|
P.falciparum (Nguồn ảnh:http://www.dpd.cdc.gov) |
Điều kiện và các yếu tố thuận lợi cho ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc
Điều kiện KSTSR phát sinh và hình thành kháng thuốc Thuốc kháng ở một giai đoạn của ký sinh trùng sốt rét thường kéo theo kháng các giai đoạn khác nhau, khi KST kháng thuốc bất kỳ thì chúng có khả năng duy trì suốt vòng đời, truyền sang đời sau, dễ phát sinh kháng chéo trong cùng một nhóm thuốc (chẳng hạn nhóm 4-aminoquinoleine) hoặc có khả năng gây cho muỗi tăng nhiễm KST kháng. Nguyên nhân của sự phát sinh, phát triển KSTSR kháng thuốc có thể do: Áp lực thuốc Khi dùng một loại thuốc trong một thời gian dài và phạm vi rộng trong quần thể, nhất là vùng sốt rét lan truyền cao, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chủng biến dị, kháng tự nhiên dần dần nhân lên, thay thế những chủng nhạy bị tiêu diệt dần dần (còn gọi là quá trình sàng lọc cạnh tranh do áp lực thuốc). Gen nhạy và kháng thuốc của KSTSR P.falciparum là một phức hợp đã được chứng minh là nếu đơn dòng thì sẽ có đáp ứng khác nhau với thuốc sốt rét (nghĩa là sẽ có dòng nhạy và dòng kháng). Khi dùng một loại thuốc thời gian dài ngoài sự kiểm soát, không đủ liều mà mật độ KSTSR cao sẽ khó diệt tận gốc, thì chủng KSTSR dễ thích nghi dần với thuốc. Sinh thái người di biến động KSTSR thường phát sinh và phát triển ở những nơi có nhiều nguồn bệnh, mật độ KSTSR cao ở quần thể chưa có miễn dịch mới vào vùng sốt rét nặng có thể làm KSTSR kháng thuốc lan rộng do nguồn bệnh di chuyển; Sự đột biến gen, đột biến phân tử của KSTSR Một cách chi tiết, hiện nay nhiều tác giả đồng ý rằng có nhiều yếu tố khác nhau xác định có xu hướng dẫn đến kháng thuốc sốt rét hình thành tần suất các thay đổi nội sinh về mặt di truyền xảy ra trong quá trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét; mức độ kháng thay đổi do các đột biến di truyền cũng như thay đổi về cơ chế kháng; tỷ lệ và số lượng KSTSR phơi nhiễm với thuốc sốt rét cũng như nồng độ của thuốc sốt rét mà tại thời điểm đó ký sinh trùng đã phơi nhiễm; đặc tính về dược động học, dược lực học và chất lượng của các thuốc sốt rét. Về mặt bản thân bệnh nhân (dùng liều lượng, thời gian, chấp nhận điều trị) cũng như mô hình sự dụng thuốc tại các cơ ở y tế trong vùng; đặc tính miễn dịch của cộng đồng đang sống trong các vùng lan truyền sốt rét; sự xuất hiện đồng thời các thuốc khác có hay không có đặc tính chống sốt rét và sự tương tác qua lại giữa các thuốc đó khi dùng trên bệnh nhân. Ngăn ngừa kháng thuốc bằng cách sử dụng liệu pháp phối hợp thuốc Nhìn nhận vấn đề giảm nhạy từ các thử nghiệm in vitro với thuốc artemisinine và các dẫn suất của nó (Artesunate và Artemether, Arteether) bắt đầu cuối năm 2000, đến năm 2004 - 2005 các chuyên gia của WHO về bệnh sốt rét và Chương trình sốt rét toàn cầu (Global Malaria Programme) cho biết các chủng P. falciparum đã đáp ứng với các nồng độ thuốc cần phải tăng dần, các nồng độ IC50, IC90 và IC99 đã phải tăng lên gấp 2 đến 3 lần mới có thể ức chế được P. falciparum. Ngoài ra, các thử nghiệm in vivo, trong 10 năm qua (2001-2010) đã cho thấy giảm hiệu lực, đặc biệt là kéo dài thời gian cắt sốt và / hoặc làm sạch KSTSR đồng thời (WHO, 2011). Về mặt lý thuyết, thực hành lâm sàng và điều trị với liệu pháp phối hợp nhiều thuốc đã thành công trong điều trị bệnh lao, phong và nhiễm HIV được biết thấu đáo với các số liệu chứng minh, và nay chính các phương thức đó lại áp dụng trong điều trị sốt rét. Nếu hai thuốc có hai cơ chế tác động khác nhau thì cơ chế kháng thuốc cũng sẽ khác nhau nên khả năng hay nói đúng hơn là tỷ lệ cho một KSTSR kháng với hợp chất gồm hai thuốc đó sẽ thấp hơn khi dùng một thuốc đơn thuần. Phối hợp nhiều thuốc có hiệu quả khác nhau về cơ chế tác dụng và cơ chế kháng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu (WHO., 2009). Ngoài ra, việc phối hợp còn dựa trên nhiều nguyên tắc và tính hài hòa trong phối hợp, một trong những đặc tính chọn lựa đó là một thuốc có thời gian bán hủy ngắn, phối hợp với thuốc có thời gian bán hủy dài (PPQ, AA và MEF hoặc một số kháng sinh) để tăng tác dụng lâu dài và làm sạch KSTSR một cách triệt để nhất. Điều này còn có ý nghĩa là sẽ có hiệu dụng trong việc làm trì hoãn hình thành kháng thuốc, ngăn ngừa xuất hiện khángở mức độ cao hơn, đặc biệt tại các vùng có lan truyền sốt rét cao.
|