Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 3 9 3 9
Số người đang truy cập
5 4 0
 Chuyên đề Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Đột quỵ và nhiễm COVID-19: quan hệ nhân quả trên nhiều ca bệnh tử vong nhanh?

Xuất phát từ thực tế lâm sàng nhiều bệnh nhân, người thân và đồng nghiệp nhiễm virus SARS-CoV-2 khi được phát hiện xác định chẩn đoán (bằng RT-PCR hoặc test nhanh phát hiện kháng nguyên dương tính) hoàn toàn không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ hay vừa, chưa kịp đi thăm thì đã nghe tin tử vong rất nhanh chóng chưa đầy 72 giờ, trong số đó có người có bệnh nền hoặc hoàn toàn khỏe mạnh và hầu hết họ đã hoàn thành hai mũi tiêm vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca, thậm chí có người tiêm mũi tăng cường thứ 3 qua 14 ngày trước tết. Tại sao nhiễm SARS-CoV-2 diễn tiến nhanh như vậy, phải chăng có mối liên quan đến biến chứng cấp khác gây tử vong nhanh như thế.

Gần đây, một số ấn bản khoa học đã công bố không thấy thuyên tắc phổi nhưng có hiện tượng đột quỵ cấp và COVID-19 cần lưu ý. Nghiên cứu từ US.CDC dự kiến công bố tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (Annual American Stroke Conference) diễn ra ở New Orleans năm 2022 cho biết nguy cơ bệnh nhân COVID-19 bị đột quỵ trong 3 ngày đầu mắc bệnh cao hơn 10 lần so với giai đoạn trước khi người đó xác định nhiễm - tác giả Quanhe Yang cho biết phát hiện này phù hợp với kết quả các nghiên cứu khác và chỉ ra bằng chứng đột quỵ sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19 là một biến chứng có thể xảy ra mà bệnh nhân và thầy thuốc lâm sàng cần lưu ý. Điểm khác của nghiên cứu US.CDC so với các nghiên cứu trước đây là tập trung nhiều vào nhóm đối tượng cao tuổi, vốn có nguy cơ đột quỵ cao hơn với dữ liệu sức khỏe của hơn 37.300 người tham gia chương trình bảo hiểm Medicare của Mỹ trong độ tuổi từ 65 trở lên. Những người này được chẩn đoán mắc COVID-19 trong giai đoạn từ 4/2020 đến 02/2021 (thời điểm mà đa số người dân được tiêm vaccine đủ).


Hình 1

Dữ liệu cũng bao gồm hồ sơ của các bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ trong giai đoạn trước khi Đại dịch COVID-19 xảy ra. Các chuyên gia đã so sánh nguy cơ đột quỵ trong các ngày ngay trước và sau khi bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2 với các giai đoạn khác (tức là trong vòng 7 ngày trước khi mắc COVID-19 cho đến 28 ngày sau đó). Kết quả cho thấy nguy cơ trong 3 ngày đầu cao gấp 10 lần, sau đó giảm xuống nhanh chóng. Trong vòng 4-7 ngày sau khi phát hiện, nguy cơ đột quỵ cao hơn 60% so với giai đoạn trước, và từ ngày thứ 8-14, tỷ lệ này là 44%. Từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 28 sau khi mắc bệnh, nguy cơ đột quỵ chỉ cao hơn 9% so với trước khi nhiễm SARS-CoV-2. Kết quả cũng cho thấy nguy cơ đột quỵ ở nhóm tuổi từ 65-74 cao hơn so với những người từ 85 tuổi trở lên, song cần bổ sung dữ liệu nghiên cứu để củng cố bằng chứng. Việc nhiễm virus như bệnh cúm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ trong thời gian ngắn sau khi nhiễm. Đồng quan điểm với tác giả Quanhe Yang, thì GS. Louise McCullough ở Houston, cho biết nguy cơ này phần lớn do quá trình viêm bởi virus làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông và minh chứng bằng nguy cơ này giảm dần khi bệnh nhân được truyền dịch và điều trị bằng thuốc kháng viêm. Nghiên cứu khuyến nghị bệnh nhân và các nhân viên y tế nên chú ý cả đến các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ khác như mỡ máu cao và huyết áp cao để có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ khi mắc COVID-19.


Hình 2

Một số phân tích khác trong năm 2020 tại Pháp còn ghi nhận hình ảnh đột quỵ với đa ổ nhồi máu ở phổi, não, tim mạch, thành động mạch, và phủ tạng trong ổ bụng qua phân tích hình ảnh và tử thi và các nhà nghiên cứu còn ghi nhận có sự viêm mạch thâm nhiễm và co thắt mạch, hình thành các huyết khối xâm nhập vào mạch nuôi đến các cơ quan. Cơ chế vẫn chưa hiểu thấu đáo nhưng có sự đóng góp nhiều yếu tố, trong đó vai trò bệnh lý đông máu và hội chứng kháng thể kháng phospholipid (antiphospholipid antibody syndrome) kháng thể kháng cardiolipin cũng như kháng thể kháng β2-glycoprotein I trong tắc mạch não và tim mạch.


Hình 3

Ngoài ra, tại các bệnh viện của Mỹ cùng ghi nhận nhiều ca bệnh COVID-19 trẻ chết vì đột quỵ. Tất nhiên, chúng ta không phủ nhận các nguyên nhân khác góp phần tử vong trên các ca bệnh có bệnh lý đông máu, nôi mô mạch máu, hội chứng chuyển hóa, song sự bất bình thường trên nhiều ca trẻ và đã tiêm vaccine đầy đủ vẫn bị “mort” thì tiếc quá. Liệu chăng có vòng lẩn quẩn trong cơ chế bệnh sinh và thế tiến thoái lưỡng nan trong nhìn nhận và quyết định xử trí ca bệnh?




Hình 4




TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.cdc.gov/pcd/issues/2021/ COVID-19 Pandemic and Quality of Care and Outcomes of Acute Stroke Hospitalizations: the Paul Coverdell National Acute Stroke Program

https://wwwnc.cdc.gov/eid/article/26/9/20-1791_article/ Acute Cerebral Stroke with Multiple Infarctions and COVID-19, France 2020

https://www.washingtonpost.com/health/2020/strokes coronavirus young patients/

https://www.beckershospitalreview.com/.../cdc-adds-6...

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35115387/ COVID-19 and Risk of Acute Ischemic Stroke Among Medicare Beneficiaries Aged 65 Years or Older: Self-Controlled Case Series Study

 

Ngày 08/02/2022
TS.BS.Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích