Hiểu biết về bệnh dịch hạch
Cập nhật tháng 11/2014. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Bệnh dịch hạch (Plague) là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Yersinia Pestis, một vi khuẩn từ động vật thường được tìm thấy ở các động vật nhỏ và bọ chét ký sinh trên chúng. Bệnh được truyền giữa động vật và con người qua vết cắn của bọ chét bị nhiễm bệnh, tiếp xúc trực tiếp, hít phải và hiếm khi ăn phải các vật liệu bị nhiễm (infective materials).Bệnh dịch hạch có thể là một căn bệnh rất nghiêm trọng ở người, với tỷ lệ tử vong ca bệnh trong khoảng từ 30% -60% nếu không được điều trị, trong năm 2013 đã có 783 trường hợp mắc bệnh trên toàn thế giới, trong đó có 126 trường hợp tử vong. Trong lịch sử, bệnh dịch hạch đã gây ra các đại dịch lan rộng với tỷ lệ tử vong cao được gọi là cái chết đen "black death" trong thế kỷ thứ XIV gây ra với một ước tính khoảng 50 triệu người chết, khoảng một nửa trong số đó ở châu Á và châu Phi và một nửa khác ở châu Âu, nơi có một phần tư dân số bị chết.
| “Cái chết đen” (black death)-đại dịch kinh hoàng trong lịch sử nhân loại |
Các dấu hiệu và triệu chứng (Signs and symptoms) Người bị nhiễm bệnh dịch hạch thường phát triển các triệu chứng "giống cúm" (flu-like) sau một thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày. Triệu chứng điển hình là sốt đột ngột, ớn lạnh, đau đầu và cơ thể đau nhức và yếu, nôn và buồn nôn. Có 3 thể lây nhiễm bệnh dịch hạch, tùy thuộc vào con đường lây nhiễm: thể hạch, viêm phổi và nhiễm trùng huyết.
| Dịch hạch thể hạch |
· Bệnh dịch hạch thể hạch (Bubonic plague) được biết đến ở châu Âu thời trung cổ như là cái chết đen là thể phổ biến nhất của bệnh dịch hạch và được gây ra bởi vết cắn của một con bọ chét bị nhiễm bệnh. Trực khuẩn dịch hạch, Y. Pestis đi vào ở vết cắn và di chuyển qua hệ bạch huyết đến các hạch bạch huyết gần nhất và tại nơi đó nó tự nhân lên. Các hạch bạch huyết sau đó bị viêm, căng cứng và đau đớn, và được gọi là một sự sưng bạch mạch (bubo), ở giai đoạn tiến triển của bệnh tình trạng viêm hạch bạch huyết có thể biến thành các vết thương hở mưng mủ. · Bệnh dịch hạch thể nhiễm trùng huyết (Septicaemic plague) xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng lây lan trực tiếp qua dòng máu mà không hình thành sưng hạch bạch huyết, có thể do bọ chét cắn và tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu nhiễm qua các vết nứt trên da, giai đoạn tiến triển của dịch hạch thể hạch cũng sẽ dẫn đến sự lây lan trực tiếp của Y. pestis trong máu. · Bệnh dịch hạch thể phổi hay dịch hạch ở phổi (Pneumonic plague-or lung-based plague) là thể nguy hiểm nhất và phổ biến nhất của bệnh dịch hạch, thông thường do lây lan đến phổi từ dịch hạch thể hạchtiến triển, tuy nhiên một người có bệnh dịch hạch thể phổi thứ phát có thể tạo thành các giọt nhiễm dạng khí dung và truyền bệnh dịch hạch qua các giọt nhỏ tới người khác, nếu không điều trị bệnh dịch hạch thể phổi có tỷ lệ tử vong rất cao.
| Chuột được xem như vật chủ chứa mầm bệnh nguy hiểm nhất |
Bệnh dịch hạch được tìm thấy ở đâu?(Where is plague found?) Bệnh dịch hạch lưu hành ở nhiều quốc giacủa châu Phi, Liên Xô cũ, châu Mỹ và châu Á. Sự phân bố của bệnh dịch hạch phù hợp với sự phân bố địa lý của các loài gặm nhấm mà nó lây nhiễm, được tìm thấy ở tất cả các châu lục, ngoại trừ Australia, trong một vành đai rộng lớn ở vùng khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới. Dịch bệnh dịch hạch đã xảy ra ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, nhưng từ những năm 1990s, hầu hết các trường hợp ở người xảy ra ở châu Phi. Ba quốc gia lưu hành căn bệnh này là Madagascar, Cộng hòa Dân chủ Congo và Peru.
| Vi khuẩn dịch hạch |
Chẩn đoán dịch hạch (Diagnosing plague) Chẩn đoán và xác định bệnh dịch hạch đòi hỏi xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, cách tốt nhất để xác định rằng bệnh nhân có bệnh dịch hạch là xác định Y Pestis trong mẫu chất lỏng từ một hạch bạch huyết bị sưng, hoặc máu hoặc đờm. Các test chẩn đoán nhanh có giá trị để sử dụng trong thực địa nhằm sàng lọc nhanh chóng kháng nguyên Y. pestis ở bệnh nhân. Mẫu vật phải được thu thập và gửi đến phòng xét nghiệm để xét nghiệm dịch hạch. Điều trị (Treatment) Nếu không điều trị bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng vì thế việc chẩn đoán và điều trị sớm là điều cần thiết cho sự sống còn và làm giảm các biến chứng, kháng sinh và điều trị hỗ trợ có hiệu quả chống lại bệnh dịch hạch nếu bệnh nhân được chẩn đoán kịp thời, những phương pháp này bao gồm việc sử dụng kháng sinh và điều trị hỗ trợ.
| Bọ chét-vật trung gian truyền bệnh-thủ phạm phát tán bệnh dịch hạch chết người |
Phòng ngừa (Prevention) Các biện pháp phòng ngừa bao gồm thông báo cho mọi người khi bệnh dịch hạch từ động vật xuất hiện trong môi trường của họ và tư vấn cho họ để có các biện pháp phòng ngừa chống lại bọ chét cắn và không nắm giữ xác động vật trong vùng lưu hành dịch hạch, mọi người cũng nên tránh tiếp xúc trực tiếp với các mô bị nhiễm như các hạch mưng mủ hoặc tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch thể phổi. Chủng ngừa (Vaccination) Vaccine dịch hạch đã được sử dụng rộng rãi ngay tức thì nhưng đã không được chứng minh là có hiệu quả chống lại bệnh dịch hạch, vaccine hiện không được khuyến cáo trong các vụ dịch nhưng vẫn được sử dụng cho các nhóm có nguy cơ cao (ví dụ như nhân viên phòng thí nghiệm là những người thường xuyên bị phơi nhiễm với các nguy cơ lây nhiễm). Xử lý vụ dịch (Managing plague outbreaks) · Phát hiện và ngăn chặn nguồn lây nhiễm (Find and stop the source of infection): xác định nguồn gốc có khả năng gây nhiễm cao trong các khu vực nơi mà các ca nhiễm bệnh ở người bị phơi nhiễm, thông thường tìm các khu vực cụm với số lượng lớn các tử vong ở con vật nhỏ, các biện phápphòng chống và vệ sinh thích hợp ngăn chặn nguồn phơi nhiễm. · Thông báo cho nhân viên y tế (Inform health workers): về nơi bệnh dịch đang lan truyền, những đặc trưng lâm sàng để phát hiện và định nghĩa thế nào là ca bệnh dịch hạch. · Đảm bảo điều trị chính xác (Ensure correct treatment): xác minh bệnh nhân đang được điều trị kháng sinh phù hợp và có nguồn cung cấp kháng sinh tại chỗ là đầy đủ. · Cách ly (Isolate) các bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch thể phổi. · Lấy mẫu (Obtain specimens) để xác định ở phòng xét nghiệm. Giám sát và phòng chống (Surveillance and control) Giám sát và phòng chống đòi hỏi điều tra các loài bọ chét và động vật liên quan đến chu kỳ dịch bệnh trong khu vực và phát triển các chương trình xử lý môi trường để hạn chế sự lây lan, giám sát dài hạn chủ động của các ổ động vật, cùng với một phản ứng nhanh trong các vụ dịch động vật đã làm giảm thành công số vụ dịch hạch ở con người.
|