Cập nhật thông tin các bệnh do muỗi truyền trên thế giới và Việt Nam (Phần 3-Tiếp theo)
Tiếp theo Phần 2 5. Sốt vàng (Yellow fever)
Sốt vàng là một bệnh virusdo muỗi truyền và hiện đã có vắc xin phòng bệnh. Hầu hết các ca nhiễm có các triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, chán ăn, buồn nôn, đau cơ (đặc biệt là ở lưng) và đau đầu. Các triệu chứng có xu hướng cải thiện trong vòng 5 ngày, tuy nhiên mỗi năm cũng có khoảng 30.000 người trên thế giới chết vì bệnh sốt vàng. Lan truyền bệnh: Virus sốt vàng là virus ARN thuộc giống Flavivirus nó liên quan virus West Nile, bệnh viêm não Sts. Louis và viêm não Nhật Bản. Virus sốt vàng lây truyền chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes sp. hay Haemagogus sp. nhiễm virus. Muỗi nhiễm virus thông qua đốt máu vật chủ là con người hoặc động vật linh trưởng và sau đó có thể truyền virus sang người hoặc động vật linh trưởng khác. Người nhiễm virus sốt vàng có thể truyền sang muỗi ngay trước khi khởi phát các triệu chứng và kéo dài 5 ngày sau khi khởi phát các triệu chứng. Virus sốt vàng có 3 con đường lan truyền gồm rừng núi, các thảo nguyên và đô thị, cụ thể như sau: Lan truyền ở khu vực rừng núi: Liên quan đến lan truyền virus giữa các động vật linh trưởng và các loài muỗi sống trong rừng. Virusđược lan truyền từ động vật linh trưởng sang người thông qua muỗi nhiễm virusđốt khi con người lam việc trong rừng. Khu vực châu Phi: Lan truyền được tìm thấy trong môi trường trung gian ở các thảo nguyên liên quan đến việc truyền virus từ muỗi sang con người đang sống và làm việc ngay tại các bìa rừng rậm. trong chu kỳ lan truyền này, virus có thể truyền từ người sang người hoặc từ khỉ sang người thông qua muỗi đốt. Lan truyền tại các đô thị: virus được lan truyền từ người này sang người khác thông qua muỗi nhiễm virus đốt, chủ yếu là muỗi Aedes aegyptisống tại các đô thị. Chu kỳ lan truyền này là do người nhiễm virus đã từng làm việc hay sống trong hoặc gần rừng mang về các đô thị. Gánh nặng bệnh sốt vàng trên toàn cầu: Bệnh lưu hành ở các vùng nhiệt đới của châu Phi và Nam Mỹ. Theo báo cáo của TCYTTG cho biết, riêng châu Phi trong năm 2013 ước tính có khoảng 84.000-170.000 ca bệnh nặng và 29.000-60.000 ca tử vong ghi nhận trong khu vực. Đến năm 2023, TCYTTG ghi nhận có 47 quốc gia ở châu Phi (34 quốc gia), Trung và Nam Mỹ (13 quốc gia) lưu hành bệnh sốt vàng. Những du khách đến các quốc gia lưu hành bệnh sốt vàng có thể mang bệnh đến các quốc gia khác không có bệnh sốt vàng. Do vậy để ngăn chặn sự xâm nhập bệnh, nhiều quốc gia yêu cầu phải tiêm vắc xinphòng bệnh sốt vàng trước khi cấp thị thực, đặc biệt là những du khách đến hoặc đã đến thăm các vùng lưu hành bệnh sốt vàng. Hình 11. Phân bố ca bệnh sốt vàng theo quốc gia ở khu vực châu Phi năm 2020
Tại Việt Nam, theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì bệnh sốt vàng thuộc nhóm A và hiện chưa ghi nhận ca bệnh, tuy nhiên nguy cơ vẫn rất cao trong bối cảnh chúng ta hội nhập sâu rộng với thế giới và Viêt Namluôn có mặt các véc tơ truyền bệnh kể cả bệnh sốt vàng là muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus. Vì vậy, biện pháp tăng cường kiểm dịch y tế biên giới là rất quan trọng nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, quản lý những trường hợp nghi mắc sốt vàng có thể xâm nhập. 6. Viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản là bệnh viêm não viruscấp tính hệ thần kinh trung ương nguyên nhân do virus viêm não Nhật Bản gây ra, là một bệnh nặng, nguy cơ tử vong và di chứng cao.Virus lưu hành ở nhiều quốc gia châu Á và được lan truyền thông qua muỗi nhiễm virusđốt. Trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh virus viêm não Nhật Bản là vào năm 1871 tại Nhật Bản và hiện nay ghi nhận 68.000 ca lâm sàng mỗi năm. Tại Việt Nam thì bệnh lưu hành cả thành thị và nông thôn. Virus viêm não Nhật Bản được lan truyền sang người thông qua muỗi Culexsp. nhiễm virus (chủ yếu là Culex tritaeniorhynchus). Con người khi đã nhiễm bệnh thì lượng virus nhân lên trong cơ thể không đủ truyền cho muỗi khi muỗi đốt. Virus tồn tại theo chu kỳ lan truyền giữa muỗi, lớn và các loài chim nước, đây là chu kỳ lan truyền ở động vật. Bệnh này chủ yếu được tìm thấy ở các vùng nông thôn và ngoại ô, nơi con người sống gần hơn với các vật chủ có xương sống. Hầu hết khu vực ôn đới châu Á, virusviêm não Nhật Bản lây truyền chủ yếu vào mùa ấm, khi đó dịch bệnh lớn có thể xảy ra. Ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, sự lây truyền có thể xảy ra quanh năm nhưng thường tăng cường vào mùa mưa và thời kỳ trước thu hoạch ở các vùng trồng lúa.
Hình 12. Các nước và khu vực có nguy cơ nhiễm virus viêm não Nhật Bản(WHO, 2018)
Gánh nặng bệnh: Bệnh viêm não Nhật Bản không có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng hiện nay đã có vắc xin antoàn và hiệu quả để phòng bệnh. Hiện nay WHO đã đưa khuyến nghị nên đưa vắc xin phòng bệnh vào tiêm chủng quốc gia ở tất cả các khu vực nơi mà bệnh viêm não Nhật Bản được công nhận là một vấn đề y tế cộng đồng. Theo đánh giá của TCYTTG, có 24 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương có lan truyền bệnh virus Viêm Não Nhật Bản với hơn 3 tỷ người có nguy cơ nhiễm bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh hàng năm giữa các quốc gia và trong các quốc gia lưu hành bệnh là khác nhau từ <1 đến >10 trên 100.000 dân hoặc cao hơn trong thời gian bùng phát dịch bệnh. Trên toàn cầu ước tính có gần 68.000 ca lâm sàng mỗi năm, khoảng 13.600 – 20.400 ca tử vong. Virus ảnh hưởng chủ yếu ở trẻ em. Hầu hết người trưởng thành ở các quốc gia lưu hành có miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm từ nhỏ, nhưng bất kỳ ở độtuổi nào cũng có thể nhiễm virus. Tại Việt Nam, bệnh lưu hành trên phạm vi cả nước. Khu vực miền Nam, bệnh có rải rác quanh năm, khu vực miền Bắc, bệnh thường lưu hành theo mùa, hay gặp từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa mưa, đỉnh cao là tháng 6- tháng 7, với các ổ dịch hay gặp ở trung du - miền núi phía Bắc.Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi và khi nhiễm bệnh thì nguy cơ tử vong và di chứng cao. Hiện nay bệnh nằm trong chương trình “Tiêm chủng mở rộng quốc gia” cho trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi tiêm hoàn toàn miễn phí. 7. Giun chỉ bạch huyết (Lymphatic filariasis) Bệnh giun chỉ bạch huyết hay còn gọi là bệnh phù chân voi đây là bệnh nhiệt đới bị lãng quên. Bệnh nguyên nhân do nhiễm ký sinh trùng giun chỉ thuộc họ Filariodidea với 3 loài gồmWuchereria bancrofti – gây ra 90% các ca bệnh, Brugia malayi- gây ra hầu hết các ca bệnh còn lại và Brugia timori – cũng là nguyên nhân gây bệnh ở người. Đây là những loài ký sinh trùng ở người vì nguồn vật chủ là động vật có vài trò dịch tễ không đáng kể hoặc không có. Riêng tại Việt Nam có hai loài giun chỉ gây ra hầu hết các ca bệnh gồm Wuchereria bancrofti và Brugia malayi, trong đó Brugia malayi chiếm phần lớn các ca nhiễm (trên 90%). Hình 13. Phân bố bệnh giun chỉ bạch huyết vàđiều trị dự phòng ở các nước lưu hành Nguồn: WHO, 2023
Phương thức lan truyền bệnh: Véc tơ truyền giun chỉ do Brugia spp. là các loài muỗi thuộc giống Mansonia và Aedes. Riêng với loài gây bệnh phổ biến ở người Wuchereria bancrofti được lan truyền qua nhiều loài muỗi khác nhau, tùy thuộc vào sự phân bố địa lý của các loài muỗi đó. Trong đó, các loài Aedes spp., Anopheles spp., Culex spp., Mansonia spp., và Coquillettida juxtamansonia.Muỗi Culexsp. phổ biến khắp các khu vực đô thị và bán đô thị, giống Anophelessp. chủ yếu được tìm thấy ở khu vực nông thôn, miền núi và Aedessp. chủ yếu ở các đảo đặc hữu ở Thái Bình Dương. Khi muỗi cái nhiễm giun chỉ khi đốt máu vật chủ thì các giun chỉ này phát triển thành ấu trùng trong cơ thể muỗi. Khi muỗi nhiễm ấu trùng đốt người, các ấu trùng này xâm nhập vào da và từ đó xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, ấu trùng di chuyển đến các mạch bạch huyết nơi chúng phát triển thành giun trưởng thành, do đó tiếp tục chu kỳ lây truyền mới. Gánh nặng bệnh giun chỉ Theo TCYTTG thì tính đến năm 2018, có 51 triệu người đã bị nhiễm bệnh- giảm 74% so với năm 2000, đây là năm màTổ chức Y tế Thế giới đã khởi động Chương trình toàn cầu loại bỏ bệnh giun chỉ bạch huyết.Kết quả đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh nhiễm trùng thông qua việc điều trị hàng năm, quy mô lớn cho những người đủ điều kiện ở những khu vực có sự lây nhiễm. Vào năm 2020, hơn 860 triệu người sống ở những khu vực có đủ mức độ lây nhiễm để cần điều trị hàng năm. Đến năm 2021, khoảng 882,5 triệu người ở 44 nước đang sống ở những khu vực cần uống thuốc dự phòng để ngăn chặn sự lây lan của ký sinh trùng. Ước tính trên toàn cầu về số người bị ảnh hưởng bởi bệnh giun chỉ bạch huyết là 25 triệu nam giới bị tràn dịch màng tinh hoàn và hơn 15 triệu người bị phù bạch huyết. Ít nhất 36 triệu người vẫn còn mắc các biểu hiện bệnh mãn tính này. Loại bỏ bệnh giun chỉ bạch huyết có thể ngăn ngừa những đau khổ không cần thiết và góp phần giảm nghèo. Riêng tại Việt Nam, trước đây là bệnh lưu hành ở nhiều vùng khác nhau trong cả nước, tuy nhiên với sự thành công của Việt Nam trong Chương trình Loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết thì đến tháng 10/2018 tổ chức Y tế thế giới đã cấp chứng nhận Loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết cho Việt Nam. Còn nữa àTiếp theo Phần 4
|