Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 4 0 3 6
Số người đang truy cập
5 5 6
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Cập nhật thông tin các bệnh do muỗi truyền trên thế giới và Việt Nam (Phần 2-Tiếp theo)

 Tiếp theo Phần 1


2.Sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh virus do muỗiAedessp. truyền, nguyên nhân do virus Dengue(DENV) gây ra và thường phổ biến ở các vùng có khí hậu ấm, vùng khí hậu nhiệt đới. Có 4 týp virus Dengue gây bệnh ở người gồm Dengue 1 (DENV-1), Dengue 2 (DENV-2), Dengue 3 (DENV-3) và Dengue 4 (DENV-4). Tỷ lệ nhiễm các týp này thay đổi theo từng vùng địa lý cụ thể. Hầu hết người nhiễm virussẽ không có các triệu chứng, nhưng với những người nhiễm bệnh có triệu chứng thì các triệu chứng thường gặp gồm sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ thể, buồn nôn và phát ban. Hầu hết các triệu chứng này sẽ kéo dài trong khoảng 1-2 tuần.

Một số người tiến triển nặng và cần được chăm sóc tại bệnh viện, các trường hợp này có thể biến chứng gây tử vong. Chúng ta có thể giảm nguy cơ nhiễm virus DENV bằng cách tránh muỗi đốt, đặc biệt vào ban ngày.Các phương thức lan truyền:

Lan truyền thông qua muỗi đốt: Lan truyền virusDengue sang người chủ yếu thôngqua muỗi cái nhiễm virus đốt, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Các loài kháctrong giống Aedessp. cũng có thể được xem như là véc tơ nhưng vai trò của chúng là thứ yếu so với véc tơ chính Aedesaegypti. Riêng năm 2023, sự gia tăng lan truyền SXHD tại chỗ thông qua muỗi Ae. albopictus đã được ghi nhận tại châu Âu.Sau khi muỗi đốt người bị nhiễmvirus Dengue (DENV), virus nhân lên trong ruột của muỗi trước khi di chuyển sang các mô thứ cấp, bao gồm cả tuyến nước bọt. Thời gian cần thiết từ khi đốt máu người nhiễm virusđến khi truyền cho người khác gọi là giai đoạn ủ bệnh bên ngoài (EIP). Thời gian ủ bệnh trong cơ thể muỗi kéo dài khoảng 8-12 ngày nhiệt độ môi trường khoảng 25-28°C.Sự thay đổi trong thời kỳ ủ bệnh bên ngoài không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ môi trường mà còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như mức độ biến động nhiệt độ hàng ngày, kiểu gen virusDengue và nồng độ virus ban đầu cũng có thể thay đổi thời gian muỗi truyền virus Dengue cho người.Một khi muỗi truyền được virusDengue cho người thì muỗi có thể truyền virus trong suốt quãng đời còn lại.


Hình 5. Phân bố sốt xuất huyết trên phạm vi toàn cầu năm 2023

Lan truyền từ người sang muỗi: Muỗi có thể bị nhiễm khi đốt những người nhiễm DENV. Đây có thể là những người bị sốt xuất huyết có triệu chứng, người bị nhiễm chưa có triệu chứng (họ đã có tiền triệu chứng), nhưng cũng có thể là những người không có dấu hiệu bệnh (họ không có triệu chứng).

Sự lan truyền từ người sang muỗi có thể xảy ra 2 ngày trước khi người mắc có triệu chứng lâm sàng và tối đa 2 ngày sau khi hết sốt.Nguy cơ muỗi nhiễm virus Dengue có liên quan đến bệnh nhân có sốt cao và lượng virus trong máu cao. Ngược lại, nồng độ kháng thể (Ab) đặc hiệu với DENV cao có liên quan đến việc giảm nguy cơ muỗi nhiễm virus Dengue. Hầu hết mọi người bị nhiễm có virus trong máu khoảng 4-5 ngày, nhưng lượng virus trong máu có thể kéo dài đến 12 ngày.


Hình 6. Bản đồ phân bố muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus

Lây truyền từ mẹ sang con: Phương thức lan truyền chính từ người sang người thông qua véc tơ truyền bệnh là muỗi AedesTuy nhiên, cũng có bằng chứng về khả năng lây truyền từ mẹ sang con (từ mẹ mang thai sang con). Đồng thời, tỷ lệ lây truyền dọc thấp và dường như liên quan đến thời điểm mắc SXHD trong giai đoạn thai kỳ. Khi người mẹ mang thai nhiễm DENV thì trẻ sơ sinh có thể bị sinh non, nhẹ cân và sẩy thai.

Gánh nặng bệnh trên toàn cầu:Theo đánh giá của TCYTTG thì tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đã gia tăng đáng kể trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần đây với hơn một nữa dân số thế giới có nguy cơ nhiễm và số ca mắc được báo cáo đã tăng từ 505.430 ca vào năm 2000 lên 5,2 triệu vào năm 2019. Hằng năm có khoảng 36.000 ca tử vong trên toàn thế giới.

Sốt xuất huyết hiện đang lưu hành ở hơn 100 quốc gia thuộc khu vực châu Phi, châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Riêng châu Mỹ, Đông Nam Á và các khu vực Tây Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, trong đó châu Á chiếm khoảng 70% gánh nặng toàn cầu.Sốt xuất huyết đang lây lan sang các khu vực mới bao gồm cả châu Âu và các đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết đang xảy ra. Lây nhiễm tại chỗ được báo cáo lần đầu tiên ở Pháp và Croatia vào năm 2010 và các trường hợp nhập khẩu được phát hiện ở 3 nước châu Âu khác.

Số ca mắc sốt xuất huyết lớn nhất từng được báo cáo trên toàn cầu là vào năm 2019 tại 129 quốc gia. Tất cả các khu vực đều bị ảnh hưởng và lan truyền sốt xuất huyết được ghi nhận lần đầu tiên ở Afghanistan. Khu vực châu Mỹ báo cáo có 3,1 triệu trường hợp, với hơn 25.000 trường hợp được phân loại là bệnh nghiêm trọng. Một số lượng lớn các trường hợp đã được báo cáo ở Bangladesh (101.000), Malaysia (131.000) Philippines (420.000), Việt Nam (320.000) ở châu Á.

Sau đó số ca mắc SXHD giảm nhẹ trong giai đoạn 2020-2022 do đại dịch COVID-19. Đến năm 2023, số ca mắc đã gia tăng đáng kể trên phạm vi toàn cầu cả về số ca mắc lẫn quy mô bùng phát dịch và mở rộng sang các vùng trước đây chưa ghi nhận ca mắc với hơn 5 triệu ca và hơn 5.000 ca tử vong liên quan đến SXHD, gần với mức cao trong lịch sử được ghi nhận và được báo cáo tại hơn 80 quốc gia/vùng lãnh thổ ở 5 khu vực như sau: Châu Phi, châu Mỹ, Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và Đông Địa Trung Hải trên toàn cầu. Gần 80% số trường hợp bệnh (khoảng 4,1 triệu ca) được báo cáo ở khu vực châu Mỹ.

Có một vài yếu tố liên quan đến sự gia tăng nguy cơ lan rộng dịch sốt xuất huyết gồm sự thay đổi phân bố véc tơ (chủ yếu là Aedes aegypti Aedes albopictus), đặc biệt ở các quốc gia trước đó không lưu hành bệnh; hậu quả của hiện tượng El Nino trong năm 2023 và biến đổi khí hậu dẫn đến gia tăng nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm; các hệ thống y tế suy yếu trong đại dịch COVID-19; và sự bất ổn về chính trị và tài chính ở các nước đối mặt với các cuộc khủng hoảng nhân đạo phức tạp và sự di dân trên vi mô lớn.


Hình
7. Thực trạng sốt xuất huyết Dengue trên thế giới (WHO, 2023)

SXHD là bệnh lưu hành và cũng là bệnh ghi nhận nhiều ca mắc nhất so với các bệnh do muỗi truyền khác tại Việt Nam. Các véc tơ có mắt khắp mọi nơi, tập trung chính ở các khu vực đô thị, khu đông dân cư và đây cũng là nơi ghi nhận nhiều ca mắc nhất so với các khu vực khác. Điểm đang lưu ý, trước đây bệnh lưu hành chính ở các khu vực đô thị, bán đô thị nhưng hiện nay bệnh mở rộng ra nhiều vùng sinh thái khác nhau, kể cả khu vực miền núi nơi mà trước đây ghi nhận chủ yếu là bệnh sốt rét. Điều nay cho thấy thách thức lớn trong cuộc chiến chống lại bệnh SXHD ở Việt Nam.

So với thế giới thì Việt Nam là một trong năm quốc gia có gánh nặng sốt xuất huyết nặng nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đợt dịch sốt xuất huyết lớn nhất được ghi nhận vào năm 2022 với khoảng 361.813 trường hợp mắc, trong đó có 133 trường hợp tử vong. Số mắc tăng gấp 5 lần và số tử vong tăng 107 trường hợp so với năm 2021.

Đến năm 2023, cả nước ghi nhận hơn 172.000 ca mắc với 43 ca tử vong do SXHD, so với năm 2022 thì số ca mắc năm 2023 giảm khoảng 54% và số ca tử vong giảm khoảng 72%. Trước đây dịch bùng phát chủ yếu ở khu vực phía Nam thì trong năm 2023 lần đầu tiên số ca mắc tại Hà Nội tăng cao và dịch kéo dài khác thường so với trước đây. Có 05 tỉnh/thành phố có số ca mắc cao nhất cả nước gồm Hà Nội (36.795 ca), Hồ Chí Minh (17.257 ca), Gia Lai (6.532 ca), Đồng Nai (5.508 ca) và Bình Dương (5.092).


Hình 8. Phân bố các nhóm bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu năm 2023

3. Bệnh do virusZika

Sốt Zika còn được gọi là bệnh dovirus Zika, đây là bệnh cũng do muỗiAedes truyền nguyên nhân do virus Zika gây ra. Virus Zika lần đầu tiên xác định ở khỉ Rhesus macaque tại Uganda vào năm 1947 và sau đó được xác định lần đầu tiên ở người vào năm 1952 tại Uganda và Tanzania. Từ đó dịch bệnh đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia châu Phi, châu Mỹ, châu Á và Thái Bình Dương.

Có nhiều trường hợp nhiễm virus Zikakhông có triệu chứng, nhưng với các ca có triệu chứng thì thường giống với bệnh SXHD. Trong một số trường hợp những phụ nữ nhiễm virus Zika khi mang thai sẽ sinh ra những đứa trẻ mắc bệnh nghiêm trọngvà có thể gây tàn tật suốt đời cũng như liên quan đến hội chứng Guillain-Barré (WHO, 2019).


Hình 9. Thực trạng lan truyền virus Zika trên thế giới (WHO, 2022)

Phương thức lan truyền bệnh

VirusZika chủ yếu lây truyền qua vết đốt của muỗi bị nhiễm virus thuộc giống Aedes (Stegomyia), chủ yếu là loài Aedes aegypti, loài này phân bố chính ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhất là tại các đô thị, khu đông dân cư. Muỗi Aedes thường đốt vào ban ngày và những loài muỗi này cũng truyền SXHD, chikungunya và sốt vàng trên toàn thế giới. Ngoài ra, virusZika cũng lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, cũng như lây truyền qua quan hệ tình dục, truyền máu và có thể thông qua cấy ghép nội tạng ở người.

Gánh nặng bệnh trên toàn cầu

Virus Zika gần như không hoạt động trong 6 thập kỷ qua, cho đến năm 2015, các đợt bùng phát dịch Zika trên toàn cầu được ghi nhận ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á và Thái Bình Dương. Năm 2015, lần đầu tiên báo cáo dịch do virus Zika lan truyền tại chỗ xảy ra ở Brazil và được tuyên bố bệnh do virus Zika là tình trạng khẩn cấp y tế cộng đồng quốc gia sau khi nhiều nhà nghiên cứu và các bác sĩ báo cáo sự gia tăng số ca đầu nhỏ liên quan đến nhiễm virus Zika. Năm 2016, TCYTTG tuyên bố gần đây nhiều ca đầu nhỏ và các rối loạn thần kinh khác được báo cáo ở Brazil là tình trạng khẩn cấp y tế cộng đồng trên toàn cầu.

Từ năm 2015-2016, virus Zika tiếp tục lan rộng ra 75 quốc gia và là nguyên nhân gây dịch ở châu Mỹ và Thái Bình Dương và lần đầu tiên bùng phát dịch do virus Zika được báo cáo ở Mỹ, châu Phi và Đông Nam Á. Từ năm 2017, số ca nhiễm virusZika trên toàn cầu có xu hướng giảm, tuy nhiên sự lan truyền virus ở mức độ thấp trong cộng đồng cũng ghi nhận tại châu Mỹ và các quốc gia lưu hành khác. Ngoài ra, các trường hợp mắc bệnh tại chỗ do virusZika lây truyền qua muỗi đầu tiên đã được báo cáo ở châu Âu vào năm 2019 và bùng phát virus zika được phát hiện ở Ấn Độ vào năm 2021. Cho đến nay, tổng cộng có 89 quốc gia và vùng lãnh thổ đã báo cáo bằng chứng về nhiễm virusZika lây truyền qua muỗi. Tuy nhiên, hiện nay việc giám sát vẫn còn hạn chế trên phạm vi toàn cầu.

Trước năm 2015, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc virus Zika, nhưng kể từ tháng3/2016 đến ngày 12/6/2017, cả nước ghi nhận 246 trường hợp dương tính với virus Zika tại 15 tỉnh/thành phố. Trong đó có 01 trường hợp trẻ 4 tháng tuổi mắc chứng đầu nhỏ nghi liên quan đến virus Zika tại tỉnh Đắk Lắk. Kể từ đó đến nay số trường hợp dương tính với virus Zika giảm đáng kể và chỉ xuất hiện rải rác ở một số tỉnh thành tại Việt Nam.

4. Sốt Chikungunya

Chikungunya là bệnh virusdo muỗi truyền nguyên nhân do virusChikungunya (CHIKV) gây ra, đây là một loại virus RNA thuộc chi alphavirus họ Togaviridae.Các triệu chứng thường giống với SXHD và Zika, nên bệnh chikungunyadễ chẩn đoán nhầm. Khi nhiễm virus thường có các triệu chứng gồm sốt, viêm kết mạc, đau đầu, buồn nôn, phát ban, cơ thể suy nhược, đau cơ và sưng khớp.


Hình
10. Phân bố tỷ lệ mắc trên 100.000 dân từ tháng 1 đến 3 năm 2024(Nguồn: ECDC)

Phương thức lan truyền bệnh:

Chikungunya là một bệnh do virus lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua vết đốt muỗi Aedes (Stegomyia) aegypti và Aedes (Stegomyia) albopictusnhiễm virus, cả hai loài này cũng có thể truyền SXHDvà virusZika. Tập tính của hai loài này là đốt chủ yếu vào ban ngày với đỉnh hoạt động chính là lúc sáng sớm và chiều tối. Người là vật chủ chính của virus trong giai đoạn dịch bệnh. Muỗi Aedes bị nhiễm virus khi đốt máu người đã nhiễm virustrong tuần đầu tiên của bệnh.

Ngoài con đường lan truyền thông qua muỗi nhiễm đốt thì lan truyền thông qua đường máu cũng có thể xảy ra. Các ca nhiễm virus đã được ghi nhận ở các nhân viên phòng thí nghiệm xử lý máu bị nhiễm hay các nhận viên y tế lấy máu từ bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Lan truyền virus từ người mẹ trong khi sinh cũng đã được ghi nhận khi máu của mẹ có virus khi sinh. Virus chikungunya không được tìm thấy trong sữa mẹ.

Gánh nặng bệnh

Virus lần đầu xác định vào năm 1952 tại Tanzania và sau 50 năm được phân lập thì virus gây ra nhiều đợt bùng phát dịch ở châu Á và châu Phi. Các đợt bùng phát dịch bệnh ở các đô thị được ghi nhận tại Thái Lan vào năm 1967 và Ấn Độ những năm 1970. Kể từ năm 2004, bệnh lây lan nhanh và bùng phát dịch thường xuyên hơn, nguyên nhân một phần là do sự thích nghi nên virus dễ dàng lây lan hơn thông qua muỗi Ae. albopictus. CHIKV hiện nay đã được xác nhận có mặt tại hơn 110 quốc gia ở châu Á, Phi, châu Âu và châu Mỹ. Sự lan truyền đã bị gián đoạn ở các quần đảo nơi mà tỷ lệ dân số nhiễm cao và có miễn dịch. Tuy nhiên lan truyền thường tồn tại ở những quốc gia mà phân lớn dân số chưa nhiễm.

Tất cả những khu vực trên thế giới có mặt của muỗi Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus hiện đã có sự lan truyền do muỗi tại chỗ kể cả Việt Nam.

Bệnh do virus Chikungunya, tại Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ, tuy nhiên thông qua một số nghiên cứu gần đây cũng đã xác định được tỷ lệ nhất định bệnh nhân nhiễm virus Chikungunya. Như vậy, đến thời điểm này tại Việt Nam, bệnh SXHD, bệnh do virus Chikungunya và Zika đều được ghi nhận, trong đó SXHD là bệnh phổ biến nhất với số ca mắc và tử vong hàng năm luôn ở mức cao, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng.


Còn nữa
à
Tiếp theo Phần 3

Ngày 03/06/2024
TS. Đỗ Văn Nguyên & TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét - KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích