TRANG CHỦ | Thứ 6, ngày 22/11/2024 |
|
|||||||||||||||
|
Bố mẹ của Ngay sau đó, vợ chồng bà đã chuyển con tới Trung tâm Y tế thành phố Johnson. Một trong những biến chứng của bệnh, đó là nó ngăn cản quá trình ra mồ hôi. Do đó, ánh nắng mặt trời và các bài tập thể dục làm căn bệnh của bé trở nên nặng hơn. Bé không thể ra ngoài chơi bởi vì nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời làm da nóng rát và các triệu chứng đau đớn của bé trầm trọng hơn. Georgia được dự đoán chỉ sống lâu nhất là 2 tuần, thậm chí bác sĩ nói rằng có thể Georgia sẽ không bao giờ đi lại được và nguy cơ bị thiểu năng rất cao, nhưng mọi chuyện lại toàn hoàn đi theo một hướng tích cực khác. Bà Mitchell nhận ra rằng, con gái của bà đang dần khỏe lên. “Họ nói rằng, thậm chí nếu cô bé có thể sống sót thì việc đi lại và tiếp nhận thông tin là không thể. Nhưng hãy nhìn Bố mẹ của cô bé đã lập tài khoản cá nhân trên trang mạng xã hội. Bí ẩn căn bệnh người lột da như rắn Hiện tượng lột da chỉ xuất hiện ở một số loài vật, nhất là bò sát, nhưng ở Cứ 41 ngày lại lột da một lần Nhiếp ảnh gia người Indonesia Nurcholis Anhari Lubis vừa giới thiệu một bộ ảnh lạ, nói về cậu bé thiếu niên người Indonesia Ari Wibowo mắc phải căn bệnh cực kỳ hiếm gặp, có làn da sần sùi, bong tróc như da rắn, cứ 41 ngày lại bong ra từng mảng, không khác gì rắn lột da, buộc cậu phải ngâm mình trong nước để hạn chế đau rát và khỏi bị bong tróc, vì vậy, Ari Wibowo được ví là Snake Boy (cậu bé người rắn). Theo các bác sĩ Ngoại trừ căn bệnh quái ác, Ari Wibowo vẫn ăn uống bình thường với món ăn yêu thích là mì ăn liền và bánh bích quy. Lúc còn nhỏ, Ari gặp nhiều khó khăn trong việc kết bạn, luôn bị mọi người tò mò nhòm ngó do vẻ ngoài khác thường, nhưng nhờ nghị lực em đã vượt lên hết thảy. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều định kiến của làng xóm, nhất là nhóm người mê tín, họ cho rằng Ari mắc bệnh là do mẹ hành hạ thằn lằn, thậm chí có trường học không muốn nhận em vì sợ lây cho giáo viên và học sinh khác. Bệnh vảy cá Erythrodermic có chữa được không? Erythrodermic được y học gọi là bệnh viêm da vảy cá hay viêm da đỏ toàn thân hoặc còn có tên là hội chứng người đàn ông da đỏ (RMS). Đây là căn bệnh hiếm gặp, có thể hiểu ngắn gọn, da bị viêm đỏ và bong vảy tới 90% diện tích cơ thể. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là da khô, bong vảy dày do rối loạn quá trình sừng hóa của da. Có rất nhiều thể khác nhau, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng thể và kiểu di truyền. Phổ biến là thể vảy cá thông thường (Itchyosis vulgaris) liên quan với nhiễm sắc thể X, tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai là 1/2.000 đến 1/10.000 ca sinh, xuất hiện sau sinh từ 3 - 6 tháng tuổi. Tình trạng khô và bong vảy xuất hiện chủ yếu ở chi và trên người, ít gặp ở nếp gấp khuỷu khớp. Bệnh thường tiến triển về mùa đông và có xu hướng giảm dần khi bước vào tuổi dậy thì. Dạng thứ hai là vảy cá toàn thân (Ichtyosiform erythroderma), đây là thể đặc biệt của bệnh vảy cá. Thuộc dạng di truyền thể lặn, tỉ lệ mắc bệnh 1/10.000 ca sinh, xuất hiện ngay sau đẻ với tình trạng da đỏ toàn thân, kèm theo khô và bóng do quá trình tăng tiết mồ hôi giảm. Nếu nặng có thể dễn tới tử vong do rối loạn thân nhiệt, rối loạn nước điện giải hay nhiễm trùng. Bệnh giảm dần về mùa đông, bong vảy da màu nâu đen và thường kết hợp với một số biểu hiện như lộn mi, biến dạng vành tai, ngón tay và ngón chân. Nguyên nhân gây bệnh Erythrodermic rất khó xác định và cũng rất đa dạng. Trong đó, tự phát chiếm 30%, dị ứng thuốc 28%, viêm da tiếp xúc 3%, viêm da cơ địa 10%, Lymphoma và bệnh bạch cầu 14%, vảy nến 8%... Ngoài ra còn có tới hàng chục loại thuốc cũng được xem là thủ phạm gây bệnh như nhóm thuốc ức chế ACE, allopurinol, aminoglutethimid, amiodaron, amitriptylin, amoxicillin, ampicillin, arsenic... cho đến trimethoprim, vancomycin. Đối với bệnh nhân Erythrodermic, chăm sóc thường xuyên đóng vai trò quan trọng. Trước tiên, người bệnh phải duy trì tâm lý ổn định, áp dụng liệu pháp tự thư giãn và duy trì độ ẩm thường xuyên cho da để tránh kích thích từ bên ngoài và ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp. Điều trị bệnh vảy cá bẩm sinh hiện còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là dùng các sản phẩm chống khô da và các thuốc bong vảy da. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ở giai đoạn cấp tính, da nhạy cảm hơn thì cần chú ý không tắm quá thường xuyên, nhiệt độ nước tắm không được quá cao, không chà xát quá mạnh để làm trầm trọng thêm các vết tróc vảy. Về ăn uống, nên hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, không nên ăn thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao. Tuy nhiên, cũng không nên kiêng quá mức mà phải đa dạng hóa chế độ ăn uống để đảm bảm đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đối với triệu chứng thể nặng, thường kèm theo sốt, đau đầu và một số biến chứng khác, nhất là khi dùng thuốc dài kỳ có thể phát sinh các vấn đề liên quan đến mắt, thận, đường tiêu hóa, tim mạch và các bộ phận khác của cơ thể, do vậy trong trường hợp này cần chăm sóc, giám sát chặt chẽ, tư vấn bác sĩ kịp thời để khắc phục những sự cố bất trắc ảnh hưởng đến tính mạng có thể xảy ra. Cậu bé mắc bệnh lạ, vảy cá mọc trên daMột cậu bé Trung Quốc có làn da đen sạm với những mảng khô, tróc như vảy cá.Đôi tay của một cậu bé mắc bệnh da vảy cá (Ảnh minh họa) Gần đây, bệnh viện Da liễu tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc tiếp nhận một bệnh nhân mang trong mình căn bệnh kỳ lạ. Cậu bé Bình Bình (13 tuổi) từ nhỏ bị câm điếc bẩm sinh, thị lực của em ngày càng yếu, còn làn da thì đen sạm, nhăn nheo, khô tróc như vảy cá. Theo chẩn đoán của bác sĩ, Bình Bình mắc hội chứng 3 trong 1: viêm giác mạc, da vảy cá và câm điếc (gọi tắt là KID). Mẹ của Bình Bình cũng có triệu chứng về da liễu y hệt con trai. Theo lời kể của bố cậu bé, người vợ kém ông 30 tuổi, từ sau ngày kết hôn bắt đầu có dấu hiệu dị thường trên da, không ngờ tình trạng này ngày một nghiêm trọng và còn di truyền sang con trai của họ. Căn bệnh này được phát hiện lần đầu vào năm 1915. “KID là một hội chứng hiếm gặp, do điều kiện sinh sống không tốt gây ra, bệnh nhân thông thường phát bệnh từ sau 7 tuổi. Triệu chứng đầu tiên của căn bệnh này là mọc vảy cá trên da, sau đó, giác mạc bị viêm, có thể dẫn đến khiếm thị, dần dần tinh thần không còn tỉnh táo, cuối cùng có thể gây ra ung thu lưỡi, ung thư da”, bác sĩ điều trị cho Bình Bình giải thích. Được biết, hội chứng KID xuất hiện trên thế giới lần đầu vào năm 1915 và được phát hiện lần đầu ở Trung Quốc cách đây 10 năm. Bệnh nhân Harlequin được phát hiện tại Việt NamHarlequin ichthyosis là một dạng bệnh khô da như vảy cá cực kỳ hiếm và trầm trọng nhất, thuộc nhóm bệnh di truyền gen lặn với tần suất khoảng 1/600.000. Bệnh được giáo sĩ Oliver Hart ở Gần đây, một bệnh nhi bệnh da khô Harlequin được ghi nhận tại Việt Hiện bé có cân nặng 10,5kg, chiều cao 82cm. Bé biết nói lúc 16 tháng tuổi, biết đi lúc 18 tháng tuổi. Ba mẹ bé khỏe mạnh, không biểu hiện triệu chứng của bệnh này. Trẻ sơ sinh mắc bệnh Harlequin được bao phủ bởi một lớp da dày bị rạn và nứt thành từng mảng. Lớp da dày có thể làm co kéo và biến dạng khuôn mặt của bé. Sự kéo căng của da vùng quanh mắt, miệng gây mí mắt và môi bị đảo ngược ra ngoài, lộ rõ niêm mạc màu đỏ mà bình thường chỉ nằm bên trong. Vùng ngực và bụng do sự co kéo của da, làm việc ăn uống và thở khó khăn. Trước đây, những bé Harlequin hiếm khi sống sót trong những ngày đầu sau sinh. Tuy nhiên, hiện nay với những tiến bộ trong chăm sóc sơ sinh, những bé mắc bệnh này có thể được cứu sống. Những bé sống sót phát triển thể chất có thể bị chậm do năng lượng cần thiết khổng lồ cho chức năng đòi hỏi của lớp da bé, nhưng sự phát triển về tâm thần và trí thông minh đa số là bình thường. Bệnh này do rối loạn di truyền gen lặn, nghĩa là nhận hai gen lặn, một từ cha và một từ người mẹ, nhưng người cha không có biểu hiện triệu chứng bên ngoài. Gần đây năm 2005, các nhà khoa học đã phát hiện nguyên nhân của căn bệnh này là do đột biến gen ABCA12. Gen này được tin tưởng là có vai trò mã hóa protein vận chuyển chất béo qua màng tế bào. Việc xác định gen này giúp chẩn đoán tiền sản bệnh này qua phương pháp chọc màng ối để xét nghiệm. Một số bệnh nhân đã được ghi nhận trên thế giới như sau: - Nusrit Shaeen: sinh năm 1984, là bệnh nhân sống sót lớn tuổi nhất được biết hiện nay với căn bệnh này. Cô đang sống ở Vương quốc Anh trong một gia đình có chín người con, nhưng bốn người trong số họ đã mắc bệnh này và qua đời khi còn nhỏ tuổi. - Hunter Steinitz: sinh năm 1994, là một trong số 12 bệnh nhân người Mỹ mắc bệnh này và đã được ghi danh trong hồ sơ lưu trữ của Viện Khoa học và giáo dục quốc gia (Hoa Kỳ) về tình trạng da khác thường. - Ryan Gonzalez: sinh năm 1986, là bệnh nhân lớn tuổi nhất ở Hoa Kỳ hiện nay. - Stephanie Turner: sinh năm 1992, là bệnh nhân lớn tuổi thứ hai tại Hoa Kỳ và đã sinh một bé trai vào ngày 25-5-2013, bé vẫn mạnh khỏe và không bị mắc bệnh này. Bé trai mang 27 khối uBé trai Kian Musgrove (18 tháng tuổi, sống tại |
Thậm chí, khối u còn phát triển cả ở hộp sọ, cột sống, chân và hạch bạch huyết. Kian bắt đầu bị ốm từ hè năm ngoái với các biểu hiện bất thường như la hét và đau đớn. Gia đình lập tức đưa bé tới bệnh viện địa phương nhưng các bác sĩ chỉ kết luận rằng bé bị sốt virus và gửi trả bệnh nhi về nhà. Sau 6 lần đưa con tới bệnh viện địa phương nhưng không có kết quả, chị Kat - mẹ của bé Kian - quyết định đưa bé tới Bệnh viện Hoàng gia Victoria tại TP Newcastle - Anh. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm máu nhưng việc lấy máu rất khó khăn bởi máu của bé rất đặc, có hiện tượng vón lại.
Các xét nghiệm sau đó cho thấy trong cơ thể bé Kian có các tế bào ung thư và các khối u đã lan ra khắp cơ thể. Các bác sĩ đã tiến hành hóa trị cho bé ngay lập tức đồng thời phẫu thuật cắt bỏ khối u ở vùng thượng thận và hạch bạch huyết. Bên cạnh đó, tế bào gốc của Kian cũng bị loại bỏ và bé phải trải qua hóa trị liều lượng cao trước khi được cấy tế bào gốc mới.
Sau hàng tháng trời chiến đấu với bệnh tật, gia đình Kian vô cùng vui mừng khi kết quả xét nghiệm mới nhất cho thấy không có dấu hiệu của 27 khối u nữa. Mặc dù vậy, bé vẫn đang được xạ trị đề phòng căn bệnh có thể tái diễn. Được biết, đây là dạng ung thư hiếm gặp ở trẻ em. Hằng năm, ở Anh có khoảng 100 trường hợp mắc căn bệnh này. Khối u thường phát triển ở tuyến thượng thận và hạch bạch huyết, sau đó lan ra toàn cơ thể bao gồm cả gan, xương và hộp sọ. Triệu chứng ban đầu của bệnh không rõ ràng nên thường khó chẩn đoán. Thường bệnh nhân chỉ được chẩn đoán đúng bệnh khi các khối u đã di căn khắp cơ thể.
10. Rudy Santos – Người bạch tuộc
Rudy Santos, 69 tuổi đến từ Philippines, bị chứng cực kỳ hiếm có tên khoa học là “Craniopagus parasiticus” hoặc ký sinh đôi. Gắn liền với xương chậu và bụng của Rudy là một cặp cánh tay và một chân, chúng là hậu quả khi người anh/em sinh đôi của ông bị hợp nhất vào cơ thể ông khi cả hai còn là bào thai, cùng với đó là một cặp núm vú và đầu chưa phát triển với một bên tai và tóc. Năm 2008, có hai bác sỹ đã kiểm tra cho Rudy và kết luận họ có thể phẫu thuật để giúp ông loại bỏ được các ký sinh đôi trên cơ thể. Tuy nhiên Rudy đã không tiến hành ca phẫu thuật với lý do ông đã quen với sự xuất hiện của những bộ phận thừa ra trên cơ thể mình.
9. Manar Maged – cô gái hai đầu
Manar Maged - sinh ra tại
Mười tháng tuổi, Manar được đưa đến một bệnh viện ở
8. Minh Anh – người cá
Minh Anh là trẻ mồ côi người Việt Nam được sinh ra với một chứng rối loạn da hiếm gặp khiến da cậu bé bị bong tróc từng mảng giống như vảy cá. Tình trạng của Minh Anh được cho rằng do chất độc da cam - thuốc diệt cỏ được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam gây nên. Tình trạng này làm tăng nhiệt độ cơ thể và khiến làn da trở của cậu trở nên rất khó chịu nếu không được tắm thường xuyên. Những đứa trẻ khác ở trại trẻ mồ côi đã đặt cho Minh Anh biệt danh là “Cá”. Cậu bé đã từng có hành vi rất thô bạo đối với các nhân viên và những đứa trẻ khác trong trại, vì vậy họ buộc phải trói cậu vào giường.
Lúc còn bé, Minh Anh đã gặp Brenda, một người phụ nữ 79 tuổi đến từ Anh, bà thường về Việt Nam hàng năm để thăm cậu bé người cá. Brenda đã giúp Minh Anh rất nhiều ở trại trẻ mồ côi - bà thuyết phục các nhân viên không trói cậu vào giường mỗi khi có dấu hiệu mất kiểm soát. Bà còn tìm cho Minh Anh một người bạn để đưa cậu đi bơi mỗi tuần, mà bây giờ đã trở thành một sở thích thường xuyên của 'người cá'.
7. Joseph Merrick – người voi
Có lẽ người được biết đến nhiều nhất trong danh sách này là Joseph Merrick , hay Elephant Man. Sinh năm 1836, người đàn ông quốc tịch Anh này đã trở thành một người nổi tiếng ở London cũng như trên toàn thế giới. Ông sinh ra với hội chứng Proteus - một căn bệnh gây ra khối u rất lớn phát triển trên da khiến xương biến dạng và teo nhỏ. Mẹ Joseph qua đời khi ông được mười một tuổi, không chỉ vậy ông còn bị người cha mình chối bỏ. Ông bỏ nhà đi từ khi còn rất trẻ và làm việc tại Leicester trước khi liên hệ với một ông bầu và trở thành diễn viên chính sau đó. Ông xuất hiện trên sân khấu với cái tên 'Elephant Man'. Joseph luôn phải ngủ ngồi do đầu của ông quá nặng.
Một đêm năm 1890, do cố gắng ngủ “như một người bình thường”, ông trật khớp cổ. Đến tận sáng hôm sau, mọi người xung quanh mới phát hiện ra ông đã chết.
6. Didier Montalvo – cậu bé người rùa
Didier Montalvo, sống ở vùng nông thôn Colombia, lớn lên với chứng nevus melanocytic bẩm sinh, hội chứng gây ra những nốt ruồi phát triển trên khắp cơ thể cậu với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Một nốt ruồi lớn bao phủ toàn bộ phía lưng trông giống hình dạng một cái mai rùa. Do đó, mọi người đặt cho cậu biệt danh “cậu bé người rùa”.
Thời điểm Didier được thụ thai trùng với nhật thực khiến người dân địa phương tin rằng nốt ruồi trên lưng cậu bé là do ma quỷ tạo nên. Vì lý do này, ông đã bị những đứa trẻ khác xa lánh và bị cấm học tại các trường học địa phương. Khi bác sĩ phẫu thuật người Anh - Neil Bulstrode nghe nói về tình trạng của Didier, ông đã đi đến Bogota để có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ các nốt ruồi. Cuộc phẫu thuật được tiến hành khi cậu bé được 6 tuổi. Sau phẫu thuật, Didier đã được đi học và có một cuộc sống bình thường, hạnh phúc.
5. Mandy Sellars
Mandy Sellars, đến từ vùng Lancashire nước Anh, được chẩn đoán bị hội chứng Proteus giống Joseph Merrick. Hội chứng Proteus là cực kỳ hiếm và được cho rằng chỉ ảnh hưởng đến 120 người trên toàn thế giới. Nó đã khiến chân Mandy trở nên cực kỳ to, nặng tới 95kg với chu vi 1m. Do đôi chân quá khổ của mình, Mandy phải mua đôi giày đặc biệt được trang bị riêng cho mình mà chi phí lên tới khoảng 4.000 đô la. Cô cũng có một chiếc xe hơi cá nhân, cho phép mình lái xe mà không phải sử dụng bàn chân.
Các bác sỹ quyết định cắt bỏ một chân của Mandy. Cô đã được lắp một chiếc chân giả mới để sinh hoạt bình thường.
4. Petero Byakatonda
Petero Byakatonda là cậu bé đến từ một thị trấn nông thôn nhỏ ở Uganda mắc hội chứng crouzon. Hội chứng này xảy ra với tỷ lệ 1/25.000 ca sinh, nhưng trường hợp của Petero là cực kỳ đặc biệt. Hội chứng Crouzon gây ra dị tật hộp sọ bẩm sinh, đẩy nhãn cầu ra khỏi ổ mắt và kéo tai xuống, làm giảm thị giác và thính giác. Ở các nước phát triển, dị tật gây ra bởi hội chứng crouzon thường được điều trị ngay sau khi sinh nhưng Petero thì không vì cậu sống cách bệnh viện hàng trăm dặm.
Hàng xóm của Petero xa lánh mỗi khi cậu xuất hiện. Do đó cậu tự giam mình trong phòng, hầu như không bao giờ rời khỏi nhà. Một vị bác sỹ tình cờ đi ngang qua và phát hiện ra tình trạng của cậu và kêu gọi các đồng nghiệp quyên góp phẫu thuật cho cậu bé.
Trải qua 6 tháng tạo hình lại hộp sọ và suýt không qua khỏi do các biến chứng xảy ra trong khi phẫu thuật. Cậu bị mất 80% lượng máu của mình. May mắn thay, Petero vẫn sống sót và hiện đang sống một cuộc sống hạnh phúc trong ngôi làng của mình.
3. José Mestre
José Mestre từ Lisbon, Bồ Đào Nha, đã lớn lên với một khuôn mặt bị biến dạng khi mới 14 tuổi. Trong những năm qua, khối u này đã tăng hơn 5kg trọng lượng. Nó khiến ông bị mù một mắt và gây rất nhiều khó khăn trong việc thở, ăn và ngủ.
Ông đã trải qua 40 năm cuộc đời mình mà không được điều trị vì "hiểu biết y học lệch lạc, một số chẩn đoán sai, thiếu tài chính, và sự miễn cưỡng phải trải qua điều trị do tín ngưỡng tôn giáo".
Năm 2010, José đã đến Chicago để tiến hành 4 cuộc phẫu thuật để loại bỏ khối u của mình và khôi phục lại khuôn mặt. Khối u đã được gỡ bỏ hoàn toàn trong lần phẫu thuật đầu tiên và ba lần tiếp theo nhằm mục đích tái tạo lại khuôn mặt . Các ca phẫu thuật đã thành công và José sẽ trở lại Lisbon sau một vài tuần điều trị
2. Dede Koswara – người đàn ông cây
Dede Koswara là một người đàn ông Indonesia, dành hầu hết của cuộc đời mình chịu đựng chứng nhiễm nấm rất hiếm có tên y học Epidermodysplasia verruciformis. Chứng bệnh này gây ra những mảng nấm lớn, tăng trưởng nhanh nhô ra khỏi da như vỏ cây khiến mọi hoạt động đôi tay trở nên khó khăn, do chúng rất lớn và nặng nề. Các loại nấm mọc khắp cơ thể, đặc biệt là trên bàn tay và bàn chân.
Năm 2008, Dede được điều trị ở Mỹ để loại bỏ 6kg 'vỏ cây' ra khỏi cơ thể của mình. Sau đó anh được phẫu thuật ghép da cho tay và mặt. Thật không may, phẫu thuật này không thể ngăn cản được các loại nấm phát triển và ông phải tiến hành tiếp phẫu thuật trong năm 2011. Tuy nhiên, không có cách điều trị dứt điểm cho trường hợp của anh.
1. Alamjan Nematilaev
Fetus in fetu là một bệnh bất thường rất hiếm xảy ra chỉ 1/500.000 ca sinh. nguyên nhân tình trạng này chưa được làm rõ, nhưng nhiều nhà khoa học tin rằng nó xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khi một thai nhi được bao bọc bởi các bào thai khác.
Alamjan Nematilaev, từ Khazakstan, đã có một người anh/em sinh đôi sống ký sinh bên trong cơ thể, đã phát triển với tóc, tay chân, răng, móng tay, bộ phận sinh dục, đầu và một khuôn mặt cơ bản.
Người anh/em sinh đôi của Alamjan của đã sống bên trong anh ta trong hơn 7 năm cho đến khi được phát hiện. Năm 2003, các bác sĩ tại trường học của Alamjan của nhận thấy bụng cậu sưng lên nên gửi cậu tới bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ đã kiểm tra và chẩn đoán rằng đó là một khối u nang. Tuần sau, Alamjan được phẫu thuật. Họ đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy một đứa trẻ nặng 2kg và dài 12cm trong cơ thể cậu bé. Họ cho biết đứa bé bên trong Alamjan trông giống như bào thai đang ở tháng thứ 6. Alamjan hoàn toàn hồi phục từ các lần phẫu thuật, tuy nhiên cho đến ngày nay, cậu vẫn không biết rằng đã có một người anh/em sinh đôi lớn lên bên trong mình.
Ngày 28/10/2014 |
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang |
|
||||
|
|
|
|
|
|
| |
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng |
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích |