Số ca mắc và tử vong đang giảm ở Tây Phi, Mali được WHO công bố thoát dịch, khủng hoảng do dịch bệnh Ebola đang được đẩy lùi
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các hãng tin quốc tế, dịch bệnh Ebola đang giảm ở Tây Phi, Mali được công bố thoát dịch và các hoạt động bình thường đang dần được khôi phục ở các quốc gia có lưu hành dịch bệnh. Diến biến dịch bệnh Ebola và nỗi đau dịch bệnh Cập nhật số ca mắc và tử vong do Ebola Theo WHO, đến ngày 14/01/2015 đã ghi nhận 21.362ca mắc, trong đó 8.478 tử vong do vi rút Ebola. Trong đó tại các quốc gia châu Phi đang có dịch: Guinea (2.806 ca mắc, 1.814 tử vong), Liberia (8.331 ca mắc, 3.538 tử vong), Sierra Leone (10.124 ca mắc, 3.062 tử vong), Mali (8 ca mắc, 6 tử vong); Quốc gia có ca mắc mới: Anh (1 ca mắc, 0 tử vong); Quốc gia đã qua 42 ngày không có ca mắc mới Ebola: Nigeria (20 ca mắc, 8 tử vong), Senegal (1 ca mắc, 0 tử vong), Congo DRC (66 ca mắc, 49 tử vong), Tây Ban Nha (1 ca mắc, 0 tử vong), Mỹ (4 ca mắc, 1 tử vong). Trong số 851 nhân viên y tế nhiễm Ebola có 508 trường hợp tử vong, theo đó số ca mắc/tử vong là nhân viên y tế tại các quốc gia như sau: Guinea (159/94), Liberia (370/178), Sierra Leone (296/221), Mali (2/2), Nigeria (11/5), Conggo DRC (8/8), Tây Ban Nha (1/0), Mỹ (3/0) và Anh (1/0). Số ca mắc và tử vong do Ebola từ ngày 13/01/2015 Đến ngày 14/01/2015, Mali đã qua 42 ngày không có ca mắc mới được WHO công bố “thoát dịch Ebola”, tuy nhiên Anh quốc (UK) vẫn phải tiếp tục giám sát 55 người có tiếp xúc với ca xác định nhiễm Ebola. Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng xung quang ngôi nhà của một nạn nhân nghi ngờ nhiễm virus Ebola tại Port Loko Community, ngoại ô của thủ đô Freetown, Sierra Leone, ngày 21/10/2014 Anh quốc xử lý các ca nghi nhiễm EbolaNgày 16/11/2015. VOA News. Hai tình nguyện viên có khả năng phơi nhiễm virus Ebola được đưa đến Anh (2 Volunteers With Potential Ebola Exposure Flown to Britain) Các cơ quan y tế cho biết hai tình nguyện viên có khả năng bị phơi nhiễm virus Ebola chết người được đưa đến Anh để theo dõi phòng ngừa. Hai tình nguyện viên, những người đã làm việc với các nạn nhân của đại dịch Ebola tại Tây Phi, sẽ đến để đánh giá tình trạng sức khỏe, và sau đó được theo dõi trong 21 ngày-thời gian ủ bệnh, cơ quan Y tế Công cộng Anh (Public Health England_PHE) cho biết. “Các cá nhânđược chẩn đoán không nhiễm virus Ebola và hiện nay chưa có bất kỳ các triệu chứng nào, và nguy cơ phát triển bệnh vẫn còn thấp”. Tình nguyện viên thứ nhất có khả năng bị phơi nhiễm ở Sierra Leone bởi vì hư hại thiết bị bảo hộ cá nhân, PHE cho biết, nhưng không có tiếp xúc với máu hay chất dịch cơ thể của bệnh nhân nhiễm Ebola trong thời gian đó. Họ không cho biết người thứ hai đã làm việc ở đâu, nhưng nói rằng tình nguyện viên này được đưa đến Anh bởi nhân viên của họ, một tổ chức phi chính phủ, trên một máy bay riêng. Jenny Harries, giám đốc khu vực của PHE nói rằng: “Nguy cơ cho cộng đồng được cho là bởi những người này nhưng thực ra nguy cơ của bất kỳ nhân viên y tế nào trở về rất thấp.”Một y tá người Anh được chẩn đoán nhiễm virus Ebola vào tháng trước đang được điều trị tại một bệnh viện ở London, ở đây các bác sĩ cho biết cô đã không còn ở tình trạng nguy kịch nữa. Ngày 16/01/2015. BBC News. Hai tình nguyện viên vừa được chuyển tới Anh sau khi khả năng tiếp xúc với vi-rút Ebola trong hai hoàn cảnh khác nhau. Cơ quan y tế công cộng Anh (Public Health England) cho biết nguy cơ mắc vi-rút của hai bệnh nhân này là rất thấp và biện pháp này chỉ là để phòng ngừa, theo các quan chức y tế những người này-một trong hai là người Australia được chẩn đoán không nhiễm virus Ebola và hiện chưa có triệu chứng nào của bệnh. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng nguy cơ đối với công chúng ở mức thấp và cho biết các tình nguyện viên này sẽ được theo dõi trong 21 ngày. Các quan chức Australia đã xác nhận một y tá nước này đã được đưa tới Anh sau khi có một tình huống lâm sàng nguy cơ thấp trong khi làm việc tại Sierra Leone. ‘Biện pháp đề phòng’ ('Precautionary step') Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho biết trong một thông báo: “Người này, vì những lý do riêng tư nên không được nêu tên đã được chẩn đoán là không mắc Ebola và việc đưa tới Anh để giám sát 21 ngày là một biện pháp đề phòng. Trung tâm điều trị Ebola được Australia tài trợ có những quy trình ngăn ngừa lây nhiễm nghiêm khắc tại đây và sự an toàn của nhân viên và bệnh nhân là điều tối cao”. Theo PHE, một người tình nguyện đã tới trên một chuyến bay Không Lực Hoàng Gia Anh sau khi bị hư hại thiết bị bảo hộ cá nhân, họ đã rời bệnh viện và từ giờ sẽ được giám sát trong các khu giám sát tư trong vòng 21 ngày. Người tình nguyện thứ hai đã có khả năng phơi nhiễm do tiếp xúc với một nhân viên y tế gần đây đã tử vong và đã được chẩn đoán nhiễm Ebola, người này sẽ được kiểm tra toàn bộ tại bệnh viện. BS. Jenny Harries thuộc PHE nói: “Nguy cơ đối với công chúng từ những người này nhưng thực ra nguy cơ của bất kỳ nhân viên y tế nào trở về là cực kỳ thấp, chúng tôi tự tin rằng tất cả những hành động y tế công cộng thích hợp đã được tiến hành và sẽ tiếp tục được tiến hành để hỗ trợ những người này và bảo vệ y tế công cộng, điều quan trọng phải nhớ rằng khi lựa chọn làm việc tình nguyện, thì những người này đã chấp nhận một bước đi dũng cảm không chỉ để giúp những người bị ảnh hưởng dịch bệnh ở Tây Phi mà còn ngăn chặn sự lây lan rộng hơn của Ebola”. Nỗi đau dịch bệnh EbolaNgày 18/01/2015. BOYS TOWN, LIBERIA. Xương, tro cốt tại Nhà hỏa táng Liberia là lời nhắc nhở nỗi đau dịch bệnh Ebola (Bones, Ashes at Liberia Crematorium a Reminder of Ebola Trauma). Boys Town, Liberia, Lò hỏa táng đã được dập tắt tại nơi hỏa táng dành cho các nạn nhân tử vong do virus Ebola gần thủ đô Monrovia, Liberia nhưng một dãy thùng chứa tro cốt và xương bị thiêu đốt là điều làm nhớ lại những ngày đen tối nhất của dịch bệnh. 7 thùng chứa hài cốt của những nạn nhân được đặt thành hàng dọc bức tường màu đen, trên mỗi thùng có một mảnh giấy ghi ngày các thi thể được hỏa táng nhưng không có cách nào để xác nhận họ, các đống tro cốt nằm rải rác ở những nơi khác tại đó. Người đi bộ đi ngang qua một bảng hiệu “Bùng nổ dịch bệnh Ebola” bên ngoài Bộ Tài chính tại thủ đô Monrovia, Liberia, ngày 12/01/2015 Chính phủ tin rằng họ gần tiêu diệt được virus Ebola tại quốc gia Tây Phi nghèo này cùng với các quốc gia láng giềng Guinea và Sierra Leone đã chịu đựng gánh nặng của dịch bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử, hơn 3.500 người đã tử vong do virus Ebola tại đây trong hơn 10 tháng qua nhưng hiện nay chỉ còn 10 ca được ghi nhận, hy vọng rằng con số này có thể giảm xuống 0 vào cuối tháng tới. Với những gì tồi tệ nhất đã xảy ra, Liberia đang dần bắt đầu giải quyết sự mất mát, tổn thất nhưng đối với nhiều người thật khó để tổ chức tang lễ một cách hợp thức cho những người thân của họ, những người mà không bao giờ được hồi phục. Việc chôn cất đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa Tây Phi-người đến viếng đám tang thường chạm vào thi thể tại lễ tang như là lời chào tạm biệt thân mật và tinh thần cho người thân yêu của họ. Dehmietay Dehmie, trưởng nhóm các tình nguyện viên làm việc nơi hỏa táng, cho rằng anh đã hỏa táng các thi thể của ba người chị gái của mình, những người tử vong do virus Ebola nhưng không biết hiện giờ tro cốt của họ nằm ở đâu. “Họ được đưa tới đây nhưng tôi không thể nhận ra họ bởi vì các thi thể được mang đi trong các túi đựng thi thể”, Dehmie cho biết, anh cũng giống như các thành viên khác của đội hỏa táng tại Boys Town đã bị loại khỏi cộng đồng địa phương. Chính quyền của tổng thống Ellen Johnson Sirleaf quyết định bắt đầu hỏa táng hàng loạt tại thời điểm đỉnh cao của dịch bệnh trong tháng 8/2014 sau khi rất nhiều người nhiễm virus Ebola do chôn cất theo truyền thống. Dịch bệnh chưa có liệu pháp điều trị đã lây lan do tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh và những người đến đám tang cũng bị phơi nhiễm cho chính họ do những nguy cơ lây nhiễm virus cao. Quyết định nhận sự hỗ trợ của Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF)-hội từ thiện y tế dẫn đầu trong cuộc chiến chống Ebola-tổ chức đã cung cấp nhân viên hỏa táng đến khu vực Boys Town đã đưa ra lời kêu gọi đến các cộng đồng, đến những gia đình đã chôn cất nạn nhân hơn là đưa họ đi hỏa táng. Tuy nhiên, chính quyền cho biết điều đó làm cho dịch bệnh vào tầm kiểm soát tại Liberia nhanh hơn các quốc gia láng giềng Sierra Leone và Guinea-hai quốc gia này đã không thực hiện như vậy. Trợ lý Bộ trưởng Bộ Y tế, Tolbert Nyensuwah, lãnh đạo của lực lượng chống dịch bệnh Ebola của chính phủ nói rằng: “Hoả táng không phải là văn hóa của chúng tôi, đó là do sự cần thiết mà chúng ta phải hỏa táng họ, nhưng điều đó làm rất tốt”. Với những đội có chuyên môn được đào tạo các kỹ thuật chôn cất an toàn để ngăn chặn sự lây nhiễm, hiện nay các nạn nhân được chôn cất tại một nghĩa trang khoảng 20 hec-ta trên đường cao tốc đến sân bay quốc tế Roberts. Ông Nyensuwah cũng cho biết tro cốt của các nạn nhân tại nơi hỏa táng sẽ được chuyển đến nghĩa trang này với một nghi lễ đặc biệt. “Đe dọa để phục tùng” ('Intimidated into submission') Những cư dân của Boys Town-một khu vực ven biển cách Monrovia 20km về hướng đông nam muốn tiền bồi thường cho những nguy cơ về sức khỏe, tổn thương về tinh thần và sự kỳ thị của xã hội sau khi hàng trăm nạn nhân được chôn cất tại nghĩa trang này, nơi mà phần lớn không được sử dụng kể từ cuộc nội chiến tàn bạo năm 1989-2003 của Liberia. Phát ngôn viên Tibelrosa Tarponweh cho biết: “chúng tôi không được tham khảo ý kiến”. Ông cho rằng cảnh sát vũ trang đã đến vào ngày 2/8/2014, họ phong tỏa nơi hỏa táng và bắt đầu đưa các thi thể đến: “Họ đe dọa chúng tôi để phục tùng, mọi người có thể cảm nhận như thế nào khi chứng kiến hàng ngày các thi thể của những người dân bị vứt bỏ và thiêu đốt và khói của những hài cốt thành những vệt bay vào không khí và những ngôi nhà của chúng ta?” Không ai biết chính xác bao nhiêu người được hỏa táng tại đây nhưng nhóm chôn cất tại nghĩa trang cho biết có hàng trăm thi thể tại đây từ tháng 812/2014, khi nơi hỏa táng bị đóng cửa. Theo một phát ngôn viên của MSF thì số lượng các thi thể rất nhiều đến nỗi không thể xác nhân từng cá nhân, Yann Libessart nói: “Chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ xử lý các tro cốt theo cách trang nghiêm, ví dụ với một đài tưởng niệm nơi mà tên của tất cả các nạn nhân có thể được khắc lên”. Estalla Nelson, phát biểu tại một buổi lễ tưởng niệm cho người họ hàng của cô Alexander Anderson, người đã tử vong do virus Ebola cho rằng việc hỏa táng có thể kéo dài nỗi đau cho các gia đình: “Nó sẽ tồn tại trong ký ức của những người mà người thân của họ đã chết và họ không thể thấy được thi thể”. Chính phủ đang thảo luận khoản bồi thường cho cộng đồng, thiệt hại nặng nhất ở 28 người đàn ông đã tình nguyện tại nơi hỏa táng và nói rằng họ đã bị loại trừ khỏi cộng đồng. J.T.Josiah cho biết: “Mọi người cho rằng chúng tôi không phải là những người bình thường … Họ đe dọa sẽ đuổi chúng tôi ra khỏi cộng đồng, chúng tôi đang ngủ ở đây tại nghĩa trang”. Khủng hoảng do dịch bệnh Ebola đang được đẩy lùiMali được công bố “thát dịch”Ngày 18/01/2015. BBC News. Khủng hoảng dịch bệnh Ebola: Mali cho biết không có thêm ca bệnh nào (Ebola crisis: Mali says it has no more cases). Bộ trưởng Bộ y tế Mali cho biết quốc gia này hiện đã không còn vi-rút Ebola, sau 42 ngày không phát hiện ca bệnh mới nào. Ông Ousmane Kone tuyên bố: “Tôi tuyên bố ngày hôm nay… là ngày kết thúc của đại dịch Ebola tại Mali”. Bệnh nhân nhiễm vi-rút Ebola mới nhất tại Mali đã hồi phục và xuất viện vào hồi đầu tháng 12/2014, những con số mới nhất cho thấy số ca bệnh mới tại 3 nước Tây Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã có sự suy giảm. Theo các con số của Liên Hiệp Quốc (UN) vào hôm thứ ba, Sierra Leone và Guinea đã cùng ghi nhận tổng số ca bệnh xác nhận hàng tuần ở mức thấp nhất từ tháng 8/2014. Liberia đã báo cáo không có ca bệnh mới nào trong hai ngày vào tuần trước, có tổng số ca bệnh hàng tuần thấp nhất từ tháng 6/2014, cho tới thời điểm hiện tại thì tổng số ca tử vong đã lên tới 8.429 trong tổng số 21.296 ca mắc.Mali ghi nhận ca bệnh đầu tiên vào tháng 10 Mali đã ghi nhận ca bệnh Ebola đầu tiên vào hồi tháng 10/2014, khi một đứa trẻ hai tuổi tại Guinea phát bệnh và tử vong, tình trạng xấu nhất xảy ra là 300 người tiếp xúc đã được theo dõi giám sát trong nước. Ibrahima Soce Fall, trưởng văn phòng Mali của Phái Đoàn Liên Hiệp Quốc Phản Ứng Khẩn Cấp Với Ebola (United Nations Mission for Ebola Emergency Response_UMEER) cho biết hiện nay nước này đã “thoát khỏi dịch bệnh” (come out of the epidemic). Thời gian ủ bệnh của virus Ebola là 21 ngày và các quốc phải không có ca bệnh mới trong thời gian gấp đôi một khoảng thời gian ủ bệnh là 42 ngày, để có thể tuyên bố không còn dịch bệnh. Số ca mắc mới đang giảm tại Tây PhiNgày 15/01/2015. BBC News. Khủng hoảng Ebola: Số ca bệnh mới đang giảm tại Tây Phi (Ebola crisis: New cases declining in West Africa). Theo các số liệu báo cáo hàng tuần của UN, số ca mắc Ebola mới tại ba quốc gia Tây Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh gây chết người do vi-rút này đang giảm dần. Sierra Leone và Guinea đã cùng ghi nhận được tổng số ca bệnh xác nhận hàng tuần thấp nhất từ hồi tháng 8/2014. Liberia, quốc gia đã báo cáo không có ca bệnh mới nào vào hai ngày tuần trước, đã ghi nhận tổng số ca bệnh hàng tuần thấp nhất từ hồi tháng 6/2014. Cho tới thời điểm hiện tại thì tổng số ca tử vong đã lên tới 8.429 trong số 21.296 ca bệnh. Theo báo cáo mới nhất của WHO, Guinea, Liberia và Sierra Leone hiện đã có đầy đủ tất cả khả năng để chôn cất tất cả những người tử vong do Ebola nhưng tổ chức này cho biết những ca tử vong không được báo cáo đồng nghĩa với việc không phải tất cả các trường hợp đều được chôn cất an toàn.Những bệnh nhân Ebola được đưa tới các bệnh viện có cơ hội sống sót nhiều hơn Trường học sẽ mở cửa lại (Schools to open) WHO cho biết trong khi những ca bệnh đang giảm dần tại Sierra Leone, đây vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất với những khu vực phía tây vẫn báo cáo về những ca nhiễm mới nhiều nhất. Tuần trước, đã có 59 ca bệnh mới được báo cáo ở thủ đô Freetown. Tại hiện trường: Umaru Fofana, BBC châu Phi, Sierra Leone Tinh thần của người dân Freetown dường như đã quay trở lại tại thủ đô, họ đang vui mừng, mặc dù không ồn ào, số ca nhiễm Ebola đã giảm. Trong hơn một tuần số ca bệnh báo cáo hàng ngày chỉ là những số dưới mười và vào hôm thứ ba chỉ có 2 ca tử vong. Giống như fan hâm mộ bóng đá Premier League, mọi người gặp gỡ tại các quán cà phê internet và các góc phố để theo dõi các cập nhật hàng ngày, những khuôn mặt buồn rầu thông thường giờ đang cười toe toét. Tiếng kêu om sòm của những chiếc xe cứu thương khắp mọi nơi cũng đã giảm đáng kể, thực tế số ca nhiễm hàng ngày cả nước chỉ là khoảng 20 so với con số 60 của hồi tháng 11/2014. Ahmed Turay, một thanh thiếu niên người đã không được đi học từ tháng 7 cho biết: “Ebola đã bị đẩy lùi, em đang mong được trở lại trường học”, anh nói và cười vui mừng. Quận phía đông của Kailahun với ca bệnh Ebola được ghi nhận 8 tháng trước, đã không có ca bệnh nào trong vòng 35 ngày và khu vực nóng khác trước đó là Kenema chỉ có 4 ca từ tháng 11/2014 nhưng các quan chức đang cảnh báo mọi người nên đề phòng và quả quyết rằng Ebola vẫn còn ở đâu đây. Trong khi đó tại Guinea, quốc gia này đã tuyên bố rằng các trường học và trường đại học sẽ mở cửa lại vào thứ hai tuần tới sau 5 tháng đóng cửa vì dịch bệnh Ebola. Phóng viên Alhassan Sillah của BBC tại Guinea cho biết các quan chức ở đó đang tiến hành các chiến dịch truyền thông Ebola vì ở một số nơi mọi người vẫn còn nghi ngờ về các nỗ lực của nhà chức trách trong việc đấu tranh với căn bệnh. Vào đợt cuối tuần, hai cảnh sát đã bị giết bởi những người dân làng vì sợ rằng họ đã mang Ebola tới huyện Forecariah phía tây. Hồi đầu tháng này, người đứng đầu sắp kết thúc nhiệm kỳ của nhóm chiến đấu dịch bệnh Ebola của UN, Anthony Banbury cho biết anh tin rằng các ca bệnh sẽ được đưa về con số 0 vào cuối năm 2015. Những đứa trẻ sống xa nhà chia nhau bữa ăn trưa tại Trường Quốc tế Mỹ (American International School) ở Conakry, Guinea Ngày 16/01/2015. VOA News. Guinea to Reopen Schools as Ebola Cases Decline Guinea mở cửa lại các trường học khi số ca mắc Ebola giảm. Guinea thông báo tất cả các trường học mở cửa trở lại vào ngày thứ hai, sau khi những dấu hiệu về dịch bệnh Ebola tại Tây Phi đang bắt đầu giảm dần. Các trường học dã đóng của trong nhiều tháng tại Guinea, Liberia và Sierra Leone để ngăn chặn sự lây lan của virus Ebola, virus đã lây nhiễm bằng cách tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh. WHO cho biết Guinea báo cáo tổng số ca mắc mới hàng tuần thấp nhất kể từ ngày 17/8/2014, tương tự số ca mắc giảm cũng được báo cáo tại Liberia và Sierra Leone và theo WHO mỗi quốc gia này hiện nay có đủ khả năng để cách ly và điều trị cho các bệnh nhân.Theo báo cáo mới nhất của WHO Ebola đã giết chết 8.444 người tại 3 quốc gia Tây Phi trong số 21.000 ca mắc. Lãnh đạo của đối phó dịch bệnh Ebola Liên Hiệp Quốc, Ts. David Nabarro nói rằng con số mới nhất này là “tin tức rất tốt” nhưng khuyến cáo rằng đại dịch vẫn chưa chấm dứt. Trong một cuộc phỏng vấn với Associated Press, ông Nabarro đã cảnh báo vẫn còn những “điểm nóng” mà virus đang lây lan, ông cho rằng điều quan trọng là đến những cộng đồng dân cư để thay đổi những nghi lễ chữa bệnh truyền thống và thủ tục chôn cất có tiếp xúc với chất dịch cơ thể.
|