|
Số ca bệnh sốt rét đã tăng vọt gần 3.000% trong vòng 8 năm tại quốc gia Djibouti.Ảnh: Simon Townsley |
Siêu muỗi làm số ca bệnh sốt rét tăng vọt trên khắp châu Phi
Sự xuất hiện của một loài muỗi thành thị có nguồn gốc châu Á có thể báo hiệu một thảm kịch sắp xảy ra đối với một khu vực đang đô thị hoá nhanh chóng. Will Brown, 16-02-2022
Khi tiếp nhận các báo cáo về một căn bệnh bí ẩn đang bao phủ một khu làng du mục tại văn phòng mình, chỉ huy Bouh Abdi, một bác sĩ trong quân đội Djibouti (một quốc gia nằm ở Đông Phi), đã không biết phải nghĩ sao về vấn đề này. Vì vậy ông đã nhảy lên xe và phóng tới khu vực phía tây địa hình gồ ghề của quốc gia nhỏ bé ở vùng Sừng châu Phi này để điều tra. Khi đến nơi, ông đã không thể tin vào những gì mình phát hiện được. “Chúng tôi đã phát hiện thấy tất cả những người này – một nửa số dân làng – đang nằm la liệtdưới đất ngoài trời, run rẩy và đổ mồ hôi. Tất cả họ đã mắc sốt rét”. Đó thật sự là một cú sốc, vì trước đó Djibouti chỉ có một số lượng rất nhỏ các ca bệnh sốt rét do muỗi truyền này trong năm trước đó. Vào lúc đó chỉ huy Bouh đã không thể biết được rằng, thời điểm năm 2012 đó chỉ là những hạt mưa đầu tiên của một cơn bão đang đe doạ đổi chiều cuộc chiến của châu Phi chống lại kẻ giết người từ cổ xưa này. Các nhân viên y tế tại Djibouti đã được học về các biện pháp can thiệpđã được chứng minh có hiệu quả để ngăn chặn các ổ dịch bệnh sốt rét xảy ra, sau tất cả họ đã có lúc đi gần tới việc loại trừ căn bệnh. Họ đã loại bỏ các vùng nước tù nơi muỗi đẻ trứng và phun thuốc diệt muỗi xung quanh ngôi làng. Nhưng không biện pháp nào có tác dụng – các ca bệnh tiếp tục gia tăng. Từ năm 2012 đến năm 2020, các ca bệnh sốt rét tại Djibouti đã tăng vọt 2.800 lần. Khoảng 60.000 người trên tổng số dân 800.000 người đã mắc bệnh trong năm 2020. Trong năm 2021, số ca bệnh đã giảm vài nghìn ca sau một chiến dịch phun thuốc do chính phủ triển khai – nhưng liệu xu hướng giảm ca bệnh này có tiếp tục hay không thì vẫn chưa rõ. Chỉ huy Bouh cho biết: “Tôi đã nghĩ rằng chúng tôi sẽ giải quyết được vấn đề. Nhưng nó cứ tiếp tục lan rộng nhanh chóng. Chúng tôi không bao giờ nghĩ nó sẽ ghê gớmnhư vậy”. Hình 1. Số ca bệnh sốt rét đã tăng vọt gần 3.000% trong vòng 8 năm tại quốc gia Djibouti. Ảnh: Simon Townsley
Người dân của ngôi làng đã bị một loại siêu muỗi mới từ Ấn Độ có tên Anopheles stephensi đốt, loài muỗi này có thể đã được mang đến vùng Sừng châu Phi trên các container chứa hàng hoá từ Nam Á hoặc Bán đảo Ả Rập. Dù có quan sát dưới kính hiển vi, một chuyên gia cũng gặp rất nhiều khó khăn để có thể nêu ra sự khác biệt giữa stephensi and the Anopheles gambiae, loài muỗi sốt rét điển hình ở châu Phi. Nhưng giữa hai loài này có hai điểm khác biệt chính. Thứ nhất, loài muỗi stephensi kém hiệu quả hơn loài gambiae trong việc mang theo mầm bệnh sốt rét, và thứ hai là, tuy vậy chúng có thể phát triển tốt trong môi trường đô thị. Chúng có thể đẻ trứng ởhầu như bất kỳ chỗ nào – trong một vũng nước bẩn giữa hai ngôi nhà ổ chuột, một thùng chứa rác hoặc thậm chí là một chút nước trong một chiếc lốp xe bên đường. Đại tá Abdoulilah Abdi, cũng là một bác sĩ quân đội cố vấn cho tổng thống Djiboutian, vừa nói vừa cầm trên tay một chiếc hũ đựng gia vị từ bữa sáng trong khách sạn: “Bạn thấy cái hũ mứt này chứ, muỗi stephensi có thể sinh sôi tốt trong chiếc hũ này. Từ trên mái nhà cho tới các vũng nước thấp, đâu đâu cũng thấy sự xuất hiện của loài muỗi này”. Hình 2.
Trong năm 2020 sốt rét đã cướp đi sinh mạng của 627.000 người trên toàn cầu, phần lớn trong số này là trẻ em châu Phi dưới 5 tuổi. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng một trong những ánh sángtích cực le lói trong đám mây u ám của căn bệnh này đó là nó chủ yếu ảnh hưởng tới các vùng nông thôn. Tại các khu vực đô thị hoá thì sự lan truyền sốt rét có xu hướng giảm mạnh, nơi mà nhà ở thường có chất lượng tốt hơn và các vùng nước đọng thường được dọn dẹp nhanh chóng hoặc các vùng nước đọng này quá ô nhiễm để cho muỗi gambiae châu Phi có thể sinh sôi đẻ trứng. Châu Phi hiện đang đô thị hoá nhanh hơn bất kỳ lục địa nào. Khoảng 40% dân số châu Phi hiện đã sống trong các khu vực đô thị, một con số sẽ tiếp tục gia tăng lên 60% vào năm 2050. Một số trung tâm thành phố châu Phi đã hoàn toàn không còn lan truyền sốt rét, và trong khi tình trạng đô thị hoá nhanh chóng gây ra nhiều mặt tiêu cực, thì nhìn chung có thể giả định rằng gánh nặng sốt rét của châu Phi sẽ giảm dần theo quá trình đô thị hoá. Nhưng riêng loài muỗi stephensi thì lại đang đe doạ lật ngược tình thế này. Các nhà khoa hoc và y bác sĩ hiện đang hết sức lo sợ điều sẽ xảy ra nếu loài muỗi này tiếp tục lây lan đến các siêu đô thị nhiệt đới của châu Phi. Chỉ huy Bouh cho biết: “Hãy hình dung như này, ở Djibouti vẫn chưa là gì, chúng tôi chỉ là một quốc gia chưa đến 1 triệu dân. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi loài muỗi này xâm chiếm Kinshasa, Douala, Nairobi hoặc Lagos. Nó sẽ là một thảm hoạ. Đây là một loài hoàn toàn mới có thể tạo ra các đợt dịch sốt rét tại các khu vực đô thị. Khi nó đến được các thành phố lớn, nó có thể giết chết hàng trăm nghìn người”. Các nhà nghiên cứu từ Anh đang làm việc hết sức mình để theo dõi loài véc-tơ mới này. Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London cho biết rằng ngoài khả năng kháng hoá chất, stephensi là “mối đe doạ nguy hiểm và cấp thiết nhất đối với các tiến bộ phòng chống sốt rét gần đây” trên khắp châu Phi. Một nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford và Trường Y học Nhiệt đới Liverpool đã tính toán rằng hơn 125 triệu người dân tại các thành phố của châu Phi sẽ nằm trong nhóm nguy cơ. Loài muỗi này dường như đã xâm chiếm khắp vùng Sừng châu Phi. Nó đã được phát hiện tại nước láng giềng Ethioia của Djibouti và cả thậm chí những vùngở xa như là vùng Darfur tại Sudan. Các nhà khoa học cũng tin rằng loài muỗi này cũng đã lan tới dọc theo con đường thương mại Đông Phi vào Nam Sudan, Uganda và bắc Kenya. TS. Anne Wilson từ Trường Y học Nhiệt đới Liverpool cho biết: “Anopheles stephensi là một mối đe doạ lớn tới châu Phi vì lục địa này có tỷ lệ đô thị hoá cao hơn bất kỳ lục địa nào. Các thị trấn và thành phố đang phát triển với tỷ lệ phi thường, và ngay bây giờ chúng ta vẫn chưa có các chương trình phòng chống nào phù hợp để đối phó với loài muỗi này tại các khu vực thành thị”. TS. Wilson cho biết thêm:“Thông thường, sốt rét tại vùng cận hoang mạc Sahara châu Phi là một căn bệnh của vùng nông thôn và chúng tôi chủ yếu kiểm soát nó bằng màn ngủ tẩm thuốc diệt muỗi. Nhưng chúng tôi chưa rõ liệu màn ngủ có hiệu quả trong phòng chống loài muỗi này không. Chúng ta không thể kiểm soát chúng theo cách mà chúng ta vẫn làm lâu nay.” “Vì vậy chúng ta cần phải rút ra các bài học từ các khu vực mà loài này đã được kiểm soát. Chúng ta cần học từ bài học thành công của Ấn Độ. Họ đã đối phó với loài muỗi này tại các khu vực đô thị bằng cách loại bỏ các nơi trú ngụ mà muỗi thích đẻ trứng hoặc xử lý bằng thuốc diệt bọ gậy, và phát động chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng để mọi người biết họ đang chống lại thứ gì”. “Các số liệu ngày một đáng sợ hơn. Chúng ta không có thời gian để trì hoãn. Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ”.
|