Khủng hoảng Ebola tại Tây Phi vẫn tiếp diễn
Tống số ca tử vong so Ebola lên đến 7.573 caNgày 24/12/2014. Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Tống số ca tử vong so Ebola lên đến 7.573 ca (WHO: Ebola Death Toll Hits 7,573). Theo WHO, tổng số ca tử vong do Ebola tại ba quốc gia Tây Phi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh đã tăng lên 7.573/19.463 ca mắc được ghi nhận cho đến nay. Sierra Leone có số ca mắc cao nhất với 9.004 ca, trong khi đó Liberia có số tử vong cao nhất là 3.384 ca, theo số liệu thống kê mới nhất. Guinea, nơi mà dịch bệnh bắt đầu bùng nổ cách đây 1 năm, là quốc gia bị ảnh hưởng nặng thứ ba. Khủng hoảng dịch bệnh Ebola đã tuyên bố nạn nhân đầu tiên cách đây một năm và có khả năng kéo dài đến cuối năm 2015, theo Peter Piot, một nhà khoa học đã nghiên cứu phát hiện ra virus này vào năm 1976.Một giáo viên dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của các học sinh xem có dấu hiệu Ebola tại Trường mẫu giáo Nhà thờ châu Phi Aiyetoro và Trường Tiểu học tại Lagos, Nigeria. Ngày 21/12/2014. ACCRA. Bước tiếp theo trong Kế hoạch Ebola: Các nhóm Liên Hiệp Quốc (UN) sẽ nghiên cứu các con đường lây truyền bệnh (Next in Ebola Plan: UN Teams to Study Lines of Transmission). Các nhân viên y tế hàng đầu của UN cho biết công tác điều tra y tế sẽ là giai đoạn lớn tiếp theo trong cuộc chiến chống lại Ebola khi UN triển khai hàng trăm nhân viên y tế để xác định các chuỗi lây nhiễm khi vi-rút truyền từ người sang người. Các nhóm y tế sẽ đi tới mỗi quận và khu vực của Guinea, Sierra Leone và Liberia, ba quốc gia trung tâm của dịch bệnh nhằm phát hiện những người mà mỗi người nhiễm bệnh đã có khả năng tiếp xúc với họ.Nỗ lực này sẽ được thực hiện song song với các biện pháp nhằm tối thiểu hóa sự lây truyền bệnh như điều trị tất cả bệnh nhân Ebola tại các trung tâm chuyên khoa và chôn cất tất cả nạn nhân an toàn.Bệnh nhân Ebola đầu tiên xuất hiện một năm trước (Ebola claimed 1st victim a year ago) Peter Pio, Giám đốc Trường Vệ sinh và Y học nhiệt đới Luân Đôn (London School of Hygiene and Tropical Medicine) và là thành viên của một nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra Ebola vào năm 1976 cho biết đã một năm trôi qua kể từ khi cơn khủng hoảng Ebola ở Tây Phi công bố bệnh nhân Ebola đầu tiên và dịch bệnh có thể sẽ kéo dài tới cuối năm 2015.Piot trả lời BBC vào hôm thứ 4: “Đây sẽ là một dịch bệnh với cái đuôi rất dài và là một cái đuôi gập ghềnh. … chúng ta cần phải sẵn sàng cho một nỗ lực lâu dài, một nỗ lực bền bỉ có lẽ là cho cả năm 2015”.Vào ngày 28/12/2013, đứa bé 2 tuổi Emile Ouamouno đã tử vong tại ngôi làng Meliandou hẻo lánh ở vùng nam Guinea sau khi bị sốt, đau đầu và tiêu chảy; người chị gái 3 tuổi, mẹ và bà của em đã tử vong vài ngày sau đó.WHO cho biết những ca tử vong này đã không được chú ý và căn bệnh đã hoạt động âm ỉ không ai biết, mãi cho tới tháng 3 khi các quan chức y tế tại Guinea đã bắt đầu nhận ra điều gì đó dáng lo ngại đang xảy ra.Số liệu của Reuters (Material for this article came from Reuters) theo báo cáo của WHO từ thứ tư vừa qua số ca tử vong do Ebola tại Liberia, Sierra Leone và Guina-3 nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh đã tăng lên 7.573 ca trong số 19.463 ca mắc xác định cho đến nay, dù số ca mắc mới đang chững lại ở nhiều nơi. Giai đoạn 2 của kế hoạch (Phase two of plan) Tuy nhiên Tổng Giám đốc WHO, TS. Magret Chan cho biết giai đoạn 2 của kế hoạch nhằm kiểm soát vi-rút bằng cách hiểu rõ các con đường lây truyền của nó. Bà Chan trả lời với Reuters trong một chuyến thăm tới Tây Phi: “Bạn đuổi theo vi-rút và lùng sục vi-rút nhưng vi-rút sống trong cơ thể một người nhiễm bệnh nên bạn đuổi theo mỗi ca bệnh, cách ly họ và sau đó là tất cả những người tiếp xúc với người nhiễm bệnh”. Bà đang đi cùng với Tổng Thư ký UN Ban Ki-moon trong một chuyến công du tới 4 nước nhằm khích lệ các nhân viên y tế và thu hút sự chú ý toàn cầu vào cuộc chiến chống lại dịch bệnh. Các chuỗi lây nhiễm (Chains of transmission) Căn bệnh lây lan thông qua tiếp xúc với người hoặc tử thi nhiễm bệnh vì vậy các thành viên gia đình chăm sóc cho những bệnh nhân hoặc người chuẩn bị cho nạn nhân trước khi chôn cất đều có nguy cơ nhiễm do đó mọi người thường biết họ bị ốm kết thế nào, những bệnh nhân nói họ không biết nguyên nhân là một điều đáng lo ngại vì những trường hợp này có thể là các đường dây lây truyền chưa được phát hiện. Bruce Aylward, trưởng nhóm phản ứng Ebola của WHO cho biết: “Bạn không thể kiểm soát Ebola cho tới khi bạn biết tất cả các chuỗi lây nhiễm của bạn ở đâu và cho tới khi các ca bệnh của bạn có tên trong danh sách những người tiếp xúc đã biết, bạn luôn luôn nghe về công tác điều tra dịch bệnh và đó là điều đang được tập trung đối với Ebola hiện nay”. Việc theo dấu những người tiếp xúc đòi hỏi phải tới từng hộ gia đình và phát hiện các dấu hiệu của bệnh và đòi hỏi sự hợp tác từ các nhà chức trách địa phương và các lãnh đạo cộng đồng. Theo Aylward minh họa cho quy mô của thách thức này, 25% của những ca bệnh mới tại Liberia đang tới từ những nguồn mới, ngược lại các quan chức ở Guinea cho rằng vào tháng 11/2014 tất cả các ca bệnh tại thủ đô xuất phát từ chỉ 4 chuỗi lây truyền. Đặc phái viên về Ebola của UN, ông David Nabarro cho biết, chi phí chung của công tác phản ứng với Ebola có thể tăng lên khoảng 4,1 tỷ đô-la, để hoàn thành giai đoạn 2, cơ quan y tế của UN này sẽ huy động 900 nhà dịch tễ học, tăng gấp 3 số lượng hiện có, khoảng một nửa sẽ là người ngoại quốc. Mục tiêu là đưa các nhóm vào tư thế sẵn sàng đến cuối tháng 1/2015, theo sau là một kế hoạch riêng biệt nhằm điều trị cho tất cả các bệnh nhân và chôn cất tất cả nạn nhân an toàn vào cuối tháng này. Khủng hoảng Ebola có thể sẽ kéo dài một năm Ngày 24/12/2014. BBC News - Các chuyên gia cho biết khủng hoảng Ebola dường như sẽ kéo dài một năm (Ebola crisis likely to last a year, says expert). Một nhà nghiên cứu hàng đầu đã giúp phát hiện vi-rút này cho biết khủng hoảng Ebola tại Tây Phi dường như kéo dài đến tận cuối năm 2015. Peter Piot, người vừa trở về từ Sierra Leone, đã trả lời với BBC rằng ông đã được khích lệ bởi những tiến bộ ở đó và bởi sự hứa hẹn những liệu pháp kháng vi-rút mới nhưng ông cảnh báo những loại vắc-xin này cũng phải mất thời gian để phát triển. Peter Piot ấn tượng bởi những tiến bộ trong việc đấu tranh với Ebola tại Sierra Leone GS. Piot là một trong những nhà khoa học đã phát hiện ra Ebola vào năm 1976 và hiện là Giám đốc Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới Luân Đôn (London School of Hygiene and Tropical Medicine). Ông cho biết dù dịch bệnh đã đạt tới đỉnh điểm tại Liberia và có khả năng đạt đỉnh điểm ở Sierra Leone trong vài tuần tới nhưng dịch bệnh sẽ có một “cái đuôi rất dài và là một cái đuôi gập ghềnh, dịch bệnh Ebola nào đều bắt đầu từ một ca bệnh”. Ông trả lời với BBC rằng: “Dịch bệnh Ebola vẫn còn rất mạnh ở đây, mọi người vẫn đang chết dần và những ca bệnh mới vẫn đang xuất hiện, chúng ta cần phải sẵn sàng cho một nỗ lực lâu dài, một nỗ lực bền bỉ có lẽ là cho cả năm 2015”, tuy nhiên ông cho biết thêm rằng ông đã ấn tượng bởi tiến bộ đã đạt được ở Sierra Leone: “Các trung tâm điều trị đã được thành lập trên khắp cả nước với sự giúp đỡ của Anh, bạn không còn thấy cảnh mà người dân đang hấp hối trên đường nữa”. Ông cho rằng ông cũng được khích lệ rằng nhờ những biện pháp điều trị đơn giản như truyền dịch tĩnh mạch và thuốc kháng sinh, tỷ lệ tử vong đã giảm xuống mức một phần ba: “Để đạt được mức thấp hơn mức đó sẽ đòi hỏi những liệu pháp đặc biệt mà hiện đang được thử nghiệm” và ông hy vọng trong vòng 3 tháng sẽ biết rõ được những liệu pháp kháng vi-rút nào có hiệu quả. Theo ông việc phát triển một loại vắc-xin sẽ phức tạp hơn nhưng phải được thực hiện: “để khi có một dịch bệnh khác hoặc có thể khi dịch bệnh này kéo dài thì chúng ta có vắc-xin sẵn sàng sử dụng”. Sierra Leone huấn luyện đội chôn cất nạn nhân Ebola mới Ngày 24/12/2014. VOA News - Sierra Leone huấn luyện đội chôn cất nạn nhân Ebola mới (Sierra Leone Trains New Ebola Burial Team). Một phát ngôn viên của chính quyền Sierra Leone cho biét một đội chôn cất mới được huấn luyện sẽ sớm được triển khai tại những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh Ebola. Các nhân viên y tế đang chôn cất thi thể của một nạn nhân nghi ngờ nhiễm virus Ebola tại một nghĩa trang ở Freetown, ngày 21/12/2014. Abdulai Bayraytay nói: “Họ sẵn sàng đi vào khu vực dịch bệnh, thật vậy chúng tôi cho đội chôn cất một ngày nghỉ mỗi tuần (có tính lương) để họ không phải làm việc kiệt sức”. Bayraytay cho rằng các thành viên của đội chôn cất mới được huấn luyện là những nhân viên vệ sinh để giáo dục người dân về dịch bệnh lây lan như thế nào và các đội chôn cất mới đang được đào tạo bởi Bộ Y tế của chính phủ phối hợp với Tổ chức di cư quốc tế (International Organization for Migration): “Họ đang đào tạo theo quy tắc thông thường đối với khu vực phía tây nói riêng cũng như phía đông nam và phía bắc của quốc gia, chúng tôi muốn duy trì tình hình này bởi vì đội chôn cất đang phải làm công việc hết sức khủng khiếp-đó là lý do tại sao chúng tôi tập hợp một nhóm 12 người và mỗi nhóm được cung cấp 2 xe máy”. Với nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Ebola, chính phủ đã ra lệnh cấm tụ tập những nơi công cộng trong những ngày lễ Giáng sinh, ông phủ nhận sự đi lại làm suy yếu hiến pháp, điều mà đảm bảo sự tự do tôn giáo. Bayraytay cho biết chính quyền hài lòng với sự chấp thuận của công chúng về lệnh cấm: “Chính phủ đang làm việc với Hội đồng liên tôn giáo của Sierra Leone để chúng tôi chắc rằng chúng tôi có cùng quan điểm. Tôi phải nói rằng kể từ khi tổng thống tuyên bố khu vực phía tây tăng cường các biện pháp chống lại dịch bệnh Ebola … chúng tôi mong rằng mọi người sau khi đi lễ nhà thờ vào Giáng sinh sẽ đi về nhà và trãi qua cả ngày để suy ngẫm.” Ông cho rằng chính quyền mong rằng người dân sẽ trở về nhà sau 5 giờ chiều từ tất cả các hoạt động khác nhau “như là cách để chào đón Năm mới”.
|