Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 5 8 2 5
Số người đang truy cập
5 5 5
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Các biện pháp bảo vệ rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của virus
Số ca mắc và tử vong do Ebola tăng vọt cùng những cột mốc quan trọng

Ngày 1/12/2014. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết sau thời gian “chững lại”, trong tuần qua số ca mắc và tử vong do Ebola tăng vọt so với hai ngày trước đây, tuy nhiên WHO cho rằng nó bao gồm cả những con số tử vong trước đây chưa báo cáo. Trước khi “khóa số” cuối năm WHO đã đưa ra những dấu mốc quan trọng về đại dịch Ebola trong và ngoài Tây Phi cùng những nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan “ngoài tầm kiểm soát”

Số ca mắc và tử vong do Ebola tăng vọt

Gần 7.000 người chết do Ebola

Ngày 29/11/2014. BBC New. Dịch bệnh Ebola: Tổng số ca tử vong tại Tây Phi gần 7000 người (Ebola outbreak: West Africa death toll nears 7,000). Theo số liệu cập nhật mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến ngày 28/11/2014 đã có 6.928 tử vong, trong số hơn 16.000 trường hợp nhiễm Ebola chủ yếu tại trung tâm bùng phát dịch bệnh thuộc 3 quốc gia Tây Phi là Sierra Leone, Guinea và Liberia. Số ca tử vong đã tăng lên 1.000 ca từ báo cáo mới nhất của WHO vào hôm thứ tư 26/11 nhưng con số này bao gồm các ca tử vong chưa được báo cáo trước đây. Các chuyên gia cho rằng tỷ lệ lây nhiễm quan trọng hơn tỷ lệ tử vong vì nó phản ánh cách thức virus đang lây lan như thế nào, theo đó tỷ lệ lây nhiễm đang giảm ở Liberianhưng lại có chiều hướng tăng cao tại Sierra Leone.

Số ca tử vong Ebola mới nhất
(Latest Ebola death tolls)

Số ca mắc và tử vong mới nhất được cập nhật của WHO tại Liberia (7.244 ca mắc, 4.181 ca tử vong); Sierra Leone (6.802 ca mắc, 1.463 ca tử vong); Guinea (2.123 ca mắc, 1.284 ca tử vong) và Mali đã báo cáo 7 tử vong do Ebola trong số 10 trường hợp mắc được xác nhận. WHO cho biết vào tuần trước hơn 4.181 người tử vong do Ebola tại Liberia trong khi quốc gia này được ghi nhận có số ca mắc cao nhất, tỷ lệ lây nhiễm đang chậm lại. Hiện nay dịch bệnh đang “ổn định” (stable) tại Guinea, tuy nhiên tốc độ lây lan lại đang nhanh nhất ở Sierra Leone với 6.802 ca mắc được báo cáo. NigeriaSenegal chắc chắn về thời gian cách ly và không có ca mắc mới hay tử vong nào được báo cáo. Ebola chỉ lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm virus đang có biểu hiện các triệu chứng như sốt, nôn mửa do đó người chăm sóc cho bệnh nhân hay xử lý thi thể của những người chết do Ebola có thể bị lây nhiễm.

 
Các nhân viên y tế xử lý thi thể bệnh nhân dễ bị lây nhiễm

Số ca nhiễm Ebola tại Tây Phi trên 16.000

Ngày 30/11/2014. Số ca nhiễm Ebola tại Tây Phi vượt qua 16.000 (Number of Ebola infections in west Africa passes 16,000). Mặc dù WHO cảnh báo tổng số tử vong do dịch Ebola gần 7.000 người nhưng những con số này có thể không phản ánh đúng thực tế. WHO cho biết số người mắc Ebola tại Tây Phi đã vượt qua số 16.000 với tổng số ca tử vong do căn bệnh đã lên tới gần 7.000. Con số tử vong này cao hơn 1.000 so với con số được WHO đưa ra hai ngày trước nhưng nó được cho là bao gồm cả những ca tử vong chưa được báo cáo trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng từ khi dịch bệnh bắt đầu, phần lớn các ca tử vong ghi nhận được là ở Liberia. Theo WHO những con số của tổ chức này đưa ra có thể không phản ánh đúng thực trạng số ca nhiễm và tử vong, dữ liệu từ dịch bệnh thu thập từ nhiều nguồn chắp vá và con số tổng cộng thường tăng lên đáng kể khi các thống kê được tổng hợp lại rõ ràng. Trong khi đó, hai trẻ em đã được xét nghiệm Ebola sau khi tới Anh từ Châu Phi cho thấy không bị nhiễm bệnh, Cơ quan y tế công cộng Anh (PHE) đã xác nhận điều này vào hôm thứ bảy và cho biết nguy cơ chung của vi-rút này đối với dân chúng còn “rất thấp” (very low), tên tuổi hai trẻ em này được giữ bí mật sau khi trải qua các kiểm tra phòng ngừa tại Newcastle để phát hiện vi-rút Ebola và sốt rét. Dịch bệnh đã tập trung ở Guinea, LiberiaSierra Leone. 3 nước này chiếm đa số ca bệnh được báo cáo cho tới nay, cùng với khoảng 3 chục ca ở những nơi khác. Libiera là nước có số ca bệnh và tử vong cao nhất nhưng tỷ lệ nhiễm lại đang chậm lại ở đây nhưng hiện đang lây lan nhanh nhất tại Sierra Leone. Mali đã bắt đầu ghi nhận những ca lây nhiễm sau khi những người mắc bệnh vượt biên từ nước láng giềng Guinea, trong đó có hai ca bệnh mới trong tuần này. Đây là dịch bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử một phần nào vì nó xảy ra tại một khu vực dân di biến động cao, nơi mà Liberia, Guinea và Sierra giao lưu biên giới và nhanh chóng lây lan sang các thành phố thủ đô của mình.

 
Một trẻ em mắc vi-rút Ebola được điều trị tại Makeni, Sierra Leone. Hình chụp bởi Tanya Bindra

Một cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc (UN) là Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) đã cảnh báo các gia đình tại ba nước này đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng. Vincent Martin, từ FAO cho biết 70% dân số được phỏng vấn tại Sierra Leone đã ăn chỉ một bữa ăn trong một ngày từ khi có dịch bệnh chứ không phải là hai hoặc ba bữa. Cơ quan này cho biết, việc giới hạn di chuyển đã dẫn tới việc mua khẩn cấp số lượng lớn, dự trữ thực phẩm và giá cả leo thang nghiêm trọng. WHO cho biết trong tuần này rằng dịch bệnh Ebola tại Cộng hòa dân chủ Công-gô (DRC) đã chấm dứt, trong khi tại Nigeria đã chấm dứt hồi cuối tháng 10/2014. Theo các hướng dẫn của WHO một nước có thể tuyên bố sạch vi-rút khi vượt qua 42 ngày không có ca bệnh mới, thời gian 42 ngày tức là gấp đôi thời gian ủ bệnh tối đa của Ebola. Vào hôm thứ năm các nhà khoa học cho biết công việc tạo ra vắc-xin Ebola đã có những tiến bộ mới, một vắc-xin thử nghiệm mới đã kích hoạt sự phản ứng hệ miễn dịch đầy triển vọng từ 20 người tình nguyện khỏe mạnh trong một thử nghiệm mở đầu và cho rằng nó sẽ bảo vệ khỏi sự nhiễm bệnh. Các thử nghiệm một loại thiết bị có thể chẩn đoán mắc Ebola trong vòng 15 phút sắp bắt đầu tại Guinea, thử nghiệm này có thể phân tích máu hoặc nước bọt nhanh gấp sáu lần so với những biện pháp đang được sử dụng tại Tây Phi.

Lập bản đồ dịch bệnh

Ngày 28/11/2014. BBC News – Lập bản đồ dịch bệnh (Ebola: Mapping the outbreak). Dịch bệnh Ebola tại Tây Phi lần đầu tiên được báo cáo vào tháng 3/2014 và đã nhanh chóng trở thành đợt dịch bệnh nguy hiểm nhất từ khi được phát hiện vào năm 1976, thực tế dịch bệnh hiện tại đang càn quét khu vực này đã cướp đi sinh mạng nhiều hơn tổng số các dịch bệnh Ebola trước đó cộng lại tại 6 quốc gia: Liberia, Guinea, Sierra Leone, Nigeria, Hoa Kỳ và Mali. WHO cho rằng con số này chưa phản ánh đúng thực tại, vì việc thu thập dữ liệu quá khó khăn. WHO đã tuyên bố những dịch bệnh Ebola tại NigeriaSenegal chính thức chấm dứt vì từ ngày 5/9/2014 đã không còn ca mắc mới nào được báo cáo. Tổ chức từ thiện y tế Bác sĩ không biên giới (MSF) đã thuê hàng hàng nhân viên trên khắp Tây Phi để chiến đấu với căn bệnh này, xác nhận rằng trong tuần này đã có sự giảm thiểu đáng kể tại Liberia về số ca mắc Ebola mới. Liberia, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh Ebola với hơn 3.000 người chết đã báo cáo rằng hai phần ba trong số 696 giường bệnh trong các trung tâm điều trị của nước này đã trống. MSF cảnh báo rằng căn bệnh sẽ có thể “bùng phát” lại và lấy Guinea làm dẫn chứng, nơi mà số ca bệnh đang tăng trở lại mặc dù có hai đợt giảm thiểu đáng kể, hiện nay các ca bệnh vẫn còn đang tăng tại Sierra Leone.

 
 
 
 

Các nhà nghiên cứu từ Tạp chí Y học New England đã lần theo dấu vết dịch bệnh tới một em bé hai tuổi đã tử vong vào tháng 12/2013 tại Meliadou, một ngôi làng nhỏ tại đông nam Guinea. Vào tháng 3/2014 các nhân viên bệnh viện đã báo động với Bộ Y tế Guinea và sau đó là MSF về một căn bệnh bí hiểm tại các khu vực đông nam như Gueckedou, Macenta, Nzerekore và Kissidougou. Căn bệnh này gây ra sốt, tiêu chảy, nôn mửa và có tỷ lệ tử vong cao. Trong số 86 ca bệnh thì 59 ca đã tử vong. WHO sau đó đã xác nhận căn bệnh đó là Ebola.

Dịch bệnh lây lan (Disease spreads)-những dấu mốc quan trọng

Những dấu mốc ghi nhận Ebola tại Tây Phi

Quận Gueckedou tại Guinea, nơi dịch bệnh bắt đầu là một trung tâm thương mại chính của khu vực và vào cuối tháng 3/2014 Ebola đã vượt biên giới vào Liberia, sau đó được xác nhận tại Sierra Leone vào tháng 5/2014, vào tháng 6/2014 MSF đã mô tả dịch bệnh Ebola là ngoài tầm kiểm soát (out of control). Nigeria phát hiện ca bệnh đầu tiên vào tháng 7/2014, cũng vào cùng tháng này, hai bác sĩ hàng đầu tử vong do Ebola tại LiberiaSierra Leone. Vào tháng 8/2014 cơ quan y tế của UN đã tuyên bố một “tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu” (international public health emergency) cho rằng một phản ứng toàn cầu là điều then chốt để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút. Senegal đã báo cáo ca bệnh Ebola đầu tiên vào ngày 29/8/2014, các quan chức cho biết rằng một người đàn ông trẻ từ Guinea đã di chuyển tới Senegal mặc dù đã nhiễm vi-rút. Vào tháng 9/2014, tổng giám đốc WHO Margaret Chan cho biết số lượng bệnh nhân đã “tăng nhanh hơn rất nhiều hơn khả năng kiểm soát” (moving far faster than the capacity to manage them). Giám đốc CDC tại Hoa Kỳ, Thomas Frieden vào tháng 10/2014 cho biết rằng dịch bệnh Ebola tại Tây Phi không giống bất kỳ điều gì kể từ khi xuất hiện đại dịch HIV/Aids. Các nhà chức trách tại Mali đã xác nhận ca Ebola tử vong đầu tiên của nước này là một bé gái hai tuổi vào ngày 25/10/2014 sau khi đã di chuyển hàng trăm kilomet bằng xe buýt từ Guinea qua Mali với các triệu chứng của căn bệnh, hiện nay Mali đang đấu tranh với đợt sóng thứ hai của vi-rút chết chóc này. Một nhà truyền giáo đạo Hồi từ Guinea, người đã được chẩn đoán ban đầu là có vấn đề ở thận, đã được điều trị tại một phòng khám tại Bamako và tử vong vài ngày sau khi vào Mali. Hai nhân viên y tế đã chăm sóc cho người này cũng tử vong sau khi tiếp xúc với vi-rút, tổng cộng Mali đã ghi nhận 6 ca tử vong do Ebola.

Những dấu mốc ghi nhận Ebola ngoài Tây Phi (Ebola outside West Africa)

*Trong hầu như 3 ca bệnh bệnh nhân đã bị nhiễm Ebola trong khi ở Tây Phi, việc lây nhiễm bên ngoài khu vực châu Phi giới hạn ở nhân viên y tế tại Madrid và tại Dallas. DRC cũng đã báo cáo về một vụ dịch khác không liên quan đến chủng Ebola. Ca bệnh đầu tiên được chẩn đoán mắc vi-rút chết người này tại đất Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 1/10/2014. Thomas Eric Duncan, 42 tuổi, người đã tiếp xúc với vi-rút tại Liberia trước khi du lịch tới Hoa Kỳ đã tử vong vào ngày 8/10/2014, trước đó người này không hề biểu hiện triệu chứng của bệnh cho tới ngày 24/9/2014 tứ là 5 ngày sau khi tới Hoa Kỳ, tất cả những người tiếp xúc với bệnh nhân này đã được giám sát phát hiện triệu chứng. Hai nhân viên y tế tại Dallas, Texas, người đã điều trị Duncan đã được xét nghiệm dương tính với Ebola sau khi người bệnh tử vong nhưng cả hai đã hồi phục. Y tá người Tây Ban NHa Teresa Romero là người đầu tiên tiếp xúc với vi-rút bên ngoài Tây Phi, cô là thành viên của một nhóm y tế gồm khoảng 30 nhân viên tại Bệnh viện Carlos II tại Mardid chăm sóc cho hai người truyền giáo đã trở về từ Liberia và Sierra Leone sau khi bị nhiễm bệnh. Đức, Na-uy, Pháp, Ý, Thụy Sĩ và Anh cũng đã điều trị những bệnh nhân đã tiếp xúc với vi-rút tại Tây Phi.

 
 

Các ca bệnh đang chững lại? (Are cases levelling off?)

Những nỗ lực để giải quyết Ebola đã bị cản trở bởi sự kháng cự mãnh liệt từ các cộng đồng địa phương-nơi có lịch sử hay nghi ngờ đối với sự can thiệp của bên ngoài, điều này đã làm cho những chủng lây nhiễm mới nổi lên. Trong vài tuần vừa qua, các quan chức y tế nhận định rằng căn bệnh đang bước vào một giai đoạn mới với một số biểu hiện chậm lại rõ rệt tại một số khu vực bị ảnh hưởng ở ba nước, đặc biệt là Guinea và Liberia. Theo WHO, tình trạng lây lan vẫn còn mạnh ở Sierra Leone, đặc biệt ở phía tây và bắc nước này.

Bối cảnh dịch bệnh 2014 (2014 outbreak in context)

Ebola đã được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976 và xảy ra ở khu vực cận hoang mạc Sahara châu Phi. Thông thường có ít hơn 500 ca bệnh được báo cáo hằng năm và nhìn chung không có ca nào đã được báo cáo trong giữa năm 1979 và 1994. Vào tháng 8/2014, WHO đã xác nhận một vụ dịch Ebola khác tại DRC, đến đầu tháng 10/2014 đã có tới 70 ca được báo cáo và 43 ca tử vong. Tuy nhiên, dịch bệnh tại DRC này là một chủng khác của vi-rút và không liên quan tới dịch bệnh tại Tây Phi, đại dịch lớn nhất trong lịch sử.

Những vụ dịch trong quá khứ (Past epidemics)

 

Ngày 02/12/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Huỳnh Thị An Khang,
CN. Nguyễn Thái Hoàng, CN. Võ Thị Như Quỳnh)
(Theo WHO và các hãng tin quốc tế)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích