Hiệu lực thuốc phối hợp Azithromycin-Artesunate điều trị sốt rét chưa biến chứng Plasmodium falciparum: một thử nghiệm thăm dó không ngẫu nhiên và không đối chứng
Liệu pháp thuốc phối hợp có artemisinin (ACTs) mở ra cơ hội tiến đến loại trừ sốt rét tại các vùng nhiệt đới, trong đódihydroartemisinin-piperaquine (DHA-PPQ) là một trong 5 nhóm thuốc phối hợp ACTs có ưu điểm điều trị sốt rét hiệu quả trên người (WHO, 2012), nhưng gần đây tỏ ra giảm hiệu lực tại một số vùng trong khu vực Tiểu vùng Mekong, có thể dẫn đến nguy cơ thất bại tiềm tàng. Azithromycin là một azalide, phân nhóm kháng sinh macrolide, có vai trò quan trọng như một thuốc sốt rét do độ an toàn trên trẻ em và cả phụ nữ mang thai qua nhiều nghiên cứu tại châu Á. Câu hỏi đặt ra, liệu chăng phối hợp có azithromycin có thể là ứng cử viên tiềm năng không? Nghiên cứu này thiết kế theo thử nghiệm thăm dò không ngẫu nhiên, không đối chứng theo dõi 42 ngày trên các bệnh nhân sốt rét chưa biến chứng do P. falciparum, nhằm đánh giá hiệu lực phối hợp azithromycine (AZ) plus artesunate (AS). Kết quả nghiên cứu trên 38 bệnh nhân tuổi từ 5-60, tỷ lệ chữa khỏi sau phân tích PCR có hiệu chỉnh Kaplan Meier vào ngày 42 là 91,66%, thất bại lâm sàng muộn là 8,33%, đặc biệt không có ca thất bại điều trị sớm. Các dữ liệu này cho thấy rằng liệu pháp phối hợp azithromycin plus artesunate ngắn ngày dung nạp tốt và hiệu lực cao trong điều trị sốt rét chứa biến chứng do P. falciparum. Ký sinh trùng Plasmodium falciparum đa kháng thuốc lan rộng nghiêm trọng trên thế giới và đặc biệt tại Đông Nam Á như một thách thức lớn cho việc lựa chọn thuốc sốt rét. Ở Việt Nam, P. falciparum kháng cao với hầu hết các thuốc sốt rét cổ điển và giảm đáp ứng với nhiều loại mới hiện dùng. Từ năm 1990, thuốc artemisinine và dẫn chất artesunate được tiến hành thử nghiệm lâm sàng và chính thức đưa vào sử dụng ở Việt Nam góp phần ý nghĩa trong việc hạ thấp sốt rét ác tính và tử vong. Song, gần đây, đã có những dấu hiệu đáng lo ngại khi các số liệu công bố kháng artemisinins ở Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và Myanmar do P. falciparum (WHO, 2012). Vì kháng có nguy cơ lan rộng, nên nhu cầu đưa ra các phối hợp thuốc mới sẽ là cần thiết, nhất là các thuốc ACTs. Thuốc azithromycine có thể là macrolide ức chế khâu tổng hợp protein của ký sinh trùng P. falciparum, chấp nhận như một ứng cử viên trong phối với artesunate (AZAS) do thuốc an toàn trên cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Do vậy, đề tài này tiến hành nhằm mục tiêu đánh giá hiệu lực phác đồ azithromycine kết hợp artesunate trong điều trị sốt rét do P. falciparum chưa biến chứng. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2012 - 8/2013 tại một vùng sốt rét lưu hành huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai với đối tượng là bệnh nhân sốt rét Plasmodium falciparum chưa biến chứng với tiêu chuẩn chọn bệnh: từ 5 - 65 tuổi; nhiễm đơn thuần KSTSR P. falciparum được phát hiện bằng kính hiển vi quang học; mật độ thể vô tínhcủa KSTSR P. falciparum trong máu ≥ 1.000/µl máu; nhiệt độ nách ≥ 37.5 °C hoặc tiền sử có sốt trong vòng 48 giờ trước nghiên cứu; bệnh nhân có khả năng nuốt và uống thuốc; chưa dùng bất kỳ loại thuốc sốt rét nào trước đó; bệnh nhân và/ hoặc gia đình đồng ý hợp tác nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: nhỏ hơn 5 tuổi và lớn hơn 65 tuổi; phụ nữ có thai (test thử âm tính) hoặc đang cho con bú; bệnh nhân SR P. falciparum có biến chứng, đòi hỏi phải nhập viện, hoặc nôn trầm trọng, không hấp thu được thuốc; hoặc hiện đang mắc bệnh nhiễm trùng khác; nhiễm sốt rét phối hợp P. falciparum + P. vivax hoặc P.malariae, P. knowlesi. Thiết kế nghiên cứu là một thử nghiệm lâm sàng không ngẫu nhiễn, không đối chứng (Non-RCT); liều thuốc: liệu trình (4mg/kg artesunate + 20 mg/kg azithromycine)/ ngày x 3 ngày. Cỡ mẫu tối thiểu trong thử nghiệm, nếu chọn tỷ lệ thất bại điều trị của thuốc azithromycin plus artesunate (AZAS) là 10%, với khoảng tin cậy 95%, độ chính xác (d)10%. Khi đó cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu đánh giá hiệu lực là 35 (theo WHO -TEGMC, 2008). Tránh sự mất mẫu do theo dõi dài ngày, nên cộng thêm 10%. Cuối cùng cỡ mẫu cần tiến hành là 35 + (10% x 35) » 39 ca Phân loại đánh giá hiệu quả điều trị Bảng đánh giá hiệu lực phác đồ điều trị theo tiêu chuẩn WHO (2009) Phân loại đánh giá hiệu lực điều trị theo tiêu chuẩn WHO | | Thất bại điều trị sớm (ETF_Early Treatment Failure) | | -Xuất hiện các dấu chứng của sốt rét nguy hiểm hoặc nghiêm trọng vào ngày D1, D2hoặcD3, kèm có mặt KSTSR trong máu; -KSTSR vào ngày D2 cao hơn D0 bất kể thân nhiệt; -Xuất hiện KSTSR trong máu vào ngày D3 đi kèm thân nhiệt ≥ 37.5ºC; -KSTSR trong máu vào ngày D3 ≥ 25% so với MĐKSTSR ngày D0. | | Thất bại điều trị muộn (LTF_Late Treatment Failure), gồm có: | | Thất bại lâm sàng muộn (LCF_Late Clinical Failure) -Xuất hiện các dấu chứng sốt rét nặng và nguy hiểm vào bất kỳ ngày nào từ D4 đến D28 với sự có mặt của KSTSR trong máu, không có tiêu chuẩn nào của ETF trước đó; -Có mặt KSTSR trong máu và thân nhiệt ≥ 37.5ºC hoặc có tiền sử sốt trong vùng sốt rét lan truyền thấp đến trung bình ở bất kỳ ngày nào từ D4 đến D28, không có bất kỳ dấu hiệu nào của ETF trước đó; Thất bại ký sinh trùng muộn (LPF_Late Parasitological Failure) -Có mặt KSTSR trong máu vào bất kỳ ngày nào từ D7 đến D28 và thân nhiệt < 37.5ºC, không có bất kỳ tiêu chuẩn nào của ETF và LCF trước đó. | | | Đáp ứng lâm sàng, KST đầy đủ (ACPR_Adequate Clinical and Parasitological Response) | | -Không có xuất hiện KSTSR trong máu vào D28, bất luận nhiệt độ nách thế nào và không có bất kỳ tiêu chuẩn nào của ETF, LCF và LPF trước đó. | |
Số liệu phân tích và xử lý theo bảng In vivo của WHO, phiên bản 7.1 (2009). Nghiên cứu được thực hiện đầy đủ về các bước: sự chấp thuận của Hội đồng đạo đức y sinh, thực hành lâm sàng tốt (GCPs), cam kết tham gia nghiên cứu thông qua ký bản chấp thuận, bảo mật thông tin và số liệu nghiên cứu và dịch vụ chăm sóc y tế. Kết quả nghiên cứu Đặc điểm của nhóm bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu Một số đặc điểm về dân số học trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu TT | Đặc điểm nhóm bệnh nhân (n = 38) | Thời điểm bắt đầu ngày D0 | 1 | Giới tính - Nam - Nữ | 26 (68,42%) 12 (31,58%) | 2 | Tuổi trung bình Nhóm tuổi: < 5 ≥ 5 đến = 15 > 15 | 32,5 (5 - 60) 0 15 (41,66%) 23 (58,34%) | 3 | Cân nặng trung bình (kg) | 41,2 |
Bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (68,42% và 31,58%), tuổi trung bình 32,5, nhóm tuổi trên 15 chiếm ưu thế với 23 (58,34%), cân nặng trung bình là 41,2 kg. Đặc điểm lâm sàng và ký sinh trùng P. falciparum trên bệnh nhân nghiên cứu TT | Đặc điểm nhóm bệnh nhân | Thời điểm bắt đầu nghiên cứu (D0) | 1 | Thân nhiệt (0C) - Số bệnh nhân có sốt ≥ 37,50C - Số ca có sốt trong vòng 48 giờ qua - Không có tiền sử/ hoặc sốt hiện tại - Nhiệt độ trung bình bệnh nhân - Số ngày có sốt trung bình trước D0 | 32 (84,21%) 3 (7,89%) 3 (7,89%) 38,40C 2,1 | 2 | Mạch, huyết áp và nhịp thở TB - Mạch - Huyết áp - Nhịp thở | 71,5 110/ 67 33,0 | 3 | Lách lớn - Bệnh nhân có lách lớn - Bệnh nhân không có lách lớn | 14 (36,84%) 24 (63,16%) | 4 | Mật độ KSTSR P. falciparum - MĐKSTSR thể vô tính/mL - Số bệnh nhân có giao bào ngày D0 | 38.241 (15.216 – 105.955) 3 (10.53%) |
Về mặt lâm sàng, phần lớn bệnh nhân có sốt hoặc tiền sử sốt trước khi thử nghiệm (84,21% và 7,89%), các thông số chức năng sống khác bình thường. Số BNSR có lách lớn (độ I và II) chiếm 36,84% và mật độ KSTSR trung bình thể vô tính 38.241/mL máu. Hiệu lực phác đồ DHA+PPQ trong điều trị bệnh nhân sốt rét do P. falciparum Phân loại hiệu lực phác đồ Azithromycine plus Artesunate 3 ngày Chỉ số đánh giá (CI 95%) | Số lượng (%) | Trước hiệu chỉnh PCR | Sau hiệu chỉnh PCR | Hiệu lực | ETF | 0 | 0 | LCF | 6 (16,7) | 3 (8,33) | LPF | 2 (2,8) | 0 | ACPR | 29 (80,55) | 33 (91,66) | Tổng số phân tích | 36 | 36 | Mất theo dõi | 2 | 2 |
Tổng số 38 ca P. falciparum đưa vào điều trị bằng AZAS cho thấy không có thất bại điều trị sớm (ETF), tỷ lệ đáp ứng lâm sàng và KST đầy đủ (ACPR) trước hiệu chỉnh PCR là (80,55%), có 6 (16,7%) ca thất bại lâm sàng muộn (LCF) và 2 (2,8%) thất bại KST muộn (LPF). Sau khi hiệu chỉnh PCR, hiệu lực ACPR tăng lên đến 91,66% và chỉ còn 8,33% thất bại LCF. Phân tích chi tiết trường hợp thất bại trên in vivo và phân tích PCR Phân tích chi tiết về các trường hợp thất bại điều trị LCF, LPF TT | Kết quả phân tích | Phân loại và hiệu chỉnh | Theo in vivo | Theo PCR | 1 | Tái phát sớm trong 28 ngày | 0 | 0 | 2 | Tái phát sớm trong 42 ngày | P. falciparum | 1 | 3 | Tái nhiễm trong 28 ngày | P. falciparum | 2 | 4 | Tái nhiễm trong 42 ngày | P. falciparum | 4 |
Phân tích về mặt phân tử các trường hợp thất bại, Trong vòng 42 ngày, chỉ có 1 ca tái phát sớm P. falciparum. Tái nhiễm trong vòng 28 ngày là 2 trường hợp (D21 và D28) và tái phát trong vòng 42 ngày (D21, D28, D35 và D42) cộng dồn là 4 ca, đều nhiễm đơn thuần P. falciparum theo xác định lam máu trên giêm sa, test nhanh Carestart pLDH/HRP2 malaria Combo test và PCR cho thấy nhiễm P. falciparum. Hiệu lực cắt sốt và làm sạch P. falciparum của thuốc phối hợp [Azithromycin + Artesunate] Hiệu lực cắt sốt và làm sạch KSTSR P. falciparum của phác đồ AZ + AS | Thông số thời gian (giá trị trung bình) | Tổng số ca phân tích (n = 38) | Nhiệt độ cơ thể trung bình ngày Do | 38,20C | Mật độ KSTSR trung bình ngày D0 | 28.244/mL | Thời gian cắt sốttrung bình (FCT) | 30 giờ (12 - 48) | Thời gian sạch KSTSR trung bình (PCT) | 36 giờ (12 - 60) | Thời gian sạch giao bào trung bình (giờ) | 42 giờ (24 - 60) |
Thời điểm ghi nhận | D0 | D1 | D2 | D3 | D7 | D14 | MĐKST trung bình | 44196 | 149 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| Tốc độ làm sạch KSR P. falciparum theo thời gian từ D0 – D14 |
Bàn luận Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân thử nghiệm Trong số 38 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu thử nghiệm thăm dò không ngẫu nhiên, không đối chứng với thuốc phối hợp [Azithromycine + Artesunate_AZAS], nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (68,42% và 31,58%), tuổi trung bình 32,5 với người cao tuổi nhất là 60 và thấp tuổi nhất là 5, nhóm tuổi trên 15 chiếm ưu thế với 23 (58,34%). Điều này là phù hợp cũng như các nghiên cứu điều tra dịch tễ sốt rét trước đó, nam giới trưởng thành là các đối tượng thường xuyên tiếp cận và thực hiện các nghề nghiệp liên quan với vùng lưu hành sốt rét, ngược lại nữ giới và trẻ em ít hơn, nếu có chỉ vào các mùa thu hoạch tại nhà rẫy. Tất cả bệnh nhân không nằm trong dạng suy dinh dưỡng, cân nặng trung bình 41,2 kg. Về mặt lâm sàng, phần lớn có sốt hoặc tiền sử sốt trong vòng 48 giờ trước khi thử nghiệm, các thông số chức năng sống như mạch, huyết áp, nhịp thở trong giới hạn cho phép. Số ca lách lớn trong ộ I và II chiếm 36,84% do phần đông là dân tại chỗ, nhà sát bìa rừng, thường xuyên bị sốt rét, sống trong vùng SRLH nặng như thế cộng với sự chồng cơn sốt liên tục khiến lách tăng sinh, xơ hóalách là có thể. Mật độ KSTSR trung bình thể vô tính 38.241/mL máu cho phép đánh giá phù hợp về hiệu lực phác đồ AZAS. Hiệu lực phác đồ thuốc Azithromycin plus Artesunate (AZAS) Thuốc sử dụng là azithromycine biệt dược Azithrocin® cùng với artesunate đơn trị liệu có chất lượng kiểm định tốt, liệu trình dùng 3 ngày và theo dõi 42 ngày trên in vivo theo khuyến cáo do thuốc azithromycine có thời gian bán hủy trung bình 11-14 giờ, song khi dùng nhiều liều cao liên tiếp thì thời gian bán hủy có thể kéo dài 68 giờ. Tổng số 38 ca P. falciparum xác định đưa vào điều trị bằng AZAS cho thấy không có thất bại điều trị sớm (ETF), tỷ lệ đáp ứng lâm sàng và KST đầy đủ (ACPR) sau khi đã hiệu chỉnh PCR là 91,66% và 8,33% số ca biểu hiện thất bại lâm sàng muộn LCF. Kết quả này tương tự như thử nghiệm phối hợp AZAS trên Ex vivo trên nhóm người tình nguyện Việt Nam (Nguyễn Trọng Chính và cs., 2011), hay khi so sánh phối hợp AZAS với azithromycine plus quinin đối với P. falciparum cũng cho thấy hiệu lực AZAS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với phác đồ phối hợp với quinin (Noedl H và cs., 2005). Bên cạnh đó khi so sánh phác đồ phối hợp AZAS với azithromycine plus sulfadoxine/ pyrimethamine cũng cho thấy hiệu lực AZAS cao hơn (Omari AA và cs., 2008). Một nghiên cứu gần đây tại Tanzania, trên nhóm trẻ em cũng cho biết so sánh AZAS với phối hợp Artemether- Lumefantrine trong điều trị sốt rét chưa biến chứng do P. falciparum qua một thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng (Alma Sykes và cs., 2009). Tất cả số liệu trên cho thấy hiệu lực đối với P. falciparum của phác đồ thuốc phối hợp AZAS cao, nhưng so với hiệu lực phối hợp dihydroartemisinin plus piperaquine (DHA-PPQ) đã được ghi nhận trong y văn 5 năm trở lại đây với cỡ mẫu lớn, nghiên cứu từ đa trung tâm từ 94 - 100% (Grande T và cs., 2007; Karunajeewa HA và cs., 2008; Arinaitwe E và cs 2009; Adam I và cs., 2010; Valecha N và cs., 2010; WHO, 2011; WHO-Sigma-Tau, 2012) tại các điểm theo dõi liên tục tại Trung Quốc, Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam (Huỳnh Hồng Quang và cs., 2011; Marcus J. Rijken và cs., 2011; WHO, 2012). Tỷ lệ thất bại chung của phác đồ AZAS là 8,33% (< 10% theo quy định và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới) là loại thất bại lâm sàng muộn. Phân tích các trường hợp thất bại hay xuất hiện lại KSTSR P. falciparum trong thời gian theo dõi đến 28 ngày và trong vòng 42 ngày về khía cạnh phân tử PCR. Kết quả cho thấy trong vòng 42 ngày, chỉ có 1 ca tái phát sớm (recrudescence) do P. falciparum. Ngược lại, tình hình tái nhiễm lại phổ biến hơn do nhóm quần thể bệnh nhân thử nghiệm ở đây đang sống và các hoạt động triển khai thường xuyên nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng, sự tái nhiễm vì thế mà xảy ra. Số liệu tái nhiễm trong vòng 28 ngày là 2 trường hợp vào các ngày D21 và D28 và tái phát trong vòng 42 ngày cộng dồn vào các thời điểm D21, D28, D35 và D42 là 4 trường hợp, đều nhiễm đơn thuần P. falciparum qua xác định trên lam máu trên giêm sa, test nhanh Carestart pLDH/HRP2 malaria Combo test bởi 2 xét nghiệm viên kinh nghiệm độc lập và phân tích PCR cho thấy nhiễm P. falciparum. Kết luận Tỷ lệ đáp ứng lâm sàng và KST đầy đủ của phác đồ thuốc phối hợp AZAS là 91,66%; tỷ lệ thất bại lâm sàng muộn chỉ 8,33%, không xuất hiện trường hợp thất bại điều trị sớm; Kết quả nghiên cứu này cùng với các dẫn liệu trên y văn thế giới có thể giúp đưa phối hợp AZAS như một ứng cử viên tương lai phác đồ ACTs có thành phần kháng sinh trong điều trị sốt rét chưa biến chứng do P. falciparum. Tài liệu tham khảo 1.T.N.Trung, H.H.Quang, Li Guoqiao và cs., (2008). Đánh giá hiệu lực các thuốc ACTs trong điều trị sốt rét chưa biến chứng do P. falciparum tại các vùng sốt rét lưu hành, miền Trung-Tây Nguyên, Việt Nam (2004-2008). Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Vol.12 - phụ bản số 4: 28-34. 2.Alma Sykes, Ilse Hendriksen,George Mtove, Victor Mandea et al., (2009), Azithromycin plus artesunate versus Artemether-Lumefantrine for treatment of uncomplicated malaria in Tanzanian Children: A randomized, controlled trial, Clinical Infectious Diseases 2009; 49:1195–1201 3.Harald Noedl (2005), Azithromycin combination therapy with artesunate or quinine for the treatment of uncomplicated falciparum malaria in adults. preliminary results from a randomized phase 2 clinical trial in Thailand, American Society of Tropical Medicine and Hygiene 54th Annual Meeting. Washington, DC, USA. 11-15 December 2005. 4.Nguyen Trong Chinh, Nguyen Ngoc Quang, Chu Xuan Anh, Nguyen Xuan Thanh, Bui Dai, Geoffrey W. Birrell, Marina Chavchich, Michael D. Edstein (2011), Pharmacokinetics and Ex Vivo Antimalarial Activity of Artesunate-Azithromycin in healthy volunteers. Antimicrobial agents and Chemotherapy, sept. 2011, p. 4412–4415 5.Nguyen X Thanh, Trieu N Trung, Nguyen C Phong, Huynh H Quang, Bui Dai, Denis Shanks, Marina Chavchich, Michael D. Edstein (2013). A pilot study comparing the efficacy and tolerability of artesunate alone and artesunate plus azithromycin for the treatment of Plasmodium falciparum malaria in central Vietnam. 6.T.N.Trung, H.H. Quang et al., (2011). Antimalarial drugs efficacy of Arterakine ans Artequick-primaquine in the treatment for uncomplicated falciparum malaria : A pilot study with clinical in Gia Lai, 2010. Journal of practical medicine, ISSN 1859-1663, vol. 796-2011: 125-133 7.Thriemer K, Starzengruber P, Khan WA, Haque R, Marma AS, Ley B, Vossen MG, Swoboda P, Akter J, Noedl H (2010), Azithromycin combination therapy for the treatment of uncomplicated falciparum malaria in Bangladesh: an open-label randomized, controlled clinical trial. J Infect Dis. 2010 Aug 15;202(3):392-8 8.Marcus J. Rijken, Rose McGready et al., (2011). Dihydroartemisinin-Piperaquine Rescue Treatment of Multidrug-resistant Plasmodium falciparum Malaria in Pregnancy: A Preliminary Report. Plos. Medicine 2011 9.Orton LC, Omari AAA (2008), Drugs for treating uncomplicated malaria in pregnant women, The Cochrane Collaboration. Published by JohnWiley & Sons, Ltd. 10.Sigma-tau SpA (2010). Application for inclusion of dihydroartemisinin plus piperaquine (DHA+PPQ) fixed dose combination tablets. Application for Inclusion in the 17th WHO Model list of essential medicines, 15 november 2010 11.WHO (2010), Global report antimalarial drugs efficacy and drugs resistance 2000-2010
|