Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 4 1 7 2
Số người đang truy cập
6 2 6
 Chuyên đề Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Thận trọng chẩn đoán hồng ban nút với thương tổn do ký sinh trùng ở người

Thế nào là hồng ban nút (Erythema nodosum)

Hồng ban nút là một hình thái viêm của da nằm ở các vị trí các phần lớp mỡ ở da. EN gây nên các biểu hiện bởi các nốt lộ trên bề mặt da, đỏ, đau thường gặp ở mặt trước của chi dưới và đoạn dưới gối. Các cục hồng ban này nhạy cảm có nhiều kích thước khác nhau dao động từ đồng xu hào đến ¼ vùng da đó. Tổn thương viêm có thể diễn biến trong một thời gian ngắn và có thể kéo dài vài tuần, rồi các nốt tự co lại và tổn thương phẳng, mất dấu hiệu nhưng để lại dấu bầm tím xuất hiện.  

Hồng ban nút có thể biến mất tự ní trong 3 - 6 tuần. Sau khi nó đi, nó có thể để dấu bầm tím tạm thời hoặc tạo ra các nốt lõm vào mạn tính trên da – nơi mà các lớp mỡ bị thương tổn.

Dịch tễ học

Tần suất

Trên thế giới, tại Mỹ, tỷ lệ mắc mới đỉnh cao nhất là nhóm tuổi 18 – 34 tuổi. Tuổi và giới tính phân bố khác nhau tùy thuộc vào bệnh nguyên và vùng địa lý. Tại Anh, tỷ lệ mắc bệnh hồng ban nút thay đổikhác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia. Tỷ lệ là 2,4 ca/ 10.000 dân mỗi năm.

Riêng tại Việt Nam số ca đến khám và điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu và bệnh lý nhiễm trùng khá nhiều hàng năm.

Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong

Hầu hết bệnh nhân có hồng ban nút được giải quyết mà không có phản ứng nào nghiêm trọng. Phụ nữ có xu hướng mắc bệnh cao hơn nam giới, với tỷ lệ nam : nữ là 1 : 4. Tuổi

Hồng ban nút có thể xảy ra trên các trẻ em và bệnh nhân cao tuổi lớn hơn 70 tuổi, nhưng thường gặp trên nhóm tuổi người lớn 18 – 34 tuổi. Phân bố tuổi khác nhau tùy theo vị trí địa lý và bệnh nguyên.
 

Nguyên nhân và yếu tố làm dễ phát sinh bệnh

Nguyên nhân nào gây nên bệnh lý hồng ban nút? Hồng ban nút có thể xảy ra như một tình trạng riêng biệt hoặc có liên quan với tình trạng bệnh lý nền sẵn có.

Các tình trạng bệnh liên quan đến hồng ban nút có thể gồm có thuốc (nhóm sulfa, thuốc nội tiết estrogens, thuốc ngừa thai), viên ngậm strep, các bệnh lý mèo quào (cat scratch disease), bệnh về nấm, nhiễm bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, bệnh sarcoidosis, bệnh Behcet's, bệnh lý viêm ruột (bệnh Crohn's và viêm đại tràng có loét) và có thể xảy ra trong tình trạng thai nghén bình thường.

Theo ghi nhận của y văn có khoảng 50% số trường hợp, nguyên nhân chính xác của hồng ban đỏ là chưa biết.

Nhìn chung, khi khai thác bệnh sử nên lưu ý một số nguyên nhân có thể là:

  • Nhiễm trùng (liên cầu khuẩn hay gặp nhất, chlamydia, nấm Coccidioidomycosis, Histoplasma, Mycoplasma và Blastomycosis; virus viêm gan siêu vi B, C, xoắn khuẩn Leptospira, bệnh bạch cầu đơn nhân, vi khuẩn lao, giang mai, bệnh Tularemia, vi khuẩn dịch hạch, vi khuẩn thương hàn,…);
  • Cơ địa đang mang thai;
  • Dị ứng một số nhóm thuốc (kháng sinh, chống nhiễm trùng, thuốc ngừa thai, nội tiết tố, …);
  • Các bệnh nội khoa khác có liên quan, bao gồm bệnh bạch cầu, Hodgkin,  ung thư hạch, sarcoidosis, thấp khớp, bệnh Bechet và viêm loét đại tràng.

Bệnh tự phát không rõ nguyên nhân.

 

Sinh lý bệnh học

Hồng ban nút có thể là một phản ứng quá mẫn muộn đối với một số dị nguyên; các phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu không tìm thấy trên những ca không có biến chứng hoặc tự phát hay không rõ căn nguyên nhưng có thể biểu hiện trên các bệnh nhân có bệnh lý viêm ruột hay hội chứng ruột kích thích (IBS).

Pha bùng phát của hồng ban nút bắt đầu với các triệu chứng giống cúm có sốt và đau toàn thân. Đau khớp có thể xảy ra và đến trước bùng phát hoặc xuất hiện trong pha bùng phát bệnh. Hầu hết các tổn thương hồng ban nút do nhiễm trùng (infection-induced erythema nodosum) lành trong vòng 7 tuần, nhưng có thể bệnh hoạt động kéo dài 18 tuần.

Ngược lại, 30% số các hồng ban nút tự phát có thể kéo dài hơn 6 tháng. Bệnh có thể biểu hiện sốt kèm theo các thương tổn da như khởi bệnh đầu tiên đột ngột sốt, tiếp theo sau đó có các ban đỏ đau trong vòng 1 – 2 ngày.

Triệu chứng lâm sàng

Hồng ban nút thường hay xuất hiện vùng trước mào xương chày, ngoài ra còn hay gặp các vị trí khác như: mông, bắp chân, mắt cá chân, bắp đùi và cánh tay.

Các tổn thương bắt đầu hầu như là phẳng, cứng, nóng, đỏ, đau. Kích thước nốtc u khoảng một inch. Trong vòng một vài ngày chúng có thể trở thành màu tím, sau đó mờ dần trong vài tuần cho đến một màu nâu phẳng. Cấp tính, khỏi nhanh, có thể tự  khỏi. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện đồng thời bao gồm:

-Sốt;

-Cảm giác mệt mỏi toàn thân (khó chịu);

-Đau khớp;

-Da đỏ, viêm, hoặc bị kích ứng;

-Tổn thương thường đứng riêng rẻ;

-Sưng chân hoặc khu vực có hồng ban nút khác;

Những vùng da bị nhiễm trùng, đỏ có thể thoái lui chuyển thành màu bầm tím.
 

Nghiên cứu về cận lâm sàng

Các xét nghiệm cận lâm sàng sau đây có thể giúp:

  • Thực hiện nuôi cấy bệnh phẩm ở họng như một phần quan trọng trong loại trừ nhiễm trùng liên cầu tan máu beta nhóm A;
  • Tốc độ máu lắng cũng là một xét nghiệm cần làm, thường biểu hiện cao;
  • Hiệu giá kháng thể Antistreptolysin tăng lên trên một số bệnh nhân nhiễm liên cầu, nhưng giá trị bình thường cũng chưa thể loại trừ nhiễm liên cầu. Đánh giá nồng độ hiệu giá kháng thể là cần thiết vì bệnh do liên câu là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất gây nên hồng ban nút;
  • Các xét nghiệm về phân khác, vì dựa trên các bệnh sử của bệnh nhân có vấn đề về tiêu hóa, nên xét nghiệm mẫu phân có thể loại trừ Yersinia, SalmonellaCampylobacter;
  • Cấy máu theo chỉ định của bác sĩkhi có chẩn đoán nghi ngờ.

Chẩn đoán hình ảnh

  • Chú ý chụp x quang phổi là một phần quan trọng để loại trừ bệnh lý sarcoidosis và lao và bệnh lý hạch ở đầu mạch máu hoặc đầu dây thần kinh (hilar adenopathy).
  • Test trong da có thể giúp loại trừ bệnh lý lao và coccidioidomycosis.

Chẩn đoán bệnh

Thông thường các thầy thuốc đầu tiên sẽ khám trên ban đỏ, tuy nhiên, sinh thiết là một vấn đề cần đặt ra để xác định chẩn đoán bệnh lý hồng ban nút. Các thương tổn hồng ban nút (hồng ban đỏ) là sẩn cục viêm nhiễm bằng hạt đậu, hạt lạc, chắc, dưới da màuđỏ. Có thể số lượng một hoặc nhiều. Gặp ở mọi lứa tuổi, chủng tộc nhưng phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới.

Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm quầng;
  • Viêm mạch nút (Nodular Vasculitis);
  • Các vết đốt do côn trùng;
  • Mày đay cấp tính.
     

Tiên lượng

Hồng ban nút gây khó chịu, nhưng thường là không nguy hiểm. Các triệu chứng thường biến mất trong vòng khoảng 6 tuần, nhưng có thể tái diễn.
 

Thái độ xử trí

Hồng ban nút thường được các thầy thuốc sau khi chẩn đoán xác định thì hay tìm các nguyên nhân bệnh lý nền và điều trị các tình trạng bệnh lý nền đó cùng với các triệu chứng thương tổn da. Điều trị hồng ban nút gồm có các thuốc chống viêm và cortisone đường uống hay đường tiêm. Colchicine đôi khi sử dụng cũng có hiệu quả để làm giảm phản ứng viêm. Potassium iodide có thể làm giảm đi tính nhạy cảm của thương tổn, đau khớp và sốt.

Điều trị phải tùy biến trên từng bệnh nhân đặc biệt và tình trạng bệnh hiện tại. Điều quan trọng là chú ý hồng ban nút thường gây khó chịu và đau, nhưng không gây nên các thương tổn trong cơ quan nội tạng và cần theo dõi lâu dài là cần thiết và rất quan trọng vì tính chất tái phát của bệnh. Trước hết phải xác định nguyên nhân do nhiễm trùng, thuốc, hoặc bệnh để xử dụng phác đồ điều trị cho phù hợp và hiệu quả.

·Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể làm giảm triệu chứng viêm.

·Uống dung dịch Iodua kali (SSKI) có thể làm nhỏ lại kích thước các nốt đỏ viêm;

·Chế phẩm corticosteroid làm giảm tình trạng viêm cấp tính;

·Thuốc giảm đau và hạn chế các hoạt động nhằm kiểm soát đau.

·Nếu là nguyên nhân nhiễm trùng thì phải dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu song hành.

Trên hầu hết bệnh nhân, hồng ban nút là một bệnh lý tự giới hạn và chỉ đòi hỏi điều trị bằng thuốc giảm triệu chứng như thuốc chống viêm không steroides (NSAIDs), băng áp lạnh ướt, nghỉ ngơi trên giường. Nếu có bệnh lý nền hoặc đang sử dụng thuốc nào đó nên được loại bỏ. Vì hồng ban nút thường tiến triển một cách tự phát, giảm triệu chứng sử dụng các thuốc NSAIDs (chẳng hạn acetyl salicylic acid, ibuprofen, naproxen, indomethacin) thường tất cả bệnh nhân cần điều trị các thuốc như thế này. Corticosteroids thường có hiệu quả nhưng hiếm khi cần thiết vì bệnh có thể tự khỏi. Sự tái phát bệnh hồng ban nút sau khi gián đoạn điều trị cũng hay gặp và do bệnh nhiễm trùng vốn sẵn có trên cơ thể bệnh nhân, có thể làm nặng thêm bệnh.

Colchicine đã được sử dụng trong một số ca khó chữa cho kết quả tốt. Chú ý rằng một số thuốc sử dụng điều trị hồng ban nút có liên can đến nguyên nhân hiếm gặp của hồng ban nút do cá nhân đó mẫn cảm với thuốc đó.
 

Thuốc chống viêm

Các thuốc này điều trị triệu chứng làm giảm các tình trạng đau ở thương tổn, đau khớp và hạ sốt.

Aspirin (Anacin, Ascriptin, Bayer Aspirin)

Salicylate được sử dụng có đặc tính chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Điều trị các cơn đau từ nhẹ đến vừa và nhức đầu. Thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin, điều này ngăn ngừa sự hình thành thromboxane A2 ngưng tập tiểu cầu.

Tác động lên trung tâm điều hòa nhiệt của vùng dưới đồi và làm dãn mạch ngoại vi để hạ sốt. Các viên thuốc dạng bao phim, phóng thích chậm hiện đang có sẵn trên thị trường.

Naproxen (Naprelan, Naprosyn, Aleve, Anaprox)

Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt. Thuốc ức chế phản ứng viêm và đau nhờ vào cơ chế làm giảm hoạt tính của cyclo-oxygenase, mà chất này chịu trách nhiệm cho tổng hợpprostaglandin.

Indomethacin (Indocin, Indochron E-R)

Thuốc hấp thu nhanh chóng, chuyển hóa thuốc xảy ra trong gan thông qua cơ chế demethylation, deacetylation và tích hợp glucuronide, ức chế tổng hợp prostaglandin.

Colchicine

Thuốc này làm giảm sự hình thành các tinh thể uric ảnh hưởng đến khớp, qua đó gây giảm số lượng phản ứng viêm cấp và đau cũng như làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Có thể sử dụng thuốc phối hợp với probenecid trên một nền tảng bệnh diễn biến mạn tính để ngăn ngừa gút hoặc có thể sửu dụng thuốc đơn thuần để điều trị viêm và đau của các cơn gút cấp. Gián đoạn khi cơn đau của gút bắt đầu giảm hoặc khi liều tối đa đạt đến hoặc khi có triệu chứng tiêu hóa xuất hiện (buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy) chỉ ra hiện tượng gây độc tính tế bào.

Thuốc chống lại hormne giáp

Làm giảm đi tính chất dễ chịu của thương tổn, đau khớp và sốt. Giảm nhẹ triệu chứng có thể xảy ra trong vòng 24 giờ. Hầu hết thương tổn giảm xuống hoàn toàn trong vòng 10-14 ngày. Potassium iodide không có hiệu quả trên tất cả bệnh nhân mắc hồng ban nút. Các bệnh nhân điều trị thuốc trong thời gian ngắn sau khi khởi phát triệu chứng lúc ban đầu có đáp ứng tốt hơn các bệnh nhân mắc hồng ban nút mạn tính.

Potassium iodide (Pima, SSKI)

Cơ chế tác động của hồng ban nút vẫn chưa biết rõ, nhưng potassium iodide được biết là làm tăng đáp ứng thông qua cơ chế hoạt động của bạch cầu ái toan tiềm tàng. 
  

Một số chăm sóc bệnh nhân ngoại trú

Tiến trình của bệnh hồng ban nút là lành tính và tự giới hạn. Nằm nghỉ ngơi trên giường và hạn chế các hoạt động thể lực là cần thiết, đặc biệt trong pha cấp.

Ngày 10/03/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung,
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang và Ths. Đỗ Văn Nguyên
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích