Véc tơ và phân bố các véc tơ theo từng quốc gia trong khu vực Đông và Nam Á
Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) phân chia các quốc gia trên toàn cầu thành 6 khu vực, trong đó khu vực Đông và Nam Á có 11 thành viên với gần 2 tỷ người gồm Bangladesh, Bhutan, Triều Tiên, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Thailand, Đông Timor, riêng Việt Nam nằm ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Đây là một trong những khu vực lưu hành nhiều bệnh do muỗi truyền và cũng là trung tâm y tế toàn cầu. Theo TCYTTG (WHO, 2020) cho biết các bệnh do véc tơ truyền chiếm khoảng 17% tổng gánh nặng các bệnh truyền nhiễm toàn cầu và hơn 700.000 ca chết mỗi năm. Với hơn 80% dân số sống ở khu vực có nguy cơ nhiễm từ hai hay nhiều hơn hai bệnhdo véc tơ truyềnchính. Hàng năm có hơn 1 tỷ người nhiễm một bệnh do vector truyền. Đặc biệt, Đông và Nam Á là khu vực bị ảnh hưởng lớn. Trong năm 2018, khu vực báo cáo hơn 8 triệu ca nhiễm sốt rét với hơn 11.600 ca tử vong. Trong 50 năm qua, tỷ lệ mắc SXHD đã gia tăng hơn 30 lần, hơn 52% dân số có nguy cơ mắc SXHD và bệnh này lưu hành ở 10/11 quốc gia trong khu vực. Chikungunya là bệnh lưu hành ở tất cả các quốc gia thành viên ngoại trừ Đông Timor và Triều Tiên. Virus Zika đã báo cáo ở các quốc gia gồm Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Maldives. Khu vực Đông và Nam Á chiếm 58% gánh nặngtrên toàn cầu ở bệnh giun chỉ bạch huyết. Viêm não Nhật Bản tiếp tục là vấn đề y tế cộng đồng quan trọng ở Ấn Độ, Nepal và Sri Lanka. Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Bhutan báo cáo khoảng 6.000 ca Leishmaniasis mỗi năm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), các bệnh do véc tơ truyền (VBDs) đang lan rộng ở khu vực Đông và Nam Á. Hầu hết các quốc gia thành viên báo cáo về sự lan truyền của nhiều bệnh truyền qua véc tơ và chỉ có một quốc gia thành viên là Triều Tiên báo cáo chỉ có lây truyền một bệnh do véc tơ truyền. Muỗi là một trong số các véc tơ quan trọng nhất truyền cho 6 bệnh chính gồm sốt rét, giun chỉ, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, Chikungunya và virus Zika. Muỗi có các đặc điểm đặc trưng là cơ thể thon, dài được bao phủ bởi các vảy và mang các bộ phận miệng của loài đốt và hút máu vật chủ. Muỗi thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda), lớp Côn trùng (Insecta), phân lớp Pterygota, bộ Endopterygota, bộ Diptera, phân bộ Nematocera, Liên họ Culicoidea, họ Culicidae, và có các phân họ Culicinae, Anophelinae và Toxorhynchitinae. Ở khu vực Đông và Nam Á của TCYTTG, bệnh sốt rét lan truyền qua muỗi Anopheles; bệnh giun chỉ bạch huyết lan truyền thông qua muỗi Culex sp., Mansonia sp., Anopheles sp. và Aedes sp.; Viêm não Nhật Bản do muỗi Culex sp. truyền; sốt xuất huyết, Chikungunya và virus Zika lan truyền do muỗi Aedes sp. và bệnh Kala-Azar lan truyền qua muỗi Phlebotomus sp. Trong số hơn 3.727 loài muỗi trên thế giới, thì có hơn 300 loài được báo cáo ở khu vực Đông và Nam Á. Trong số đó, có 76 loài đóng vai trò là véc tơ truyền bệnh quan trọng trong khu vực. Các Bản đồ sau đây sẽ trình bày sự phân bố các véc tơ truyền bệnh ở khu vực Đông và Nam Á theo danh sách các véc tơ và được sử dụng để định loại. Một đánh giá tổng quan của TCYTTG về các véc tơ truyền bệnh đã ghi nhận có tổng cộng 74 loài muỗi và 02 loài Phlebotomus sp. là nguyên nhân gây ra các bệnh do véc tơ truyền gồm sốt rét, sốt xuất huyết, Chikungunya, bệnh do vi rút Zika, viêm não Nhật Bản, bệnh giun chỉ và bệnh do Leishmania spp. ở khu vực Đông Nam Á. Các véc tơ truyền các bệnh do véc tơ truyền này được liệt kê dưới đây và sự phân bố của các véc tơ này theo bệnh ở khu vực cũng được minh họa thông qua các bản đồ. Từ danh sách các véctơ và sự phân bố của chúng người ta cho biết rằng bệnh sốt rét lây truyền qua 58 loài muỗi Anopheles sp.; bệnh giun chỉ được lan truyền thông qua 5 loài Culex sp., 3 loài Aedes sp., 4 loài Mansonia sp. và 8 loài muỗi Anopheles sp.; Viêm não Nhật Bản lan truyền do 9 loài Culex sp.; sốt xuất huyết, Chikungunya và virus Zika lan truyền thông qua 2 loài muỗi Aede ssp.; và bệnh Leishmania sp. được lan truyền thông qua 2 loài Phlebotomussp.. Anopheles 1. An. aconitus Döenitz, 1902 | 30. An. nigerrimus Giles, 1900 | 2. An. annularis Van der Wulp, 1884 | 31. An. nilgiricus Christophers, 1924 | 3. An. argyropus (Swellengrebel), 1914 | 32. An. nitidus Harrisson, Scanlon and Reid, 1973 | 4. An. baimaii Sallum & Peyton, 2005 | 33. An. nivipes (Theobald), 1903 | 5. An. balabacensis Baisas, 1936 | 34. An. notanandai Rattanarithikul & Green, 1987 | 6. An. barbirostris Van der Wulp, 1884 | 35. An. pallidus Theobald, 1901 | 7. An. barbumbrosus Strickland and Chowdhruy, 1927 | 36. An. paraliae Sandosham, 1959 | 8. An. bengalensis Puri, 1930 | 37. An. peditaeniatus Leicester, 1908 | 9. An. cracens Sallum & Peyton, 2005 | 38. An. philippinensis Ludlow, 1902 | 10. An. crawfordi Reid, 1953 | 39. An. pseudojamesii Strickland & Chowdhury, 1927 | 11. An. culicifacies Giles, 1901 | 40. An. pseudowillmori Theobald, 1910 | 12. An. dirus Peyton and Harrison, 1979 | 41. An. pujutensis Colless, 1948 | 13. An. dravidicus Christophers, 1924 | 42. An. punctulatus Doenitz, 1901 | 14. An. farauti s.s. Laveran, 1902 | 43. An. pursati Laveran, 1902 | 15. An. fluviatilis James, 1902 | 44. An. sawadwongporni Rattanarithikul & Green, 1987 | 16. An. hackeri Edwards, 1921 | 45. An. scanloni Sallum & Peyton, 2005 | 17. An. introlatus Colless, 1957 | 46. An. sinensis Weidemann, 1828 | 18. An. jamesii Theobald, 1901 | 47. An. sinerodes Yamada, 1924 | 19. An. jeyporiensis James, 1902 | 48. An. splendidus Koidzumi, 1920 | 20. An. karwari James, 1903 | 49. An. stephensi Liston, 1901 | 21. An. kochi Dönitz, 1901 | 50. An. subpictus Grassi, 1899 | 22. An. koliensis Owen, 1945 | 51. An. sundaicus Rodenwaldt, 1925 | 23. An. koreicus Yamada & Watanabe, 1918 | 52. An. tessellatus Theobald, 1901 | 24. An. latens Sallum, Peyton, Wilkerson, 2005 | 53. An. theobaldi Giles, 1901 | 25. An. lestri de Meillon, 1931 | 54. An. umbrosus (Theobald), 1903 | 26. An. lindesayi Giles, 1900 | 55. An. vagus Döenitz, 1902 | 27. An. macarthuri Colless, 1956 | 56. An. varuna Iyengar, 1924 | 28. An. maculatus Theobald, 1901 | 57. An. willmori James, 1903 | 29. An. minimus Theobald, 1901 | 58. An. yatsushiroensis Miyazaki, 1951 |
Culex Aedes 59. Cx. bitaeniorhynchus Giles, 1901 60. Cx. fuscocephala Theobald, 1907 61. Cx. gelidus Theobald, 1901 62. Cx. perexiguus Theobald, 1903 63. Cx. pseudovishnui Theobald, 1901 64. Cx. quinquefasciatus Say, 1823 65. Cx. tritaeniorhynchus Giles, 1901 66. Cx. vishnui Theobald, 1901 67. Cx. whitmorei (Giles, 1904) | 68. Ae. aegypti (Linnaeus in Hasselquist, 1762) 69. Ae. albopictus (Skuse, 1894) 70. Ae. niveus Ludlow, 1903 71. Ae. vittatus Bigot, 1861 Mansonia 72. Ma. annulifera Theobald, 1901 73. Ma. indiana Edwards, 1930 74. Ma. uniformis Theobald, 1901 | Phlebotomus 75. P. argentipes Annandale & Brunetti, 1908 76. P. papatasi Scopoli, 1786 |
Hình 1. Phân bố các véc tơ sốt rét ở khu vực Đông Nam Á (WHO, 2020)
Bảng 1. Danh sách các véc tơ sốt rét theo từng quốc gia Bangladesh An. aconitus An.annularis An. baimaii An. barbirostris An. bengalensis An. dirus An. jeyporiensis An. maculatus An. minimus An. philippinensis An. sundaicus An. vagus | Indonesia An. aconitus An. balabacensis An. bancrofti An. barbirostris An. farauti An. flavirostris An. koliensis An. letifer An. ludlowae An. maculatus An. minimus An. nigerrimus An. puntulatus An. sinensis An. subpictus An. sundaisus An. vagus | Nepal An. annularis An. dravidicus An. fluviatilis An. maculatus An. minimus An. pseudowillmori An. willmori Thái Lan An. baimaii An. dirus An. dravidicus An. epiroticus An. minimus An. maculatus An. philippinensis An. pseudowillmori An.sawadwongporni | Bhutan An. cilicifacies An. dirus An. minimus An. pseudowillmori | Maldives An. subpictus An. tesselatus | Triều Tiên An. koreicus An. lesteri An. lindesayi An. sinensis An. sineroides An. yatsushiroensis | Ấn Độ An. annularis An. baimaii An. cilicifacies An. dirus An. fluviatilis An. jeyporiensis An. maculatus An. minimus An. philippinensis An. stephensi An. sundaicus An. varuna | Myanmar An. aconitus An.annularis An. baimaii An. cilicifacies An. dirus An. jeyporiensis An. maculatus An. minimus An. philippinensis An. sundaicus An. sinensis | Sri Lanka An. aconitus An.annularis An. barbirostris An. cilicifacies An. nigerrimus An. pallidus An. peditaeniatus An. subpictus An. tessellatus An. vagus An. varuna | Thái Lan An. baimaiiAn. dirusAn. dravidicusAn. epiroticus An. minimusAn. maculatusAn. philippinensisAn. pseudowillmori | Đông Timor An. barbirostrisAn. subpictusAn. vagus |
Hình 2. Bản đồ phân bố véc tơ truyền bệnh SXHD, Zika và Chinkungunya ở Đông và Nam Á
Hình 3. Phân bố các véc tơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở Đông và Nam Á
Hình 4. Phân bố các véc tơ truyền bệnh giun chỉ bạch huyết ở Đông và Nam Á
Hình 5. Phân bố các véc tơ truyền bệnh Leishmaniasis ở Đông và Nam Á
Tài liệu tham khảo: Pictorial identification key of important disease vectors in the WHO South-East Asia Region
|