Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 6 6 2 3
Số người đang truy cập
4 8 7
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Virus MERS vẫn còn là một mối quan ngại và các lỗ hổng trong nỗ lực loại trừ bệnh sởi từ những vụ dịch gần đây ở châu Mỹ

Trong vòng một năm nay MERC-CoV không có diễn biến gì đặc biệt nhưng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn cho rằng vẫn còn là một mối quan ngại như “ngọn lử đang âm ỉ cháy” không biết bùng phát lúc nào cùng sự bùng phát dịch sởi ở một số quốc gia châu Mỹ, nhất là vụ dịch có xuất xứ từ Disneyland từ tháng 12/2014 cho đến nay như “một hồi chuông cảnh báo” về các lỗ hổng trong nỗ lực loại trừ bệnh sởi.

 
MERS-CoV ở các nước Trung Đông với nguồn virus từ lạc đà

Virus MERS vẫn còn là một mối quan ngại

Ngày 5/2/2015. : Virus MERS vẫn còn là một mối quan ngại(WHO: MERS Virus Still a Concern). WHO vào hôm thứ năm cho biết rằng vẫn còn lo ngại về sự lan truyền của MERS, một bệnh về đường hô hấp đã gây nhiễm và giết chết hàng trăm người, chủ yếu ở Rập Xê Út. Trong một bản cập nhật phát hành sau một cuộc họp của ủy ban khẩn cấp về Trung Đông Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (Middle East Middle East_MERS), cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc (UN) cho biếtnhiều việc hơncần phải được thực hiện để theo dõi virus, được biết là đã gây nhiễm ít nhất cho 965 người, trong đó 357ca đã tử vong. Theo WHO "Mặc dù các mô hình lan truyềnbệnh dường như tương đối không thay đổi nhưng tình hình chung và khả năng lây lan quốc tế vẫn còn là mối quan tâm, tăng cường giám sát ở nhiều quốc gia là cần thiết để giám sát tốt hơn các xu hướng liên quan đến sự lây lan của loại virus này".

 
N
gười hành hương Hồi giáo đeo khẩu trang phẫu thuật để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi rút đường hô hấp MERS Mecca, Saudi Arabia, ngày 13/5/2014

Không có thuốc đặc trị hoặc thuốc chủng ngừa cho MERS, căn bệnh giết chết khoảng 40%khi bị nhiễm bệnh.Vi-rút gây ra ho, sốt khó thở có thể dẫn đến viêm phổi và suy thận.Được xác định lần đầu tiên ở người vào năm 2012, MERS được gây ra bởichủng coronavirus, cùng họ với chủng virus gây rasự bùng phát dịchSARS chết người (Severe Acute Respiratory Syndrome_SARS) ở Trung Quốc vào năm 2003.WHO cho biết dịch MERS xuất hiện đạt mức cao nhất Ả rập Xê út vào tháng tư và tháng năm hồi năm ngoái, "hiện được đặc trưng bởi các trường hợp lẻ tẻ các chùm ca bệnh trong cộng đồng và trong các cơ sở chăm sóc y tế, chủ yếu là ở Ả rập Xê út". Một số ít trường hợp đã được xuất khẩu bởi khách du lịchnhưng không có bằng chứng về sự lan truyền bền vững từ người sang người.

Virus MERS liên quan đến những con lạc đà các quan chức y tế của WHO và Ả rập Xê út đã đưa ra lời khuyên cho mọi người nên tránh tiếp xúc trực tiếp với các loài động vật, hoặc tuân thủ thực hành vệ sinh tốt khi họ tiếp xúc.Tuy nhiên những dữ liệu tốt về MERS vẫn còn thiếu, "Bổ sung thông tin từ các nghiên cứu ... cần thiết để hiểu rõ hơn về các yếu tố nguy cơ cho việc lây nhiễm và sự lan truyền,đặc biệtcác kết quả của nghiên cứu bệnh chứng từ các nước bị ảnh hưởng hết sức cần thiết", WHO cho biết.
 

Các lỗ hổng trong nỗ lực loại trừ bệnh sởi từ những vụ dịch gần đâyở châu Mỹ

Ngày 10/2/2014. Washington, D.C. Các vụ dịch sởi gần đây chỉ ra các lỗ hỏng trong nỗ lực loại trừ bệnh này ở châu Mỹ (Recent measles outbreaks point to gaps in elimination efforts in the Americas), PAHO/WHO thúc giục tăng cường giám sát và các biện pháp khácđể ngăn chặn sự lây lan của các ca bệnh sởi nhập khẩu từ các khu vực khác. Các vụ dịch sởi gần đây tại Hoa Kỳ và Brazil cho thấy rằng tỷ lệ tiêm chủng một số khu vực đã giảm xuống dưới mức cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của các ca sởi nhập khẩu vào Mỹ, các chuyên gia của Tổ chức Y tếliên Mỹ (Pan American Health Organization- PAHO)/WHOcho biết hôm nay."Nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao, châu Mỹ đã được theo dõi trong hơn một thập kỷ để được chính thức tuyên bố là không còn bệnh sởi", Tiến sĩ Cuauhtemoc Ruiz, người đứng đầu chương trình tiêm chủng của PAHO/WHO cho biết: "Duy trì độ bao phủ cao vaccine chìa khóa để ngăn ngừa ngăn chặn dịch bùng phát và để bảo vệ người dân của chúng tôi từ các mối đe dọa liên tục bởi các trường hợp nhập khẩu".

 
Công viên Disneyland-Hoa Kỳ, nơi khởi nguồn dịch bệnh sởi từ tháng 12/2014

Bệnh sởi đã được coi là loại trừ khỏi châu Mỹ từ năm 2002, do sự vắng mặt của việc lan truyền của bệnh. Một ủy ban thẩm tra quốc tế đã biên soạn bằng chứng ủng hộ một tuyên bố chính thức khu vựckhông còn bệnh sởi. Điều này sẽ làm cho các khu vực châu Mỹ là khu vực đầu tiên trên thế giới loại trừ bệnh sởi, phù hợp với thành tích tương tự của nó trong việc loại trừ bệnh đậu mùa vào những năm 1970s bệnh bại liệt vào năm 1990s. Hiện nay khu vực này cũng đang trên đường được chứng nhận là không còn rubella.Tất cả những thành tựu này là kết quả của sự thành công của khu vực trong việc đạt được tỷ lệ cao của tiêm chủng, thông qua các chương trình tiêm chủng định kỳ và các chiến dịch tiêm chủng đại trà như Tuần lễ Tiêm chủng hàng năm ở châu Mỹ PAHO/WHO đã dẫn đầu trong 13 năm qua.

 
Mỹ đang phải đối mặt với dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp

Bây giờ, việc loại trừ sởi "đang đối mặt với những thách thức lớn, với nhiều ca sởi nhập khẩu liên tụcở một số nước", PAHO / WHO cho biết trong một cảnh báo dịch tễ học được công bố vào ngày hôm qua đến các nước thành viên trong khu vực. Các cảnh báo thúc giục các nước tăng cường các hoạt động giám sát sởi thực hiện "các biện pháp thích hợp để bảo vệ người dân ở châu Mỹ chống lại bệnh sởi và rubella". Theo cảnh báo của PAHO/WHOtổng cộng 147 ca xác địnhmắc bệnh sởi trong 4 quốc gia của châu Mỹ trong năm nay tính đến ngày 8/2/2015. Trong tổng số đó, 121 trường hợp ở Hoa Kỳ, liên quan chủ yếu đến sự bùng phát bắt đầu tại Disneyland California vào cuối tháng mười hai vừa qua. Một trường hợp duy nhất Mexico cũng có liên quan đến vụ dịch này. Các trường hợp còn lại, 21 Brazil 4 Canada.Các trường hợp Brazil là một phần của một vụ dịch lớn hơn bắt đầu vào đầu năm 2013, vụ dịch đã gây bệnh cho hơn 700 người tại 31 thành phố.Từ năm 2003 đến năm 2014,châu Mỹcho biết có tổng cộng 5.077 trường hợp bệnh sởi nhập khẩu, hầu hết trong số đó vào năm 2011 (1.369) và (1.848)."Các quốc gia ở châu Mỹ đã báo cáo ca ca nhập khẩu từ các khu vực khác mỗi năm trong suốt thập kỷ qua nhưng cho đến gần đây, chúng đã không dẫn đến sự bùng phát đáng kể", Ruiz nói: "Các vụ dịch hiện tại chỉ ra lỗ hỏng trong tiêm chủng có thể cho phép bệnh sởi và các bệnhkhác có thể phòng ngừa bằng vaccine giữ lại và bắt đầu lan rộng bán cầu của chúng ta".

 
PAHO, một tổ chức y tế lâu đời của châu Phi luôn bám sát người dân trong phòng chống dịch bệnh

Vaccine sởi đã được sử dụng trong hơn 50 năm và đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Trên toàn cầu, vaccine sởi ngăn ngừa với một ước tính 15,6 triệu người chết từ năm 2000 đến năm 2013.PAHO/WHO khuyến cáo rằng trẻ em nhận hai liều vaccine chứa sởitrước ngày sinh nhật thứ năm của trẻ mức độ bao phủ với hai liều được duy trì ở mức 95% hoặc nhiều hơn để ngăn chặn sự lây lan của các trường hợp nhập khẩu. Hiện nay, ước tính có khoảng 92% trong tổng số trẻ em 1 tuổi châu Mỹ nhận được một liều vaccine đầu tiên của bệnh sởi.

Nhìn nhận về các vụ dịch gần đây, PAHO/WHO cũng kêu gọi các cơ quan y tế ở các nước thành viên thực hiện duy trìtỷ lệ bao phủ cao tiêm chủng sởi ở cấp quốc gia và địa phương (maintain high levels of measles vaccination coverage at the national and local levels).Tư vấn cho du khách đi đến các vùng lưu hành bệnh sởi để đảm bảo chắc chắn rằng họ hiện đang chủng ngừa vaccien sởi, điều này không áp dụng đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, đối tượng không nên chủng ngừa (Advise travelers going to regions that have measles circulation to be sure they are current o­n their measles vaccines, this does not apply to infants under 6 months of age, who should not be vaccinated). Thông báo cho du khách về các triệu chứng của bệnh sởi và những gì họ cần làm gì nếu họ nghi ngờ họ có bệnh (Inform travelers of measles symptoms and what they should do if they suspect they have the disease).Yêu cầu bằng chứng của việc tiêm chủng sởivới người lao động trong các lĩnh vực y tế (bao gồm cả nhân viên y tế, hành chính an ninh), và tư vấn cho nhân viên du lịch giao thông để được tiêm chủng đầy đủ (Require proof of measles immunity from workers in the healthcare sector (including medical, administrative and security personnel), and advise tourism and transportation personnel to be fully immunized). Nâng cao nhận thức cho nhân viên y tế tư nhân về sự cần thiết phải báo cáo ngay lập tức bất kỳ trường hợp nghi ngờ nào (Sensitize private sector health personnel o­n the need to immediately report any suspected cases). Nếuca sởi nhập khẩu được phát hiện thì tiến hành truy tìm nguồn tiếp xúc, tùy thuộc vào tiền sử đi du lịch, thông báo cho cơ quan y tế ở nước ngoài về các vị trí có thể tiếp xúc trong nước của họ (If imported measles cases are detected, conduct contact tracing and, depending o­n contacts' travel history, inform health authorities abroad about the possible location of contacts in their countries).

PAHO được thành lập vào năm 1902, là một tổ chức y tế công cộng quốc tế lâu đời nhất trên thế giới hoạt động với các nước thành viên nhằm cải thiện sức khỏe chất lượng cuộc sống của người dân các nước châu Mỹ,nó cũng phục vụ như là các Văn phòng khu vực châu Mỹ của WHO.

 

 

Ngày 14/02/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Lê Thạnh
(Theo WHO và VOA News)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích