Ebola: thông tin cập nhật và truy tìm dấu vết dịch bệnh
Ngày 12/1/2014. Theo WHO và các hãng tin quốc tế (BBC News, VOA News) trong số 20.813trường hợp nhiễm bệnh có 8.284 trường hợp tử vong do vi rút Ebola tập trung chủ yếu ở 3 nước Tây Phi, trong đó 503 trường hợp tử vong trong số 846 nhân viên y tế nhiễm Ebola trong quá trình làm nhiệm vụ tại châu Phi. Các nhà khoa học đang truy tìm dấu vết dịch bệnh để có cơ sở khoa học kết luận mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và xây dựng biện pháp phòng chống phù hợp. Thông tin cập nhật về dịch bệnh Ebola Số ca mắc và tử vong Theo thông tin cập nhật đến ngày 7/1/2015 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có 20.813trường hợp mắc, trong đó 8.284 trường hợp tử vong do vi rút Ebola tập trung chủ yếu ở 3 nước Tây Phi: Guinea ( 2.775 ca mắc, 1.781 tử vong); Liberia (8.157 ca mắc, 3.496 tử vong); Sierra Leone (9.780 ca mắc, 2.943 tử vong) và một số quốc gia châu Phi qua 42 ngày không xuất hiện ca mắc mới: Mali (8 ca mắc, 6 tử vong); Nigeria (20 ca mắc, 8 tử vong); Senegal (1 ca mắc, 0 tử vong); Congo-DRC (66 ca mắc, 49 tử vong). Ngoài ra dịch bệnh này còn xuất hiện ở một số nước ngoài châu Phi: Tây Ban Nha (1 ca mắc, 0 tử vong); Mỹ (4 ca mắc, 1 tử vong) và gần đây nhất Anh (1 ca mắc, 0 tử vong). Bản đồ phát tán dịch bệnh Ebola từ Tây Phi WHO cũng thông báo đã có 846 nhân viên y tế nhiễm Ebola trong quá trình làm nhiệm vụ, trong đó 503 trường hợp tử vong, số ca mắc/tử vong nhân viên y tế tại các quốc gia như sau: Guinea (154 ca mắc/89 tử vong), Liberia (370 ca mắc/178 tử vong), Sierra Leone (296 ca mắc/221 tử vong, Mali (2 ca mắc/2 tử vong), Nigeria (11 ca mắc/5 tử vong, Congo-DRC (8 ca mắc/8 tử vong), Tây Ban Nha (1 ca mắc/0 tử vong), Mỹ (3 ca mắc/0 tử vong), Cu Ba (1 ca mắc/0 tử vong), Anh (1 ca mắc/0 tử vong). Thông tin về ca bệnh Ebola ở Anh quốc (UK) Ngày 30/12/2014. BBC News - Y tá Ebola Pauline Cafferkey được chuyển sang đơn vị điều trị ở Luân Đôn (Ebola nurse Pauline Cafferkey transferred to London unit). Một nhân viên y tế được chẩn đoán mắc Ebola sau khi trở về Scotland từ Sierra Leone đã được đưa tới một trung tâm điều trị đặc biệt tại Luân Đôn. Pauline Cafferkey, người đã bay tới Glasgow qua Casablanca và London Heathrow, đã được đưa tới Bệnh viện Royal Free. Được biết cô đã bay tới Trạm không lực Hoàng gia Northolt trong một máy bay không quân sau khi rời Glasgow trong một đoàn hộ tống, các hành khách trên chuyến bay cùng cô tới Anh đang được tìm kiếm, tuy nhiên các quan chức cho biết nguy cơ đối với công chúng là rất thấp. Pauline Cafferkey được cho là đang được “chữa trị hết sức có thể” Cô Cafferkey là một thành viên của một nhóm lên tới 50 nhân viên y tế Cơ quan dịch vụ y tế Quốc gia Anh (NHS) trở về Anh vào cuối tuần sau khi tham gia công tác tình nguyện tại Sierra Leone, Bộ trưởngthứ nhất củaScotland Nicola Sturgeon cho biết cô đang được “chữa trị hết sức có thể” (doing as well as can be expected in the circumstances). Cô Cafferkey đã tới Sierra Leone vào tháng 11 Cô Cafferkey, người đã làm việc với tổ chức từ thiện Save the Children tại Sierra Leone đã tới Glasgow trên một chuyến bay hãng hàng không British Airways vào hôm Chủ nhật nhưng sau đó được đưa vào đơn vị cách ly tại bệnh viện Gartnavel vào sáng thứ hai sau khi bị sốt. Cô Cafferkey rời bệnh viện tại Glasgow từ sớm hôm Thứ 3. Bà Sturgeon đã nói với các nhà báo rằng để đề phòng, cơ quan Bảo vệ Sức khỏe (Health Protection) Scotland đã theo dõi và liên lạc, hoặc để lại thông điệp cho 63 trong số 70 người hành khách khác cùng chuyến bay từ Luân Đôn tới Glasgow với bệnh nhân. Theo Bs Syed Ahmed, giám đốc lâm sàng của Đơn vị Bảo vệ Y tế Công cộng tại NHS Greater Glasgow và Clyde, các nỗ lực liên lạc với 7 hành khách còn lại sẽ tiếp tục. Cô đã được đưa tới Bệnh viện Royal Free tại bắc Luân Đôn ngay trước 8h00 GMT. Cơ quan Health Protection Scotland cũng đã liên lạc và đưa ra lời khuyên cho một người đã tiếp xúc với cô Cafferkey sau khi trở về Scotland, chưa có kế hoạch kiểm tra bất kỳ ai trong số 70 hành khách đã ở trên chuyến bay này trừ khi họ phát triển các triệu chứng. 8 người nằm trong “nhóm tiếp xúc gần” (close contact group) đã ngồi gần bệnh nhân trên máy bay đều đã được gặp gỡ hoặc để lại tin nhắn cho họ, một đường dây trợ giúp qua điện thoại đã được thiết lập cho bất kỳ ai ở trên chuyến bay BA 1478 đã khởi hành từ Sân bay Heathrow vào tối chủ nhật với số máy là 08000 858531. Bà Sturgeon cho rằng nguy cơ đối với dân chúng là “cực kỳ thấp đến mức không đáng kể” (extremely low to the point of negligible). Một phát ngôn viên của thủ tướng, người đã chủ trì cuộc họp ủy ban khẩn cấp Cobra vào hôm thứ ba cho biết: “Các quy trình mạnh mẽ và lành nghề đã được tiến hành sau đó và nguy cơ đối với công chúng vẫn rất thấp”. Quá trình tầm soát “hỗn loạn’ ('Chaotic' screening process) Bs Martin Deahl, một bác sĩ tư vấn tâm thần đã quay về từ Sierra Leone cùng với cô Cafferkey đã chỉ trích quá trình tầm soát tại Heathrow “có chút hỗn loạn” (a bit chaotic). Bs Martin Deahl nói: “Toàn bộ quá trình có chút hỗn loạn” (The whole process was a bit chaotic), ông cho biết có quá ít nhân viên xử lý giám sát các nhân viên y tế trở về, các căn phòng nơi họ tiến hành thì quá nhỏ và đội giám sát đã không có đủ các bộ đo nhiệt độ tại nhà để tiến hành. Bs Deahl đã mô tả lời khuyên cách ly là “lộn ngược” (topsy turvy) và nói thêm rằng ông thấy “kỳ quái” (bizarre) khi các hành khách được thoải mái đi về nhà từ Heathrow nhưng sau đó lại được khuyên tối thiểu hóa việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Khi được hỏi về các nhận xét của vị bác sĩ này, Bộ trưởng thứ nhất Nicola Sturgeon đã khẳng định các quy trình tại chỗ “là đúng đối với nguy cơ chúng ta đang đối mặt”. Cô Cafferkey, một y tá y tế công cộng tại Trung tâm Y tế Blantyte, Nam Lanarkshire đã rời khỏi Bệnh viện Gartnavel tại Glasgow ngay sau 3h00 GMT vào hôm thứ ba. Cô đã bay từ sân bay Glasgow tới Trạm không lực Hoàng gia Northolt tại tây bắc Luân Đôn trong một máy bay vận chuyển Hercules không quân trước khi được hộ tống tới Bệnh viện Royal Free tại Hamstead, bắc Luân Đôn. Theo phóng viên Andy Moore của BBC: “Ở đây cô đang được điều trị trong một đơn vị cách ly”, cô đang được điều trị trong đơn vị cách ly cấp cao của bệnh viện nơi y tá Anh William Pooley-người đã mắc Ebola tại Sierra Leone hồi đầu năm cũng đã được điều trị thành công. Bộ trưởng Bộ Y tế Anh Jeremy Hunt cho biết các biện pháp an toàn tại chỗ của NHS đã được thực hiện tốt và chính phủ đang làm “toàn bộ mọi thứ cần thiết” (absolutely everything it needs to) để giữ cho công chúng được an toàn. Một nhân viên y tế thứ hai trở về từ Tây Phi gần đây cũng đang được xét nghiệm Ebola tại Aberdeen nhưng bà Sturgeon cho biết người phụ nữ này có “khả năng thấp” (low probability) bị nhiễm bệnh vì người này còn chưa tiếp xúc trực tiếp với ai mắc Ebola. Bs Stephen Mepham giải thích đơn vị cách ly hoạt động như thế nào. Phân tích: phóng viên Hugh Pym của BBC
Ca mắc mới nhất này làm gia tăng những nghi vấn về quy trình tầm soát tại chỗ cho các hành khách rời khỏi Tây Phi đến Heathrow, các quan chức y tế công cộng cho biết người phụ nữ này đã được đưa ra riêng một chỗ khi tới Anh và kiểm tra thân nhiệt-quy trình được áp dụng cho tất cả nhân viên y tế trở về nói rằng họ đã từng tiếp xúc với các bệnh nhân Ebola. Thân nhiệt của cô ở mức bình thường và cô không cảm thấy ốm, vì vậy cô tiếp tục chuyến đi tới Glasgow. Một số người mắc Ebola chỉ gây nhiễm bệnh khi họ phát triển các triệu chứng, trong trường hợp này điều đó chỉ trở nên rõ ràng sau khi cô tới Scotland. Nhiệm vụ liên lạc với các hành khách và nhân viên trên chuyến bay hiện đang được tiến hành, điều này sẽ rất phức tạp nhưng các quan chức đang khẳng định rằng nguy cơ đối với những người này là cực thấp. Cô Cafferkey đã đi từ Freetown ở Sierra Leone qua Casablanca Ebola được lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch cơ thể - như máu, chất nôn hoặc phân của người nhiễm bệnh, virus đã cướp đi sinh mạng hơn 8.000 người, phần lớn là ở Tây Phi, kể từ khi nó bùng nổ một năm trước. WHO cho biết số người nhiễm bệnh tại Sierra Leone, Liberia và Guinea đã vượt qua 20.000. Các triệu chứng là gì? Vi-rút Ebola gây ra hàng loại các triệu chứng đau đớn và suy nhược, các triệu chứng ban đầu là sốt đột ngột, đau cơ, mệt mỏi, đau đầu và đau họng; sau đó là nôn mửa, tiêu chảy, phát ban và xuất huyết – cả trong và ngoài – có thể thấy được ở lợi, mắt, mũi và trong phân. Các bệnh nhân sẽ tử vong do mất nước và suy đa phủ tạng. Ngày 3/1/2015. VOA News. Bệnh nhân Ebola tại London trong tình trạng nguy kịch (Ebola Patient in London Deemed 'Critical'). Bệnh viện miễn phí Hoàng gia London cho biết rằng một y tá người Xcốt-len đang được điều trị Ebola trong tình trạng nguy kịch, theo Bệnh viện này tình trạng của Pauline Cafferkey ngày càng xấu đi trong 2 ngày qua. Cafferkey đã tình nguyện trong nỗ lực chống lại dịch bệnh Ebola tại Sierra Leone vào tháng trước trước khi cô ấy bị ốm, cô đã trở lại Anh vào ngày 28/12/2014 và được chẩn đoán nhiễm virus 2 ngày sau đó. Cafferkey là bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán nhiễm virus Ebola tại Anh, Bệnh viện miễn phí Hoàng Gia vào tháng 8 đã điều trị thành công nhân viên cứu trợ người Anh William Pooley bằng thuốc thử nghiệm ZMapp nhưng bệnh viện nói rằng không có nguồn cung cấp thuốc ZMapp có sẵn trong thời gian Cafferkey được chẩn đoán. Các cơ quan y tế nói rằng Cafferkey đang được điều trị bằng huyết thanh của một người đã điều trị khỏi Ebola và một loại thuốc thử nghiệm không có tên. Tình trạng xấu đi của Cafferkey rất nhanh, vào ngày 31/12/2014 bác sĩ của cô cho biết cô còn thể ngồi trên giường, nói chuyện và đọc sách.
Các nhân viên y tế Mỹ dưới sự giám sát đối với virus EbolaNgày 04/01/2015. VOA News. Các nhân viên y tế Mỹ dưới sự giám sát đối với virus Ebola (US Health Care Worker Under Observation for Ebola). Một nhân viên y tế người Mỹ, người có thể bị phơi nhiễm virus Ebola tại Sierra Leone, dự kiến sẽ được kiểm tra vào ngày chủ nhật tại một bệnh viện ở bang Nebraska phía Tây của Mỹ. Giám đốc của Trung tâm Biocontainme tại Trường Đại học của Trung tâm y tế Nebraska tại Omaha nói rằng bệnh nhân chưa được xác định “không bị ốm và không bị lây nhiễm”. Bệnh nhân sẽ được theo dõi trong 21 ngày để xem liệu virus Ebola có phát triển. Vào ngày thứ Bảy, một bệnh viện ở London cho biết một y tá người Xcốt-len đang được điều trị Ebola có tình trạng ngày càng xấu đi nhanh chóng trong những ngày gần đây và cô ấy đang trong tình trạng nguy kịch. Pauline Cafferkey đã tình nguyện trong nỗ lực chống lại dịch bệnh Ebola tại Sierra Leone vào tháng trước trước khi cô bị ốm. WHO cho biết có hơn 20.000 người bị nhiễm virus Ebola, trong đó hơn 8.000 người đã tử vong vì căn bệnh này, hầu hết tất cả các ca mắc Ebola tại 3 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất là Sierra Leone, Liberia và Guinea. Các quốc gia khác có ít nhất 1 ca mắc Ebola được chẩn đoán bao gồm Nigeria, Mali, Senegal, Tây Ban Nha, Mỹ và Anh.Truy tìm dấu vết dịch bệnh Ngày 30/12/2014. BBC News. Bệnh nhân Ebola đầu tiên là bé trai bị nhiễm virus do chơi trong thân cây có dơi trú ngụ (First Ebola boy likely infected by playing in bat tree). Các nhà khoa học cho rằng nạn nhân Ebola được cho là gây ra dịch bệnh hiện nay là cậu bé 2 tuổi tên là Emile Ouamouno ở Guinea có thể bị nhiễm virus do chơi trong một cái cây là nơi trú ngụ của đàn dơi. Các nhà nghiên cứu đang kiểm tra những con dơi tại khu vực Tây Phi có nhiễm virus Ebola Họ thực hiện sự liên kết về cuộc điều tra đến ngôi làng của cậu bé, Meliandou. Họ lấy các mẫu vật và trao đổi với những người dân địa phương để tìm hiểu thêm về nguồn gốc của dịch bệnh Ebola, những phát hiện của đội nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí EMBO Molecular Medicine. Dấu vết virus Ebola (Ebola trail) Meliandou là một ngôi làng nhỏ với 31 ngôi nhà nằm sâu trong rừng của Guineam được bao phủ xung quanh là những đám cây sậy cao chót vót và cây cọ dầu-nơi đây được cho là những đặcđiểm thu hút loài dơi ăn quả chứa virus đã truyền qua cho cậu bé Emile. Meliandou là một ngôi làng nhỏ được bao phủ xung quanh đất trồng nông nghiệp và các cây to Trong chuyến đi thực địa 4 tuần của nhóm nghiên cứu vào tháng 4/2014, Ts. Fabian Leendeertz và các đồng nghiệp đã tìm thấy một gốc cây lớn nằm cách ngôi nhà của Emile khoảng 50m. Theo những người trong làng trẻ em thường xuyên chơi trong hốc cây rỗng, nơi mà cậu bé Emile đã tử vong do virus Ebola vào tháng 12/2013 đã từng chơi ở đó, những người trong làng cho rằng cái cây đó đã được đốt cháy vào ngày 24/4/2014 và khi cây bị đốt cháy gây ra “một cơn mưadơi” (rain of bats) bắt đầu xảy ra. Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng dơi ăn quả bị nhiễm bệnh đã lây lan virus sang người vì cư dân ở châu Phi thường săn bắt dơi để ăn, tuy nhiên Leendertz và các đồng nghiệp của ông lại cho biết trong khi dân làng đã Meliandou săn bắt những con dơi ăn quả không ai trong số họ bị nhiễm Ebola do đó họ liên tưởng đến loài dơi ăn côn trùng, dơi ăn côn trùng được tìm thấy ở dưới các mái nhà và được cho là đồ chơi của trẻ em-những đứa trẻ thường nước chúng trên lửa và nếm nó khiến cho các chuyên gia quan ngại bởi loài dơi này rất có thể là nguồn gốc lây nhiễm virus Ebola cho người. Bên cạnh đó, những tập tục sinh sản, di cư, nguồn thức ăn... của loài dơi ăn côn trùng này vẫn còn mới mẻ với các nhà khoa học. Trẻ em trong làng đã từng chơi ở bên trong và xung quanh cái cây Một số lượng lớn các loài dơi free-tailed ăn côn trùng-Mops condylurus ở châu Mỹ La tinhđược thu gom bởi những người trong làng để làm thức ăn nhưng đã được xử lý vào ngày hôm sau sau khi chính phủ đưa ra lệnh cấm tiêu thụ thịt thú rừng. Trong khi thịt thú rừng được cho có thể là nguồn gốc của virus Ebola nhưng các nhà khoa học tin rằng nó không khởi nguồn gây ra dịch bệnh này, thay vào đó có sự phơi nhiễm của cậu bé Emile đối với loài dơi và phân của chúng khi cậu bé chơi với các bạn trong hốc cây rỗng. Phòng chống côn trùng gây hại (Pest control) Các nhà khoa học lấy và xét nghiệm các mẫu gỗ từ cây và thấy các dấu vết DNA đó là một sự kết hợp của các động vật, trong khi họ không thể kiểm tra bất cứ loài ăn thịt nào mà người dân làng đã tiêu hủy, họ đã bắt giữ và kiểm tra bất kỳ những con dơi mà họ có thể thấy bên trong và xung quanh làng Meliandou. Tuy nhiên, không có virus Ebola nào có thể được phát hiện ở hàng trăm loài động vật nhưng các xét nghiệm trước đây cho thấy những loài dơi có thể chứa virus Ebola. Ts. Leendertz, của Viện Nghiên cứu Robert Koch tại Đức và các đồng nghiệp của ông cho biết điều này được cho là sự việc xảy ra khá hiếm: “Điều đó cũng là hiển nhiên khi các bạn nghĩ khoảng bao nhiêu tấn thịt dơi được tiêu thụ mỗi năm, nếu nhiều con dơi mang virus hơn chúng ta sẽ chứng kiến các vụ dịch tất cả thời gian”. Ông cho rằng thật cần thiết để tìm hiểu thêm về các loài dơi: “Chúng di chuyển trong khu dân cư, chúng không chỉ sống trên cây mà còn dưới các mái nhà trong các làng, virus Ebola đã ra khỏi các quốc gia từ những con dơi, vì vậy chúng ta cần phải biết nhiều hơn nữa” nhưng tiêu hủy các động vật này không phải là câu trả lời, “Chúng ta cần tìm ra những cách để sống chung với các loài động vật hoang dã, dơi bắt côn trùng và sâu bọ như muỗi, chúng có thể ăn lượng côn trùng bằng khoảng một phần tư trọng lượng cơ thể của chúng trong một ngày. Tiêu diệt loài dơi không phải là một giải pháp, chúng ta sẽ có bệnh sốt rét nhiều hơn nữa”, ông nói. Truy tìm dấu vết dịch bệnh Ebola Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng những lập luận trên đây mới chỉ là giả định, chỉ khi hiểu được hoàn toàn bản chất của nó thì các chuyên gia mới có thể định lượng được mức độ nguy hiểm của loài động vật có khả năng truyền nhiễm bệnh này. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, việc cố gắng tiêu diệt hay phá vỡ thói quen sinh hoạt của loài dơi không phải là giải pháp an toàn bởi rất có thể chúng sẽ mang nguồn bệnh tới nhiều nơi khác.
|