krông Pa, Gia Lai. Cùng với tập quán đi rừng (vào rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô), ngủ rẫy (những nhà rẫy sát rừng) và sự hiện diện của hai véc tơ sốt rét chính ở khu vực dân cư cố định đã làm cho tình hình sốt rét ở khu vực tam giác của 3 tỉnh này gia tăng trong những năm gần đây. Các véc tơ sốt rét đều đốt người từ khá sớm; riêng An. dirus đốt người từ 18-19 giờ, mật độ đạt đỉnh cao từ 21-23 giờ, rồi sau đó mật độ cũng giảm dần về sáng. An. minimus có mật độ đạt đỉnh cao lúc 20-21 giờ và giảm nhanh từ 0 giờ về sáng. An. dirus ưa hoạt động trong rừng và đốt những người dân ngủ không có màn; còn An. minimus hoạt động mạnh hơn ở khu dân cư - là nơi người dân đi ngủ sớm và thường ngủ với màn tẩm hóa chất, cho nên đỉnh mật độ đốt người của An. minimus sớm hơn so với An. dirus. Các loài véc tơ An. dirus, An. minimus cho thấy chúng vẫn giữ vai trò chính trong việc lan truyền sốt rét trong khu vực thông qua tỷ lệ muỗi nhiễm KSTSR với tỷ lệ cao ở các vùng sốt rét lưu hành nặng, đặc biệt là ở khu vực nhà rẫy. Bên cạnh đó An. aconitus - một véc tơ phụ cũng đã được phát hiện nhiễm KSTSR. Đã có 1 số nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm KSTSR của An. harrisoni, tuy nhiên kết quả ELISA cùng với tập tính ưa đốt gia súc của loài này cho thấy vai trò truyền bệnh của loài này là chưa rõ ràng, cần được tiếp tục nghiên cứu thêm. Kết quả giám sát véc tơ kháng hóa chất trong thời gian dài ở nhiều điểm trong khu vực cho thấy: các véc tơ sốt rét chính và phụ ở hầu hết các điểm nghiên cứu đều còn nhạy cảm với các hóa chất đang sử dụng trong chương trình phòng chống véc tơ sốt rét là alphacypermethrin và lambdacyhalothrin; chỉ riêng An. maculatus ở nhiều nơi đã kháng với các hóa chất này. Còn hai véc tơ An. aconitus (ở Đắk Lắk) và An. minimus (ở Bình Thuận) có thể kháng, cần tiếp tục theo dõi thêm. Vì vậy, trong thời gian tới, việc giám sát muỗi kháng hóa chất cần được tiếp tục duy trì và nghiên cứu thêm về cơ chế kháng hóa chất. KẾT LUẬN - Hiện nay ở MT-TN có mặt 5 loài véc tơ sốt rét gồm 2 véc tơ chính ở Việt Nam: An. dirus, An. minimus và 3 véc tơ phụ khu vực rừng núi: An. aconitus, An. jeyporiensis, An. maculatus. Nhiều điểm có mặt cả 2 véc tơ sốt rét chính cùng lúc. Nhóm loài Dirus chỉ xác định có 1 loài An. dirus ở tất cả các điểm điều tra. Nhóm loài Minimus có hai loài An. minimus và An. harrisoni. - Các véc tơ sốt rét ưa đốt cả người và gia súc, hoạt động cả trong và ngoài nhà. Hầu hết các cá thể muỗi An. harrisoni đều thu thập được ở chuồng gia súc. Véc tơ An. minimus không còn tập tính trú đậu tiêu máu trong nhà. Sự có mặt và mật độ các véc tơ An. dirus và An. minimus giảm dần từ sinh cảnh trong rừng xuống ở bìa rừng và mật độ thấp nhất ở trong làng. Véc tơ đốt người từ khá sớm; An. dirus mật độ đạt đỉnh cao từ 21 - 23giờ, rồi sau đó mật độ cũng giảm dần về sáng; An. minimus có mật độ đạt đỉnh cao lúc 20 - 21giờ và giảm nhanh từ 0 giờ về sáng. Các loài véc tơ An. dirus, An. minimus cho thấy chúng vẫn giữ vai trò chính lan truyền sốt rét trong khu vực. - Muỗi An. maculatus ở nhiều nơi trong khu vực đã kháng với các hóa chất alphacypermethrin và lambdacyhalothrine. Các véc tơ khác ở hầu hết các điểm nghiên cứu đều còn nhạy cảm với các hóa chất này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trương Văn Có (1996), Muỗi Anopheles (Diptera: Culicidae) ở Trung Trung bộ và Tây nguyên trong quá trình phòng chống sốt rét giai đoạn 1976-1995, Luận án phó tiến sĩ khoa học Sinh học, Trường Đại học KHTN, Hà Nội. 2. Nguyễn Xuân Quang (2012), Nghiên cứu muỗi Anopheles (Diptera: Culicidae) và đề xuất biện pháp phòng chống tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum), Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai) và Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (Đắk Lắk), Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. 3. Nguyễn Xuân Quang và cs. (2013), “Nghiên cứu phân bố và tập tính của các véc tơ sốt rét ở các tỉnh Gia Lai, Dak Lak, Phú Yên và Quảng Nam”, Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 5, tr: 1523-1529. 4. Nguyễn Xuân Quang và cs. (2014), “So sánh vai trò truyền bệnh của các véc tơ sốt rét ở khu dân cư và nhà rẫy tại một số vùng sốt rét lưu hành ở miền Trung-Tây nguyên”, Công trình NCKH Báo cáo tại Hội nghị Khoa học toàn quốc chuyên ngành Sốt rét-KST-CT 2015, tr: 337-347. 5. Nguyễn Xuân Quang và cs. (2018), Nghiên cứu vai trò truyền bệnh của các véc tơ sốt rét khu vực nhà rẫy và thử nghiệm biện pháp phòng chống véctơ tại một số vùng sốt rét lưu hành ở hai tỉnh Gia Lai và Khánh Hòa, Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Bộ Y tế 2016-2018. 6. Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương (2008), Bảng định loại Anopheles ở Việt nam (muỗi, quăng, bọ gậy), NXB Y học, Hà Nội. 7. Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, 2011. Cẩm nang kỹ thuật phòng chống bệnh sốt rét, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 8. WHO, 1994. Entomological laboratory techniques for malaria control,part I, WHO, Geneve, Trial Edition, 160p. 9. WHO, 2013. Test procedures for insecticide resistance monitoring in malaria vector mosquitoes, Geneva, Switzerland.
|