Khủng hoảng Ebola vẫn là thách thức lớn ở Tây Phi và nhân viên y tế phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh
Ngày 8/12/2014. Các hãng tin quốc tế (BBC News và VOA News) cho biết con số thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với số lượng ca bệnh cộng dồn lại từ khi dịch bệnh bắt đầu vào hồi tháng 3/2014 đến nay đã là 7.780 ở Sierra Leone, 7.719 ở Liberia và 2.283 ở Guinea. Vi-rút đã cướp đi sinh mạng hơn 6.300 người tại 3 quốc gia Tây Phi, trong đó hơn một nửa số ca tử vong là ở Liberia. Khủng hoảng Ebola vẫn là thách thức lớn ở Tây Phi Số ca bệnh của Sierra Leone vượt qua Liberia Ngày 08/12/2014. BBC News -Khủng hoảng Ebola: Số ca bệnh của Sierra Leone vượt qua Liberia (Ebola crisis: Sierra Leone case number surpasses Liberia). Theo ước tính của WHO, số ca mắc ở Sierra Leone (7.780) đã vượt qua nước láng giềng Liberia (7.719) để trở thành quốc gia có số ca mắc Ebola cao nhất ở khu vực Tây Phi, vào hôm thứ hai tổ chức này cho biết các mục tiêu 60 ngày đấu tranh với Ebola-điều trị 70% bệnh nhân và chôn cất 70% nạn nhân (60-day goals for tackling Ebola-treating 70% of patients and burying 70% of victims) trước ngày 1/12/2014 đã được thực hiện tốt tại 3 quốc gia trung tâm của dịch bệnh, tuy nhiên con số điều trị tại Sierra Leone giảm không đạt chuẩn. Dịch bệnh Ebola tại Tây Phi là dịch bệnh chết chóc nhất từng thấy, vi-rút này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1976 gây ra nôn mửa, tiêu chảy, xuất huyết và người bị nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch cơ thể có vi-rút hoặc tử vong do Ebola
| Số ca mắc và tử vong Ebola vẫn tiếp diễn, đến bao giờ mới chấm dứt dịch bệnh chết người ? |
Thiếu chất dịch cơ bản và chăm sóc dinh dưỡngNgày 5/12/2014. BBC News - Chất dịch cơ bản và chăm sóc dinh dưỡng 'bị bỏ qua' (Ebola: basic fluid and nutrition care 'being missed'). Theo một báo cáo trên Tạp chí y học The Lancet (the Lancet medical journal) thì các bệnh nhân Ebola đang thiếu cơ hội nhận được sự chăm sóc cơ bản có thể giúp cải thiện cơ hội sống sót của họ, các nhà nghiên cứu cho rằng các tổ chức đang bị mê muội bởi một “quan điểm sai lầm” (inaccurate view) là không có liệu pháp điều trị Ebola nào đã được chứng minh hiệu quả. Họ cho biết thêm các bệnh nhân, người có thể được điều trị với các chất dịch và các chất điện giải đang chết dần vì mất nước. Theo các quỹ từ thiện có nhiều thách thức trong việc truyền dịch tăng liều mà một số bệnh nhân cần, BS. Catherine Hoolihan từ Quỹ từ thiện Save the Children cho biết điều này đòi hỏi số lượng nhân viên y tế lớn hơn và tỷ lệ bệnh nhân cao hơn nhưng nó sẽ cứu sống được nhiều người hơn.
| Sierra Leone đang đấu tranh để kiểm soát dịch bệnh Ebola chết chóc nhất từng thấy |
Thuốc và vắc-xin (Drugs and vaccines) Ebola đã cướp đi sinh mạng hơn 6.000 người ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Sierra Leone, Guinea và Liberia. Vi-rút này gây ra nôn mửa, tiêu chảy và xuất huyết nghiêm trọng-tất cả những triệu chứng này có thể dẫn đến việc mất rất nhiều dịch cơ thể và các chất điện giải như là natri và kali. Khi các bệnh nhân quá ốm yếu không uống được họ sẽ được truyền dịch tĩnh mạch (fluids intravenously)-sử dụng biện pháp truyền nhỏ giọt qua tĩnh mạch (using a drip through a vein) nhưng GS. Ian Roberts từ Trường Y học nhiệt đới và vệ sinh dịch tễ (School of Hygiene and Tropical Medicine) London và GS. Anders Perner từ Đại Học Copenhagen cho biết những liệu pháp bồi hoàn nước này đang bị lãng quên trong khi người ta tập trung vào các loại thuốc và vắc-xin tiềm lực. GS. Roberts trả lời BBC: “Khi dịch bệnh bắt đầu, mọi người cho rằng không thể làm gì ngoài việc tiêu diệt vi-rút nhưng nó nhanh chóng trở nên rõ ràng khi tất cả những người được điều trị tại các quốc gia thu nhập cao không tử vong cho thấy việc chăm sóc y tế chất lượng tốt thông thường có thể tạo ra một sự khác biệt lớn,đó là những thứ rất đơn giản như thay thế các chất dịch và các chất điện giải giúp cải thiện tỷ lệ tử vong”.
| Những bệnh nhân Ebola có thể mất 5 tới 10 lít dịch cơ thể một ngày vì nôn mửa và tiêu chảy |
‘Nguồn nhân lực nhiều hơn’ ('Greater staffing') Quỹ từ thiện Bác sĩ không biên giới (MSF) cho biết các bệnh nhân được khích lệ việc uống thuốc chỉ những bệnh nhân ốm yếu nhất mới được truyền tĩnh mạch vì khi truyền có thể khiến các nhân viên có nguy cơ nhiễm bệnh. BS Catherine Hoolihan từ quỹ từ thiện Save the Children, người hiện đang làm việc tại một trung tâm điều trị tại Sierra Leone nói với BBC rằng: “Một số bệnh nhân yếu hơn chắc chắn đòi hỏi truyền dịch tĩnh mạch để hỗ trợ họ nhưng thực hiện điều này cũng là một vấn đề thách thức, có những lo ngại về sự an toàn khi có những kim tiêm bên trong các khu vực chăm sóc nhưng chúng tôi đang bắt đầu xem xét xem khi nào thì việc đào tạo và các cơ sở vật chất đã hoàn thiện thì điều này có hiệu quả không. Chúng tôi cũng có những thách thức vì những bệnh nhân sợ hãi không để chúng tôi truyền dịch vào cơ thể họ, những người khác sẽ kéo họ ra ngoài và bạn cần mọi người treo túi chất dịch tiếp theo lên, điều này đòi hỏi số lượng nhân viên lớn hơn và tỷ lệ bệnh nhân cao hơn nhưng nó sẽ cứu sống nhiều người hơn”. TS. Charlie Weller từ quỹ Wellcome Trust cho biết: “Chúng tôi biết biện pháp truyền dịch tĩnh mạch có thể giúp bệnh nhân nhiều nhưng biện pháp này đòi hỏi nhiều nhân viên y tế, UK và các cơ quan toàn cầu đang kêu gọi thêm nhiều người đứng ra giúp đỡ nhưng chỉ việc truyền dịch không sẽ không thể loại trừ Ebola, những liệu pháp điều trị khác và vắc-xin cũng sẽ quan trọng vào lúc này và cho các dịch bệnh trong tương lai”. Nhân viên y tế phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnhSierra Leone tỏ ra lúng túng vì nhiều bác sĩ tử vong do EbolaNgày 08/12/2014. VOA News - Sierra Leone tỏ ra lúng túng vì nhiều bác sĩ tử vong do Ebola (Sierra Leone Baffled by Doctors' Ebola Deaths). Giám đốc cơ quan y tế của Sierra Leone cho biết ông rất lúng túng vì có ba bác sĩ tử vong do Ebola trong 3 ngày qua, Bác sĩ Brima Kargbo nói rằng một cuộc khảo sát được thực hiện cùng với Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) thấy rằng 70% người bị lây nhiễm không đến từ các trung tâm điều trị Ebola của quốc gia. Theo lời ông Kargbo bác sĩ Aiah Solomon Konoyeima tử vong vào ngày thứ bảy tuần qua là bác sĩ thứ 10 chết do virus này và ông cho biết rằng Konoyeima là bác sĩ thứ ba tử vong do Ebola từ hôm thứ sáu: “Chúng ta vừa chôn cất bác sĩ Tom Rogers và bác sĩ Dauda Koroma ngày hôm qua và bây giờ là bác sĩ Konoyeima”. Rogers là một bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Connaught, bệnh viện chính tại thủ đô Freetown. Ông đã được điều trị tại Trung tâm điều trị Ebola Kerry Town được tài trợ bởi Anh, ông được cho là đã đáp ứng tốt với liệu pháp điều trị nhưng tình trạng của ông trở nên xấu vào ngày thứ sáu. Bác sĩ Koroma đã tử vong tại Trung tâm điều trị Hastings, nơi được điều hành bởi các bác sĩ của Sierra Leone. Ông Kargbo cho rằng thật khó khăn để ông để biết được các bác sĩ lây nhiễm bệnh từ đâu: “Điều đáng lưu ý là một cuộc khảo sát được thực hiện cùng với trung tâm CDC và rõ ràng rằng hơn 70% số người lây nhiễm không phải từ các cơ sở điều trị”. Người chăm sóc người bệnh có nguy cơ lây nhiễm (Caregivers at risk) Theo ông Kergbo có thể các bác sĩ bị lây nhiễm từ các bệnh nhân mà họ đang điều trị: “Hầu như chắc chắn rằng bởi vì vào cuối ngày, nếu các bạn theo dõi chiều hướng của bệnh, hầu hết những người bị ảnh hưởng là các nhân viên y tế và những người chăm sóc bệnh nhân” và ông cho rằng vấn đề phức tạp là hầu hết những người đến các trung tâm điều trị không nói sự thật nếu họ có tiếp xúc với người bị nhiễm virus Ebola. Sierra Leone tiết lộ rằng có khoảng 80-100 ca mắc mới được báo cáo mỗi ngày, Kargbo cho biết tháng 11/2014 có số ca mắc cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng nổ vào tháng 5/2014 nhưng ông cho biết thêm con số này bắt đầu chững lại: “Mặc dù chúng ta chưa thể nói, ‘Vâng, chúng ta đã thoát ra khỏi rừng rậm chưa’ (‘Yes, we are out of the woods’) nhưng trong ba ngày qua con số báo cáo cho thấy thấp hơn so với con số được báo cáo trong tháng mười một”. Ông cho biết Sierra Leone rất hài lòng với sự hỗ trợ quốc tế mà họ đang nhận được, cụ thể từ Liên minh châu Phi và nói rằng không có sự trợ giúp nào sẽ ngăn chặn được sự lây nhiễm nếu các nhân viên y tế không tự bảo vệ chính họ một cách phù hợp. “Đó là lý do tại sao cách đây khoảng 3 tuần chúng tôi có một hội nghị chuyên đề với Hiệp hội Y khoa Sierra Leone, tại đây chúng tôi đã giải thích cho họ những lý do để bảo vệ chính mình, thậm chí khi khám cho người thân của các bạn, đồng nghiệp, bạn cần bảo vệ chính mình một cách phù hợp để không bị lây nhiễm”, Kargbo nói.
| Một nhân viên y tế chuẩn bị khử trùng khu vực dùng để chôn cất tại Freetown, Sierra Leone |
Bác sĩ thứ 10 tại Sierra Leone tử vong vì dịch bệnh Ebola Ngày 07/12/2014. VOA News. Bác sĩ thứ 10 tại Sierra Leone tử vong vì dịch bệnh Ebola (10th Sierra Leone Doctor Dies of Ebola). Bác sĩ thứ 10 tử vong do Ebola tại Sierra Leone, một ngày sau khi hai bác sĩ khác tại Sierra Leone đã chết vì virus này. Bác sĩ Brima Kargbo, giám đốc cơ quan y tế của Sierra Leone cho biết bác sĩ Aiah Solomon Konoyeima đã tử vong vì Ebola vào ngày thứ bảy. Vào ngày thứ sáu, Thomas Rogers, một bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Connaught, bệnh viện chính tại thủ đô Freetown và Dauda Koroma đã chết vì căn bệnh này. Các thông tin chi tiết về các bác sĩ đã bị nhiễm virus như thế nào, ở đâu chưa được biết. Trong số 11 bác sĩ ở Sierra Leone bị nhiễm virus, chỉ có 1 người được sống sót. Ba quốc gia của Tây Phi gồm Guineam Liberia và Sierra Leone bị ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh Ebola hiện nay với hàng trăm nhân viên y tế bị nhiễm virus này.
| Nhân viên y tế luôn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong do Ebola |
Thiệt hại của hệ thống chăm sóc y tế (Toll on health care system) Số ca tử vong đã gây những thiệt hại to lớn cho hệ thống chăm sóc y tế tại các quốc gia này, theo một báo cáo của hãng tin AFP (Pháp) có hơn 100 nhân viên y tế đã thiệt mạng tại Sierra Leone. Theo The Associated Press, Konoyeima làm việc tại một bệnh viện nhi đồng ở thủ đô Freetown, được xét nghiệm dương tính với virus Ebola cách đây khoảng 2 tuần, ông được điều trị tại Trung tâm Điều trị Ebola Hastings, tại đây toàn bộ nhân viên y tế là người Sierra Leone so với nhiều trung tâm khác, nơi mà được quản lý bởi các tổ chức quốc tế hay các nhân viên nước ngoài. Trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay, Ebola đã lây nhiễm hơn 17.500 người, hầu hết tại Guinea, Liberia và Sierra Leone. Trong số đó, có khoảng 6.200 ca tử vong. Hiện nay dịch bệnh lây lan nhanh nhất tại Sierra Leone, WHO đã đặt ra mục tiêu 60 ngày vào 01/10 sẽ cách ly 70% bệnh nhân Ebola tại Liberia, Guinea và Sierra Leone và đảm bảo việc chôn cất an toàn cho 70% thi thể là nguồn lây nhiễm virus cao. Tuy nhiên Palo Conteh, lãnh đạo Trung tâm phản ứng Ebola quốc gia (National Ebola Response Center) của chính phủ cho biết rằng tại Sierra Leone chỉ 60% bệnh nhân được cách ly đến ngày 01/12/2014.
|