Ebola: conđường kết thúc dịch bệnh còn khó khăn
Bắt đầu tìm kiếm bệnh nhân theo từng nhà17/12/2014. BBC News - Dịch bệnh Ebola: Sierra Leone bắt đầu tìm kiếm bệnh nhân theo từng nhà (Ebola: Sierra Leone begins house-to-house searches). Sierra Leone bắt đầu tìm kiếm theo từng nhà tại thủ đô Freetown để phát hiện các ca mắc Ebola còn ẩn giấu. .Tổng thống Sierra Leone, Ernest Bai Koroma cho biết kinh doanh chủ nhật sẽ bị cấm và du lịch giữa các huyện bị hạn chế, khi Giáng sinh đang đến gần mọi người cần được nhắc nhở là Sierra Leona đang ở cuộc chiến với một “kẻ thù đang rình rập” (vicious enemy). Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Sierra Leone đã vượt Liberia với số ca mắc Ebola cao nhất, virus này đã giết chết hơn 6.800 người trong năm nay, hầu hết ở Sierra Leone, Liberia và Guinea. Trong phát biểu của mình, Tổng thống Koroma cho biết việc tìm kiếm nhằm mục đích “phá vỡ chuỗi lây lan của dịch bệnh” (break the chain of transmission) và nói thêm rằng: “Đừng che giấu người bệnh” (Do not hide the sick), trong khi nhiều huyện của cả nước đã đạt được tiến bộ trong cuộc chiến chống lại Ebola nhưng những thách thức vẫn còn ở phía tây của đất nước, nơi mà trong hai tuần qua đã chiếm 50% sô ca mắc mới (new infections).
Chính quyền muốn đảm bảo bất kỳ ai có biểu hiện các triệu chứng của Ebola hãy đến trung tâm điều trị
| Ông cho biết ông đã được giới thiệu một kế hoạch hành động, tăng cường hành động ở khu vực phía tây (Operation Western Area Surge) để khuyến khích người dân ra trình diện nếu họ có sốt hay các triệu chứng khác của Ebola. Ông nói rằng nó là cần thiết để đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt như vậy mặc dù đó là mùa lễ hội-một thời gian mà mọi người thường “ăn mừng cùng với gia đình của mình một cách vui vẻ” (celebrate with their families in a joyous manner). Tổng thống cũng nói rằng hạn chế đi lại giữa các huyện sẽ được thi hành đến qua Lễ Giáng sinh, những người theo đạo Thiên chúa sẽ được phép tham dự lễ tại nhà thờ nhưng sẽ phải trở về nhà ngay sau đó, tất cả các lễ hội mừng Năm mới (New Year's Day festivities) bao gồm lễ nhà thờ và các lễ hội bên ngoài sẽ bị cấm hoặc hạn chế nghiêm ngặt, ngoài ra cấm mua bán vào ngày chủ nhật, các biện pháp mới sẽ bao gồm hạn chế thời gian mua bán vào ngày thứ bảy và các ngày trong tuần.Sự phổ biến của virus tại thủ đô Freetown được cho là một trong những nguyên nhân tại sao Ebola lại lan truyền quá nhanh tại khu vực phía tây, các phóng viên tại Sierra Leone, Umaru Fofana cho rằng các biện pháp một phần nhằm mục tiêu nhằm kiểm soát đám đông. Ông cho biết người dân tại Freetown tiếp tục tụ tập trên các con đường hoặc chạy bộ dọc bãi biễn bất chấp những đe dọa doEbola. Đây không phải là lần đầu tiên mà Sierra Leone sử dụng các biện pháp nghiêm ngặt đối với những người nhiễm virus Ebola nhưng không ai ngừng ngăn chặn sự gia tăng lây nhiễm của dịch bệnh, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC), Tom Frieden nói với hãng tin AP rằng “cuộc chiến sẽ còn lâu dài và khó khăn để đạt tới mục tiêu không còn ca mắc nào” (the fight is going to be long and hard to get to zero cases) và phụ thuộc vào việc bệnh nhân tự đến trung tâm điều trị để được chẩn đoán. Sierra Leone có số ca mắc Ebola cao hơn các quốc gia khác Số ca tử vong do Ebola Theo thống kê của WHO đến ngày 13/12/2014 số ca tử vong do Ebola là 6.856 bao gồm các ca có thể, xác dịnh và nghi ngờ (probable, confirmed and suspected cases) kể cả một ca tại Mỹ và sáu ca tại Mali: 3.290 ca tại Liberia; 2.033 ca tại Sierra Leone; 1.518 ca tại Guinea và 8 ca tại Nigeria Đe dọa an ninh lương thựcNgày 17/12/2014. VOA News - Ebola đe dọa đến hàng triệu người dân vì thiếu an ninh lương thực(Ebola Threatens Millions With Food Insecurity). Ebola vẫn tiếp tục tấn công Guinea, Liberia và Sierra Leone trên nhiều mặt trận. Trong khi số người nhiễm và tử vong gia tăng, căn bệnh đang đặt ra một mối đe dọa lớn hơn đối với an ninh lương thực. Cơ quan Liên Hiệp Quốc (UN) cảnh báo hơn 1 triệu người dân có thể trong tình trạng mất an toàn lương thực vào tháng ba nếu không hành động ngay từ bây giờ.Người dân mua lương thực tại một khu chợ thủ đô Monrovia, Liberia Tổ chức Nông Lương của UN (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và chính phủ của ba nước vừa khảo sát tình hình an ninh lương thực, một tuyên bố chung ban hành vào hôm thứ tư kêu gọi “cải thiện mạnh mẽ tiếp cận lương thực” (drastically improved access to food) cũng như các biện pháp để “bảo vệ” (safeguard) cả sản lượng cây trồng và chăn nuôi. Alexander Jones, giám đốc phụ trách các quan hệ tài trợ và huy động nguồn lực của FAO cho biết: “Rõ ràng ưu tiên cấp bách nhất của FAO và tất cả các đối tác UN của chúng tôi là ngăn chặn dịch bệnh và thiệt hại về sinh mạng do nó gây ra”, Jones nói tiếp: “Tuy nhiên chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng cần phải giảm thiểu các tác động về an ninh lương thực của cuộc khủng hoảng, một vấn đề cũng đầy thách thức không kém”. Điều này đều có các tác động trực tiếp và gián tiếp lên hàng triệu người tại 3 quốc gia bị ảnh hưởng nặng bởi Ebola ở Guinea, Liberia và Sierra Leone”. Cơ quan UN cho biết việc tiếp cận lương thực đã bị ngăn chặn bởi tình trạng đóng cửa biên giới, cách ly, cấm săn bắn và hạn chế vận chuyển, các hình thức kiếm sống bị gây trở ngại và thị trường thực phẩm bị đóng cửa trong thời gian dài. Jones cho rằng việc thu hoạch và chế biến lương thực bị đình trệ hoặc dừng lại ở một số nơi: “Tất nhiên đây là những quốc gia có ngành nông nghiệp nông thôn rất lớn nhưng hiện dịch bệnh đang lấy đi lực lượng lao động ra khỏi những khu vực này, thông thường trong suốt vụ mùa và những mùa nông nghiệp quan trọng khác có một lượng dân cư lớn đổ về từ những khu vực khác và hiển nhiên điều này sẽ không xảy ra khi mọi cách ly và hạn chế di chuyển áp đặt lên họ, vì vậy sẽ có tình trạng thiếu lực lượng lao động hoàn toàn ở khu vực này”. Các công nhân nông trường không còn có lương họ đã làm trước khi bùng phát dịch bệnh, họ thiếu chi tiêu cũng góp phần làm suy giảm kinh tế trong nước. Jones của FAO cho biết những người nông dân có thể sản xuất một số vụ mùa đang có một thời gian khó khăn khi bán sản phẩm: “Vì vậy chúng ta đang thấy rằng giá cả trong các khu vực sản xuất đang giảm xuống và lại tăng lên ở các khu vực tiêu thụ vì vậy thường là các khu vực nông thôn có thu nhập thấp hơn để mua những thứ họ cần còn những khu vực thành thị lại đang chứng kiến giá cả tăng lên”.
Guinea, Liberia và Sierra Leone đã buộc phải nhập khẩu thêm nhiều thực phẩm và không có khả năng xuất khẩu vụ mùa tới các nước láng giềng như trước đây. FAO và Quỹ Africa Solidarity Trust Fund đã tài trợ hơn 3 triệu đô-la ($ 3.000.000)cho các nỗ lực an ninh lương thực nhưng các quan chức cho biết sẽ cần thêm hàng triệu đô-la nữa. “Sự bùng nổ của Ebola tại Tây Phi là một hồi chuông cảnh tỉnh cho thế giới (a wake-up call for the world)”, Denise Brown, điều phối viên phản ứng khẩn cấp của WFP tại Dakar cho biết. Để cho tình hình tốt hơn, các cơ quan UN đang cố gắng “tái thiết lập hệ thống nông trại tại 3 quốc gia” (re-establish the farm system in the three countries)- bản tuyên bố chung cho biết. Điều này bao gồm cung cấp các hạt giống và phân bón, các phương pháp nông nghiệp tốt hơn để giúp bù đắp cho sự thiếu hụt lao động và các khoản tiền mặt hoặc các phiếu trợ giá cho phép mọi người “mua lương thực và giúp kích thích thị trường” (to buy food and help stimulate markets). Trong khi đó, Brown cho biết thêm: “Trong khi làm việc với các đối tác để làm tình hình tốt hơn, chúng ta cũng phải chuẩn bị cho họ nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn”. Tuyên bố cho biết gần 520.000 người hiện đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 3 quốc gia, dự báo đến tháng 3/2015 con số này có thể tăng từ 120.000 lên 280.000 tại Sierra Leone, từ 170.000 lên gần 300.000 tại Libieria và từ 230.000 tới hơn 470.000 tại Guinea. Những cuộc tìm kiếm ở Sierra Leone (Searches in Sierra Leone) Các nhà chức trách tại Sierra Leone vào hôm thứ tư đã bắt đầu tiến hành những cuộc tìm kiếm từng nhà một (house-to-house searches) tại thủ đô nước này-Freetown để phát hiện những bệnh nhân Ebola còn lẩn trốn, Tổng thống Sierra Leone Ernest Bai Koroma trong một phát biểu hôm thứ ba nói rằng: “Đừng giấu bệnh” (Don’t hide the sick), những cuộc tìm kiếm nhằm mục đích “phát hiện từng người người ốm” (extracting every sick person) để phá vỡ chuỗi lây truyền vi-rút Ebola. Freetown đã trở thành trung tâm của dịch bệnh, báo cáo hơn 130 ca mới được xác định trong tuần đầu tiên của tháng 12/2014, chiếm một phần ba trong tổng số ca của cả nước. Trong một bước đi khác, chính phủ Sierra Leone đã cấm tất cả các lễ tổ chức Giáng Sinh công cộng bắt đầu vào ngày 20/12/2014 để giảm thiểu tiếp xúc cơ thể giữa mọi người, tương tự như vậy chính phủ Guinea đã cấm các tụ tập ngày lễ. WHO cho biết vào hôm thứ hai rằng 18.464 ca mắc và 6.841 ca tử vong đã được báo cáo trong tổng thể dịch bệnh. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc sẽ tới thăm (UN Chief to Visit) Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon sẽ có chuyến thăm tới các quốc gia Tây Phi đang đấu tranh với dịch bệnh Ebola, Ban cho biết ông sẽ đến thăm Guinea, Liberia, Mali và Sierra Leone, những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh cũng như Ghana, địa điểm của phái đoàn phản ứng với Ebola của UN. Vào hôm thứ tư tại New York ông nói ông muốn trực tiếp nhìn thấy công tác phản ứng với Ebola và muốn thể hiện tinh thần đoàn kết với những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Người đứng đầu UN cho biết đã có một làn sóng đóng góp cứu mạng sống từ khắp nơi trên thế giới và chiến lược phản ứng với Ebola đang hoạt động nhưng Ebola vẫn còn tiếp tục tăng giá lương thực, khiến trẻ em nghỉ học và kiềm chế các hoạt động kinh doanh. Mali có thể “thoát dịch” Ebola trong tháng tớiNgày 16/12/2014. BAMAKO. Mali chấm dứt lệnh cách ly, có thể không còn virus Ebola vào tháng tới (Mali Ends Last Quarantines, Could Be Ebola-free Next Month). Vào hôm thứ ba, WHO cho biết Mali đã miễn lệnh cách ly cho 13 người cuối cùng được theo dõi đối với virus Ebola và quốc gia này có thể tuyên bố “thoát dịch” trong tháng tới nếu không có ca mắc nào được ghi nhận. Mali ghi nhận 6 ca tử vong do Ebola, theo số liệu mới nhất của WHO công bố vào thứ hai virus này đã giết chết 6.841 người tại các quốc gia láng giềng như Guinea, sierra Leone và Liberia trong một đại dịch tồi tệ nhất của bệnh sốt xuất huyết do virus gây ra. Trẻ em đang xem nhân viên y tế phun thuốc khử trùng bên ngoài nhà thờ Hồi giáo tại Bamako, Mali ngày 14/11/2014 Bệnh nhân nhiễm virus cuối cùng tại Mali đã hồi phục và rời khỏi bệnh viện tuần trước, trong khi đó những người có tiếp xúc với người nhiễm virus đã hoàn tất thời gian cách ly 21 ngày bắt buộc vào ngày thứ hai. Abdoulaye Cisse, phát ngôn viên của WHO nói với hãng tin Reuters rằng: “Không còn ca tiếp xúc nào đang theo dõi, không còn bệnh nhân đang được điều trị và không có ca nghi ngờ nào nhiễm virus Ebola” (There is no more contact-tracing. No sick person is being treated, and there is no suspected case of Ebola). Tại một thời điểm, quốc gia này theo dõi hơn 300 người có tiếp xúc với ca bệnh, nếu không có ca mắc mới được ghi nhận Mali sẽ được tuyên bố “thoát dịch” Ebola vào ngày 18/1/2015, cơ quan y tế của UN cho biết. Văn phòng Thủ tướng của Mali phát biểu rằng chính quyền sẽ tập trung vào nhận thức Ebola và các nỗ lực phòng ngừa. Mali trở thành quốc gia thứ 6 của Tây Phi ghi nhận có ca mắc Ebola khi một bé gái 2 tuổi từ Guinea tử vong vào tháng Mười. Quốc gia này đã gần tới tuyên bố không còn ca mắc Ebola vào tháng 11/2014 trước khi có đợt lây nhiễm thứ hai xảy ra.
|