Thông tin cập nhật của Tổ chức Y tế thế giới về các bệnh do véc tơ truyền tháng 3 năm 2020
Những thông chính về các bệnh do véc tơ truyền (Vector-borne diseases) Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, số ca mắc các bệnh do véc tơ truyền chiếm hơn 17% trong số các bệnh truyền nhiễm và là nguyên nhân gây ra hơn 700.000 ca tử vong hàng năm trên thế giới. Các bệnh do véc tơ truyền được gây ra bởi ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc virus. Sốt rét là bệnh nhiễm ký sinh trùng được lan truyền do muỗi Anopheles nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Hiện nay, bệnh sốt rét có khoảng 219 triệu ca mắc và hơn 400.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi.̣ Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm virus phổ biến nhất do muỗi Aedes truyền. Hiện có hơn 3,9 tỷ người sống tại hơn 129 quốc gia có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, với khoảng 96 triệu trường hợp mắc có triệu chứng và ước tính khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm. Các bệnh do virus khác truyền qua thông qua véc tơ gồm sốt chikungunya, sốt virus Zika, sốt vàng da, sốt West Nile, viêm não Nhật Bản (tất cả đều do muỗi truyền), và bệnh viêm não do ve truyền (lây truyền qua ve). Các bệnh do véc tơ truyền khác như bệnh Chagas (lây truyền qua bọ xít triatomine), bệnh Leishmania (sandfly-Ruồi cát) và bệnh sán máng (ốc) ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Nhiều bệnh do véc tơ truyền qua có thể phòng ngừa được, thông qua các biện pháp bảo vệ và huy động sự tham gia của cộng đồng. Véc tơ Véc tơ là những sinh vật sống có thể truyền mầm bệnh giữa người với người hoặc từ động vật sang người. Nhiều véc tơ là côn trùng hút máu, khi chúng đốt máu vật chủ nhiễm bệnh (người hoặc động vật) thì các mầm bệnh (ký sinh trùng, v khuẩn và virus) cũng xâm nhập vào cơ thể côn trùng đốt máu, sau đó mầm bệnh được nhân lên và véc tơ sẽ truyền mầm bệnh sang các vật chủ mới. Thông thường, một véc tơ khi nhiễm mầm bệnh chúng có khả năng truyền bệnh trong suốt quãng đời còn lại trong mỗi lần chúng đốt vật chủ tiếp theo.
(Nguồn: vectorbase.org)
Các bệnh do véc tơ truyền Các bệnh do véc tơ truyền ở người được gây ra bởi ký sinh trùng, virus và vi khuẩn và chúng lan truyền thông qua véc tơ. Mỗi năm có hơn 700.000 ca tử vong vì các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh sán máng, bệnh ngủ châu Phi ở người, bệnh leishmania, bệnh Chagas, sốt vàng da, viêm não Nhật Bản và bệnh giun chỉ onchocerciasis. Gánh nặng của các bệnh do véc tơ truyền cao nhất tập trung chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, và chúng ảnh hưởng nặng nề nhấtđến những người dân nghèo. Kể từ năm 2014, các đợt bùng phát dịch chính gồm sốt xuất huyết, sốt rét, chikungunya, sốt vàng và Zika đã ảnh hưởng đến cộng đồng và cướp đi sinh mạng nhiều người và gây quá tải đến hệ thống y tế của nhiều quốc gia. Các bệnh khác như Chikungunya, leishmania và bệnh giun chỉ bạch huyết trở nên mãn tính gây đau đớn suốt cuộc đời của người nhiễm bệnh và thỉnh thoảng người mắc bệnh còn bị kỳ thị trong cộng đồng. Phân bố trùng lắp 9 bệnh do véc tơ truyền chính trên toàn cầu (Nguồn: WHO)
Phân bố các bệnh do véc tơ truyền được xác định bởi một tập hợp phức tạp các yếu tố như nhân khẩu học, môi trường và xã hội. Du lịch và thương mại toàn cầu, đô thị hóa không có kế hoạch. Danh sách các bệnh do véc tơ truyền Véc tơ | Bệnh | Mầm bệnh | Muỗi | Aedes | Chikungunya Sốt xuất huyết Dengue Giun chỉ bạch huyết (Lymphatic filariasis) Sốt thung lũng Rift (Rift Valley fever) Sốt vàng (Yellow Fever) Zika | Virus Virus Ký sinh trùng Virus Virus Virus | Anopheles | Giun chỉ bạch huyết (Lymphatic filariasis) Sốt rét (Malaria) | Ký sinh trùng Ký sinh trùng | Culex | Viêm não Nhật bản (Japanese encephalitis) Giun chỉ bạch huyết (Lymphatic filariasis) Sốt tây sông Nile (West Nile fever) | Virus Ký sinh trùng Virus | Ốc nước ngọt | Bệnh sán máng (Schistosomiasis) | Ký sinh trùng | Ruồi đen (Blackflies) | Bệnh mù lòa đường sông (Onchoceriasis) | Ký sinh trùng | Bọ chét (Fleas) | Dịch hạch (truyền từ chuột sang người) Tungiasis | Vi khuẩn Ngoại ký sinh (Ecto parasite) | Chí rận (Lice) | Sốt phát ban (Typhus) Louse-borne relapsing fever | Vi khuẩn Vi khuẩn | Muỗi cát (Sandflies) | Leishmaniasis Sandfly fever (phlebotomus fever) | Bacteria Virus | Ve (Ticks) | Crimean-Congo haemorrhagic fever Lyme disease Relapsing fever (borreliosis) Rickettsial diseases (eg: spotted fever and Q fever) Viêm não do ve truyền (Tick-borne encephalitis) Tularaemia | Virus Vi khuẩn Vi khuẩn Vi khuẩn Virus Vi khuẩn | Bọ xít (Triatome bugs) | Bệnh Chagas (American trypanosomiasis) | Ký sinh trùng | Ruồi (Tsetse flies) | Bệnh ngủ châu Phi (African trypanosomiasis) | Ký sinh trùng |
Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới "Đáp ứng kiểm soát véc tơ toàn cầu (Global Vector Control Response-GVCR) 2017–2030" đã được Tổ chức Y tế thế giới phê duyệt vào năm 2017. Nó cung cấp chiến lược hướng dẫn cho các quốc gia và các đối tác phát triển để tăng cường khẩn cấp kiểm soát véc tơ như một cách tiếp cận cơ bản để ngăn ngừa và ứng phó với dịch bệnh. Để đạt được các mục tiêu này thì cần thiết phải liên kết lại các chương trình kiểm soát véc tơ và được hỗ trợ bằng cách gia tăng khả năng kỹ thuật, cải thiện cơ sở hạ tầng, các hệ thống giám sát và huy động cộng đồng lớn hơn. Cuối cùng, chiến lược này sẽ hỗ trợ thực hiện một cách toàn diện để kiểm soát véc tơ để đạt được các mục tiêu cụ thể ở các quốc gia và trên toàn cầu, qua đó đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Ban thư ký của Tổ chức Y tế thế giới sẽ cung cấp các hướng dẫn chiến lược, quy phạm và kỹ thuật cho các quốc gia và đối tác phát triển để tăng cường kiểm soát véc tơ như một cách tiếp cận cơ bản để ngăn ngừa và ứng phó với dịch bệnh. Cụ thể Tổ chức Y tế thế giới đáp ứng với các bệnh do véc tơ truyền bằng cách:+ Cung cấp hướng dẫn dựa trên bằng chứng để kiểm soát các véc tơ và bảo vệ mọi người chống lại sự lây nhiễm; + Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia để họ có thể quản lý hiệu quả các trường hợp và dịch bệnh bùng phát; + Hỗ trợ các quốc gia cải thiện hệ thống báo cáo và nắm bắt gánh nặng thực sự của các bệnh này; + Cung cấp đào tạo (nâng cao năng lực) về quản lý lâm sàng, chẩn đoán và kiểm soát véc tơ với sự hỗ trợ từ một số trung tâm hợp tác; + Hỗ trợ phát triển và đánh giá các công cụ, công nghệ và phương pháp tiếp cận mới đối với các bệnh do véc tơ truyền bao gồm các công nghệ kiểm soát véc tơ và quản lý bệnh. Một yếu tố quan trọng trong việc giảm gánh nặng của các bệnh do véc tơ truyền là thay đổi hành vi. Tổ chức Y tế thế giới hợp tác với các đối tác để cung cấp giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng, để mọi người biết cách bảo vệ bản thân và cộng đồng tránh muỗi, ve, bọ xít, ruồi và các véc tơ khác đốt. Tiếp cận với nước sạch và vệ sinh là một yếu tố rất quan trọng trong việc kiểm soát và loại bỏ bệnh tật. Tổ chức Y tế thế giới hợp tác với các tổ chức, chính phủ khác nhau để cải thiện việc trữ nước, công tác vệ sinh, từ đó giúp kiểm soát các bệnh do véc tơ truyền này ở cấp cộng đồng.
|