Phần 2. Người mang ký sinh trùng sốt rét không triệu chứng: Ổ chứa tiềm tàng & khó khăn trong loại trừ sốt rét trên toàn cầu
Phần 1. Người mang ký sinh trùng sốt rét không triệu chứng: Ổ chứa tiềm tàng & khó khăn trong loại trừ sốt rét trên toàn cầu
Cường độ lan truyền ảnh hưởng đến tỷ lệ NMTKTC như thế nào? Suy diễn kinh điển tại vùng lan truyền thấp, tỷ lệ người nhiễm có triệu chứngthấp hơn ở vùng lan truyền cao vì mức độ miễn dịch quần thể giảm. Qua nghiên cứu gần đây cho biết việc dùng PCR khảo sát thấy tỷ lệ nhiễm không triệu chứng tại các vùng lan truyền khác nhau, chỉ có các nghiên cứu tính toán tỷ lệ nhiễm các loài KSTSR dựa trên thiết kế điều tra cắt ngang dựa vào quần thể, mặc dù các triệu chứng và giai đoạn thời gian tham chiếu định nghĩa NMTKTC khác nhau giữa các nghiên cứu. Dữ liệu cho thấy gia tăng tỷ lệ ổ chứa KSTSR không triệu chứng làm tăng lan truyền. Nghiên cứu phân tử cho tỷ lệ NMTKTC cao, nhưng cũng đồng thời xác định người mang KSTSR phát hiện trên KHV cũng chỉ có 80% số ca có biểu hiện triệu chứng mà thôi. Nghiên cứu tại Brazil, phối hợp phát hiện ca bệnh chủ động và thụ động trong thời gian 14 tháng để xác định các ca mắc mới trong vùng cho thấy có 96/326 (29,4%) ca SR được xác định là NMTKTC. Nghiên cứu cũng ghi nhận không có mối liên quan giữa cường độ lan truyền với tỷ lệ NMTKTC, thông qua xét nghiệm PCR trên các người không triệu chứng với cường độ lan truyền trong 34 nghiên cứu khác nhau tại 38 vùng gồm châu Mỹ Latinh, châu Á, châu Phi. Độ tuổi có ảnh hưởng lên tỷ lệ NMTKTC không? Tại các vùng lan truyền cao, tỷ lệ quần thể nhiễm có xu hướng giảm theo tuổi, ngược lại tỷ lệ nhiễm không triệu chứngtăng theo tuổi do miễn dịch mắc phải và sự hoàn chỉnh của hệ miễn dịch. Một số tiếp cận đích với thuốc đến các ổ chứa NMTKTC bằng hình thức chỉ định điều trị hàng loạt (Mass Drug Administration - MDA), tiếp cận thứ hai là sàng lọc toàn bộ cộng đồng bằng xét nghiệm và chỉ điều trị ca nào nhiễm (Mass screen and Treat - MsaT) và tiếp cận thứ ba là điều trị lặp lại trên các nhóm người có nguy cơ cao mà không cần xét nghiệm hay điều trị dự phòng từng đợt IPT). Ngược với mục tiêu của hai tiếp cận đầu tiên là làm giảm lan truyền bệnh, thì chiến lược IPT được hiểu là làm giảm gánh nặng sốt rét và các hậu quả liên quan trên các nhóm nguy cơ, mặc dù về mặt lý thuyết có thể tác động lên lan truyền và giảm ổ chứa từ nhóm nguy cơ cao rất có ý nghĩa. Các tiếp cận này có thể điều chỉnh bởi tiếp cận đích các vùng địa lý nhỏ hơn như điểm nóng lan truyền hay phối hợp với các biện pháp can thiệp khác, như là theo dõi phát hiện ca bệnh thụ động ở các vùng lan truyền khác nhau. Thêm vào đó, tần số MDA và MSaT có thể hiệu chỉnh tùy theo cường độ lan truyền, theo từng mùa và loại thuốc sử dụng. Tiếp cận dữ liệu NMTKTC có thể làm giảm lan truyền bệnh không?Nghiên cứu chỉ ratiếp cận đích ổ chứa KSTSR không triệu chứng bằng MSaT hoặc MDA cho kết quả giảm lan truyền. Griffn và cộng sự tìm thấy giảm tỷ lệ mắc từ 5-12% ở vùng lan truyền từ thấp đến vừa qua chương trình 15 năm. Tại các vùng lan truyền cao, mô hình MSaT đơn thuần cho kết quả giảm lan truyền rõ rệt. Sử dụng mô hình tương tự, Obina onwujekwe kiểm tra tác động của MDA và MSaT về độ bao phủ, thuốc lựa chọn, thời gian và độ nhạy của kỹ thuật sàng lọc cho thấy MDA cải thiện đáng kể LTSR tại các vùng lan truyền quy mô nhỏ hơn. Tại các vùng lan truyền vừa, áp dụng MDA một đợt không có hiệu quả kéo dài nhưng thực hiện lặp lại có thể làm giảm lan truyền. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng giả dược MDA tại Gambia, châu Phi năm 1999 cho thấy áp dụng một vòng MDA với thuốc SP và liều duy nhất artesunate vào mùa khô cho kết quả giảm tỷ lệ mắc mới sốt rét không bền vững qua 20 tuần theo dõi, hay thử nghiệm ở Ninh Thuận, Việt Nam cũng cho hiệu quả một thời gian sau đó tăng trở lại. Thử nghiệm khác tại Tanzania áp dụng MDA cắt lan truyền thông qua sử dụng liệu trình artesunate và sulfadoxine/pyrimethamin và primaquin để làm sạch giao bào diện rộng và làm giảm lan truyền. Thử nghiệm MDA một vòng bằng liệu trình dihydroartemisinin-piperaquine và primaquin liều thấp mỗi 10 ngày trong vòng 6 tháng tại 17 làng của Campuchia thấy rằng tỷ lệ mắc trên cả trẻ em và người lớn đều giảm đáng kể sau 3 năm từ 52,3% xuống 2,6% qua kiểm tra lam máu. Áp dụng MSaT cho các NMTKTC tiến hành ở quy mô lớn tại Đài Loan, Ấn Độ, Oman, Brazil, Trung Quốc và Philippines đã giúp giảm lan truyền. Trung Quốc cũng có thể đạt LTSR với một tỷ lệ đáng kể vào giữa thế kỷ 20 thông qua phát hiện ca bệnh chủ động, tập trung trên cả người có triệu chứng và không triệu chứng. Mặc dù thành công, song các kinh nghiệm dùng MSaT từ giai đoạn 1950-1990 không có một nhóm chứng và các biện pháp can thiệp thường phối hợp với nhau. Áp dụng MSaT chỉ tại các điểm nóng sốt rét còn gọi là sàng lọc và điều trị có chỉ điểm hay tập trung (focal or focused screen and treat-FSaT). Chương trình PCSR của Zanzibar đã tiến hành trước mùa lan truyền với hoạt động FsaT tại các điểm nóng cho kết quả giảm số ca đáng kể qua thời gian so với nhóm chứng. FSaT dùng PCR ở 20 làng của Campuchia năm 2010 với 6.931 người dân (72,7%) qua thời gian 5 tháng. Tổng số 133 ca nhiễm KSTSR được điều trị thành công, nhưng tác động lên lan truyền vẫn chưa rõ. Tại Zambia, dùng test nhanh chẩn đoán qua phát hiện ca bệnh thụ động có tỷ lệ dương tính cùng với PCR là 8% và ngoài ra PCR còn phát hiện thêm 0,7% ca không có triệu chứng. Tại Việt Nam, nghiên cứu về NMTKTC còn ít, một nghiên cứu đa trung tâm tại các quốc gia Đông Nam Á (Imwong và cs., 2015) vào gồm ả Việt Namcho thấy vùng SRLH nặng, vừa và nhẹ của tỉnh Bình Phước có tỷ lệ NMTKTC lần lượt 14,6%; 9% và 4,6% hoặc nghiên cứu của Huỳnh Hồng Quang và cộng sự (2016) tiến hành tại tỉnh Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Huế đang tiến tới LTSR của cho tỷ lệ NMTKTC chung các vùng lan truyền 2% qua nested-PCR. Nhìn chung, nhiễm KSTSR lặp đi lặp lại qua thời gian theo dõi có thay đổi mức độ miễn dịch quần thể trong vùng có SRLH khác nhau. Trường hợp NMTKTC là nhiễm trùng “thầm lặng”, nếu không điều trị dễ dẫn đến nhiễm trùng mạn tính và kéo dài đến 6 tháng hoặc dài hơn. NMTKTC có thể có mang giao bào cao và tự chúng mất đi thìlàm thay đổi tính nhiễm. Tuy nhiên, tỷ lệ muỗi nhiễm tăng lên từ hậu quả ổ chứa của các nhiễm trùng không triệu chứng có thể cao do phối hợp các lần nhiễm trong cùng quần thể. Tại vùng SRLH thấp, NMTKTC góp phần vào khâu lan truyền, đặc biệt khi có lan truyền theo mùa thì nhóm NMTKTC đóng vai trò như một nguồn nhiễm cho một thế hệ muỗi mới khi bắt đầu mùa mưa. Tiếp cận nhóm NMTKTC nhằm tác động để giảm lan truyền, nhanh chóng loại bỏ ổ chứa quan trọng này tại nhiều vùng, với kỹ thuật sinh học phân tửgiúp phát hiện tỷ lệ NMTKTC. Miễn dịch một phần để sốt rét phát triển thành nhiễm trùng có triệu chứng tại các vùng lưu hành thấp, tuy nhiên sự tồn tại kéo dài của NMTKTC có liên quan phần nào đến thất bại điều trị và tồn lưu KSTSR kháng cần phải điều tra thêm. NMTKTC và sốt rét có triệu chứng góp phần vào lan truyền vẫn còn chưa hiểu hết và chúng đóng vai trò nhiễm trùng tiềm tàng ở cả các vùngvì tỷ lệ ổ chứa không triệu chứng này cần xác định để can thiệp MDA chứ không phải MsaT và có thể xác định các chiến lược hiệu quả. Các can thiệp MSaT, FSaT và MDA là vấn đề an toàn và phát triển kháng thuốc, cũng như xác định các vấn đề tiềm năng có thể xảy ra. Áp dụng MDA có thể phải cân nhắc vấn đề tiềm tàng xuất hiện chủng khángchọn lọc. MsaT có lợi điểm tại các vùng, cho phép can thiệp theo từng lớp từ trên xuống dưới. Hiện một số nghiên cứu chưa đánh giá MSaT, MDA và FSaT trong nhiều vùng có cường độ lan truyền khác nhau, đánh giá so sánh các tiếp cận trực tiếp liên quan đến quản lý ca bệnh và nhiều thông tin về vai trò của NMTKTC tại các vùng lan truyền. Qua đó vai trò của sinh học phân tử trong phát hiện nhóm NMTKTC rất giá trị. Nghiên cứu của Anthony C. (2013) so sánh 2 phương pháp nested-PCR để phát hiện KSTSRvề độ chính xác hai cặp mồi với đích small subunit ribosomal RNA (ssRNA) và vùng liên kết dihydrofolate reductase-thymidylate synthase (dhfr-ts) để phát hiện đặc hiệu loài bằng nested PCR. Độ nhạy và độ đặc hiệu được tính dựa trên chuẩn vàng. Kết quả chỉ ra cặp mồi 18S rRNA có độ nhạy 91,9% và độ đặc hiệu 100%, trong khi cặp mồi dhfr-ts có độ nhạy 51,4% và độ đặc hiệu 100%, nên cặp mồi 18S rRNA có giá trị tốt hơn trong phát hiện. Nghiên cứu củaPeipei Li và cộng sự (2014) dùng nested-PCR phát hiện sốt rét trên mẫu giấy thấm của 1708 người trong điều tra dịch tễ và xét nghiệm PCR trên giấy thấm được so sánh với KHV và nested-PCR chuẩn trên 204 mẫu giấy thấm của các ca có sốt tại Thái Lan và Myanmar. Số liệu cho thấy PCR trên giấy thấm có ngưỡng phát hiện ~ 0,2 KST/μL máu. Với 204 mẫu thực địa, độ nhạy của phương pháp có thể so sánh với nested-PCR chuẩn và cao hơn có ý nghĩa với giêm sa. PCR trên mẫu giấy thấm trong điều tra ngang tại Thái Lan và Myanmar phát hiện NMTKTC lần lượt là 1,9% (12/638) và 6,2% (66/1.070) so với kết quả giêm sa chỉ phát hiện 1,3% (8/638) và 0,04% (4/1.070), nên PCR trên giấy thấm nhạy hơn giêm sa và có độ nhạy cao khi phát hiện NMTKTC. Nghiên cứu tại Savannakhet (Lào) của Tiengkham Pongvongsa và cộng sự (2018) đánh giá động lực lan truyền của P. falciparum không triệu chứng và áp dụng điều trị hàng loạt bằng DHA-PPQ và PQ. Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả và tính an toàn của MDA lên trên nhóm người mang P. falciparum không biểu hiện triệu chứng tại 4 làngcó SRLH. Hai làng được chọn ngẫu nhiên làm MDA sớm gồm 3 vòng với liệu trình 3 ngày DHA-PPQ và PQ, theo dõi 1 năm. Có 1.036 người đựơc đưa vào áp dụng với làng có dùng MDA sớm và 883 trong làng nhóm chứng (không MDA). Điều tra KSTSR mỗi 3 tháng bằng PCR siêu nhạy (ultraPCR-uPCR)tại 4 làng này. Số liệu cho thấy 84% (872/1036) dân tham gia nhóm MDA thì có 90% (781/872) hoàn tất 3 vòng MDA (9 liều). Tại các làng can thiệp MDA, tỷ lệ NMTKTC P. falciparum giảm từ 4,8% xuống còn 0,7% sau 12 tháng. Trong khi đó nhóm chứng giảm từ 17,5% xuống còn 11,6%. Phân tích nhị biến và đa biến về nhiễm P. falciparum thấy giảm có ý nghĩa thống kê khi dùng MDA sớm và hoàn tất 3 vòng liệu trình MDA. Nghiên cứu của Melanie Bannister-Tyrrell và cộng sự (2018) điều tra dịch tễ học phân tử NMTKTC tại tỉnh Ratanakiri, Campuchia với các yếu tố nguy cơ trong LTSR tại 3 làng của Ratanakiri. Phân tích hồi quy giữa nhiễm Plasmodium spp. với các yếu tố sử dụng màn, tần suất làm việc ở ngoài nông trại ban đêm ở người lớn, người già và trẻ em. Các YTNC khác như chất liệu tường vách, mùa vụ, thiết bị bắt sóng vệ tinh, máy móc phục vụ nông trang. Các YTNC không giải thích được sự khác biệt nhiễm trùng Plasmodium spp. giữa các làng mà chỉ cho thấy có sự lan truyền từng giai đoạn trong vùng mà các dân đi rừng và dân di biến động và cần phải can thiệp trên nhóm này. Seleshi Kebede Mekonnen và cộng sự (2014) đánh giá so sánh giêm sa và nested-PCR trong chẩn đoán P. falciparum và P. vivax tại Ethiopia thấy 75% dân Ethiopia có nguy cơ mắc SR với hai loài P. falciparum và P. vivax. KHV xác định loài Plasmodium spp. trên 1.416 bệnh nhân có sốt, có 314 ca dương tính P. falciparum, P. vivax hay nhiễm phối hợp bằng lam máu được kiểm tra lại bằng PCR. Các mẫu máu đầu ngón tay qua phân tích phả hệ di truyền loài Plasmodium spp. tại 3 vùng địa lý khác nhau. Tất cả 314 ca dương tính, có 7 ca (2%) âm tính với phương pháp PCR, trong 180 ca dương tính P. falciparum bằng KHV thì xác định PCR cho thấy có 111 (61,7%) ca, còn lại 44 ca (24,4%) nhiễm P. vivax, 18 ca (10%) nhiễm P. falciparum + P. vivax, 2 ca (1,1%) nhiễm P. falciparum + P. malariae và 5 ca (2,8%) âm tính. Trong số 131 ca chẩn đoán KHV là P. vivax, thì xác định lại PCR là 110 (84%) nhiễm P. vivax đơn thuần, 14 ca (10,7%) nhiễm P. falciparum, 2 ca (1,5%) nhiễm P. malariae, 3 ca (2,3%) nhiễm P. falciparum + P. vivax và ca (1,5%) âm tính. Số liệu trên cho thấy vai trò công cụ PCR khắc phục (+) giả, ca nhiễm phối hợp, một số loài phiên giải nhầm cần lưu ý và cải thiện chẩn đoán. Phát hiện số ca (+) giả bằng PCR có thể cung cấp tỷ lệ mắc thật sự trong vùng địa lý và có tác động quan trọng về mặt dịch tễ. Nghiên cứu của Hofmann N và cộng sự (2015) sử dụng kỹ thuật phân tử siêu nhạy phát hiện P. falciparum bằng khuếch đại nhiều bản sao tại vị trí đích subtelomeric nhằm mục đích đưa ra con số tỷ lệ nhiễm chính xác trong quần thể. Một tỷ lệ lớn NMTKTC được xác định góp phần vào lan truyền bệnh. Các kỹ thuật PCR khác vẫn còn giới hạn do có quá nhiều trình tự đích trong mẫu DNA, nên việc phát hiện trở nên không đầy đủ khi mật độ thấp [20]. Tăng độ nhạy chẩn đoán của qPCR đáng tin cậy trên cả ca mật độ KST rất thấpvà chỉ ra tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng của P. falciparum với đích yếu tố 2 của high-copy telomere-associated repetitive element 2 (TARE-2, 250 bản sao/genome) và giả trình tự gen acidic terminal sequence (varATS, 59 bản sao/genome), XN đạt ngưỡng phát hiện 0,03-0,15 KST/μl trong máu và nhạy gấp 10 lần hơn PCR chuẩn sử dụng 18S rRNA qPCR. Điều tra cắt ngang tại Tanzania, 295/498 mẫu dương tính với uPCR, kính hiển vi đã bỏ sót 169 ca (57%), phương pháp qPCR 18S rRNA bỏ sót 48 ca (16%), trong đó 40% ca mang giao bào được phát hiện nhờ RT-qPCR định lượng Pfs25. Để đưa loại xét nghiệm TARE-2 và varATS sàng lọc quy mô và lượng mẫu lớn thì cần điều chỉnh sao cho thuận lợi, cả hai XN siêu nhạy này đều có giá trị phát hiện trên mẫu có mật độ cực thấp P. falciparum ngay cả dưới ngưỡng phát hiện của phương pháp qPCR 18S rRNA. TARE-2 và varATS qPCRscải thiện ước tính tỷ lệ nhiễm so với trước đây vì các ca nhiễm khác, có lẽ còn nhiễm dưới ngưỡng phát hiện rất nhiều. Tỷ lệ nhiễm tính được trong cộng đồng được xác định rất lớn bởi độ nhạy của công cụ. Ngay cả khi dùng công cụ phân tử chuẩn, tỷ lệ bỏ sót 8% so với siêu nhạy TARE-2 và varATS qPCR này, nên có ý nghĩa quan trọng giúp giám sát cộng đồng tốt hơn về bức tranh dịch tễ sốt rét và đề ra kế hoạch can thiệp. Sau 3 năm, Natalie E Hofmann cùng cộng sự (2018) đánh giá một kỹ thuật phân tử siêu nhạy so với PCR chuẩn đang dùng để điều tra cắt ngang cộng đồng, nhiễm trùng dưới ngưỡng phát hiện KHV là yếu tố góp phần vào lan truyền trong quần thể, nhưng các công cụ hiện nay không đủ đánh giá. Phương pháp siêu nhạy và lấy mẫu phức tạp có thể tối đa hóa khắc phục các nhược điểm XN cổ điển, song khó có thể khả thi áp dụng thường quy tại cộng đồng [27]. Quy trình lấy máu 200 µL trong điều tra cắt ngang tại 2 làng SRLH vừa tỉnh Madang, Papua New Guinea với PCR siêu nhạy định lượng (us-qPCR) cả thể vô tính và giao bào P. falciparum vàP. vivax so với qPCR 18S rRNA, us-qPCR, test nhanh và test nhanh siêu nhạy phát hiện P. falciparum. Điều tra 300 người từ 2016-2017, qPCR chuẩn phát hiện 87/161 ca P. falciparum (54%) và 73/141 ca P vivax (52%) đóng vai trò như một phương pháp tham chiếu. Kết quả cho thấy us-qPCR xác định thêm11 ca (7%) P. falciparum và 14 ca (10%) P. vivax. Tổng số 80/93 ca (86%) nhiễm giao bào P. falciparum và 75/82 ca (91%) giao bào P. vivax bằng us-qPCR. Test nhanh siêu nhạy cũng đã bỏ sót P. falciparum từ các ca đã chẩn đoán qPCR chuẩn, kể cả có giao bào cao. Vì tỷ lệ của P. vivax giảm theo tuổi, nên tỷ lệ nhiễm P. vivax không thể phát hiện bằng qPCR chuẩn. Hầu hết vùng có ổ chứa NMTKTC có tiềm năng lan truyền được xác định bằng us-qPCR với mẫu máu đầu ngón tay. Phân tích thể tích máu lớn hơnphát hiện P. falciparum và P. vivax ở mật độ rất thấp. Nên test nhanh hiện có không thể thay công cụ phân tử tìm P. falciparum.
(còn nữa) --> Tiếp theo Phần 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Bộ Y tế (2020). Quyết định số 2699/QĐ-BYT, ngày 26 tháng 6 năm 2020 về việc Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét. Hà Nội. 2.Abtie Abebaw, Yibeltal Aschale, Asrat Hailu et al., (2022). The prevalence of symptomatic and asymptomatic malaria and its associated factors in Debre Elias communities, Northwest Ethiopia. Malaria Journal (2022) 21:167. 3.Adela Ida Jiram, Choo Huck Ooi, Nor Parina Ismail, Nor Wahida Alias (2019).Evidence of asymptomatic submicroscopic malaria in low transmission areas in Belaga district, Kapit division, Sarawak, Malaysia. Malar J (2019) 18:156. 4.Adu B, Issahaque Q-A, Sarkodie-Addo T, Sinclear CK, EyiaAmpah S (2020). Microscopic and submicroscopic asymptomatic Plasmodium falciparuminfections in Ghanaian children and protection against febrile malaria. Infect Immun 88:e00125-20. 5.Akash Ramaswamy, Chakrapani Mahabala, Animesh Jainet al., (2020). Asymptomatic malaria carriers and their characterization in hotpops of malaria at Mangalore. Trop Parasitol.2020 Jun; 10(1):24-28. 6.Awoke Minwuyelet, Tegegne Eshetu, Dagnaneh Milikit, Yibeltal Aschale (2020). Prevalence and risk factors of asymptomatic Plasmodium infection in Gondar Zuria district, Northwest Ethiopia. Infection and Drug Resistance 2020(13):3969-3975. 7.Pedro Berzosa, Aida de Lucio et al., (2018). Comparison of three diagnostic methods (microscopy, RDT, and PCR) for the detectionof malaria parasites in representative samples from Equatorial Guinea. Malar J (2018) 17:333. 8.Cho Naing, Norah Htet Htet, Maxine A. Whittaker et al., (2022). Detection of asymptomatic malaria in Asian countries: A meta-analysis of diagnostic accuracy. Malaria Journal (2022):21:50. 9.Chen I, Clarke SE, Gosling R et al., (2016). Asymptomatic malaria: A chronic and debilitating infection that should be treated. PLoS Med.;13:e1001942. 10.Dhaneswar Prusty, Nidhi Gupta, Arun Upadhyay, Vijay Kumar Prajapati (2021). Asymptomatic malaria infection prevailing risks for human health and malaria elimination. Infection, Genetics and Evolution, Volume 93, September 2021, 104987 11.Gretchen Newby, Jimee Hwang, Kadiatou Koita, Ingrid Chen et al., (2015). Review of mass drug administration and primaquin use for malaria and its operational challenges. The Malaria Elimination Initiative, Global Health Group, University of California. 12.Hofmann N, Mwingira F, Shekalaghe S, Robinson LJ et al., (2015). Ultrasensitive detection of Plasmodium falciparum by amplification of multi-copy subtelomeric targets. PLoS Med 12(3): e1001788. 13.Imwong M, Nguyen TN, Tripura R, Lee SJ et al., (2015). The epidemiology of subclinical malaria infections in South-East Asia: findings from cross-sectional surveys in Thailand-Myanmar border areas, Cambodia, and Vietnam.Malar J.;14:381. 14.Isaac Ghinai, Jackie Cook, Teddy Tun Win Hla et al., (2017). Malaria epidemiology in Central Myanmar: Identification of a multispecies asymptomatic reservoir of infection.Malar J (2017)16:16. 15.Joseph Okebe, Teun Bousema, Gian Luca Di Tanna et al., (2014). The gametocytocidal efficacy of primaquin in malaria asymptomatic carriers treated with dihydroartemisinin-piperaquine in the Gambia: Study protocol for a randomised controlled trial. Trials (2015)16:70. 16.Kimberly M. Fornace, Nor Afizah Nuin, Martha Betson, Chris J. Drakeley et al., (2016). Asymptomatic and submicroscopic carriage of Plasmodium knowlesi malaria in household and community members of clinical cases in Sabah, Malaysia. The Journal of Infectious Diseases, 2016;213:784-7. 17.Lucio Luzzatto, Paolo Arese (2018). Favism and the glucose-6-phosphate dehydrogenase deficiency. N Engl J Med 2018; 378:60-71. 18.Maria Koromina, Maria Theodora Pandi, Volker M. Lauschke (2019). The ethnogeographic variability of genetic factors underlying G6PD defciency. Pharmaceutical research, 173(2021):105904. 19.Nguyen TN, Von Seidlein L, Nguyen TV et al., (2018). The persistence and oscillations of submicroscopic Plasmodium falciparum and Plasmodium vivax infections over time in Vietnam: An open cohort study. Lancet Infect Dis. 2018; 18:565-572. 20.Pfeffer DA, Ley B, Howes RE, Adu P, Bansil P et al., (2020). Quantification of glucose-6-phosphate dehydrogenase activity by spectrophotometry: A systematic review and meta-analysis. PLoS Med 17(5): e1003084 21.Natalie E Hofmann, Maria Gruenberg, Alice Ura et al.,(2018). Assessment of ultra-sensitive malaria diagnosis versus standard molecular diagnostics for malaria elimination: An in-depth molecular community cross-sectional study.Lancet Infect Dis 2018;18:1108-16. 22.Lorenz von Seidlein, Jordi Landier, Thuy Nhien Nguyen et al., (2019). The impact of targeted malaria elimination with mass drug administrations on falciparum malaria in Southeast Asia: A cluster randomised trial. PLoS Med 16(2): e1002745. 23.Thuy Nhien Nguyen, Huynh Hong Quang, Lorenz von Seidein, Nicholas J. White, Tran Tinh Hien et al., (2017). Community perceptions of targeted anti-malarial mass administration in two provinces in Vietnam: A quantitative survey. Malaria journal (2017): 16:17. 24.Melanie Bannister-Tyrrell, Set Srun, Vincent Sluydts et al., (2018).Importance of household-level risk factors in explaining microepidemiology of asymptomatic malaria infections in Ratanakiri province, Cambodia. Scientific report8:11643. 25.Obinna onwujekwe,Eric Obikeze et al., (2010). Improving quality of malaria treatment services: Assessing inequities in consumers' perceptions and providers' behaviour in Nigeria. Int. J. for Equity in Health, 9:22. 26.Paul M. Hayuma, Christian W. Wang, Edwin Liheluka, Vito Baraka, Rashid A. Madebe, Daniel T. R. Minja, Gerald Misinzo, Michael Alifrangis, John P. A Lusingu et al.,(2021).Prevalence of asymptomatic malaria, submicroscopic parasitaemia and anaemia in Korogwe District, north-eastern Tanzania. Malar J (2021) 20:424. 27.Stephanie I, StudnibergGarnhamDiana S Hansenet al., (2022). Molecular profiling reveals features of clinical immunity and immunosuppression in asymptomatic P. falciparum malaria. Molecular Systems Biology, 18:e10824 28.Tiengkham Pongvongsa, Koukeo Phommasone, Bipin Adhikariet al., (2018). The dynamic of asymptomatic P. falciparum infections following mass drug administrations with dihydroarteminisin-piperaquin plus a single low dose of primaquin in Savannakhet province, Laos. Malar J (2018) 17:405. 29.Sarah Auburn, Qin Cheng, Jutta Marfurt, Ric N. Price (2021). The changing epidemiology of Plasmodium vivax: Insights from conventional and novel surveillance tools. PLoS Med 18(4): e1003560 30.Shehu S. Awandu, Jaishree Raman, Takalani I. Makhanthisa, Philip Kruger, John Frean, Teun Bousema, Jandeli Niemand, Lyn‑Marie Birkholtz (2018). Understanding human genetic factors infuencing primaquine safety and efcacy to guide primaquine roll-out in a preelimination setting in southern Africa. Malar J (2018) 17:120 31.WHO (2022). World Malaria Report. 32.Yan Zhao, Jie Zeng, Yonghong Zhao, Qingyang Liu, Yang He, Jiaqi Zhang, Zhaoqing Yang, Qi Fan, Qinghui Wang, Liwang Cui, Yaming Cao (2019). Risk factors for asymptomatic malariainfections from seasonal cross-sectional surveys along the China-Myanmar border. Malar J (2018) 17:247.
|