Các bệnh không lây nhiễm (NCDs): gánh nặng, nguy cơ, phòng ngừa và kiểm soát
Cập nhật tháng 1/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Thông tin mới nhất về các bệnh không lây nhiễm (Noncommunicable diseases). Các bệnh không lây nhiễm (Noncommunicable diseases_NCDs) còn được gọi là các bệnh mãn tính, không lây từ người này sang người khác, diễn tiến trong thời gian dài và nói chung là chậm. Việc hỗ trợ kiểm soát NCDs và các yếu tố nguy cơ của chúng đã được WHO đặt ra với mục tiêu giảm 25% số ca tử vong sớm do NCDs đến năm 2025. Theo WHO, gánh nặng của NCDs tập trung chủ yếu vào các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong và tàn tật hàng đầu trong khu vực, là nguyên nhân của 75% trong tổng số trường hợp tử vong trong một khu vực có dân số chiếm 1/4 dân số. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến những bệnh NCDs gồm hút thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động và lạm dụng rượu. Fact sheet Updated January 2015 Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc các NCDs tăng từ 39% năm 1986 lên 50,2% năm 1996, 62,32% năm 2006 và đến nay là 66,32%. Theo đó tỷ lệ tử vong cũng tăng từ 41,8% lên 61,62%. Việc khám và điều trị ở các bệnh viện trong toàn quốc hiện nay chỉ tập trung vào việc ngăn chặn và kiểm soát các bệnh lây nhiễm mà chưa chú trọng đến các NCDs, trong khi mỗi năm nước ta đã có gần 7 triệu người bị tăng huyết áp, 4% dân số bị đái tháo đường, khoảng 150.000 bệnh nhân mắc ung thư mới và 2,8% dân số mắc bệnh trầm cảm. Đa số bệnh nhân đều đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn. Gánh nặng của NCDs được các nhà chuyên môn cảnh báo là chiếm 71% tổng gánh nặng bệnh tật, cao gấp 6 lần so với gánh nặng bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng, bệnh lý bà mẹ, trẻ em. Từ những gánh nặng NCDs nêu trên, tuyên bố chính trị tại Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng UN về phòng chống NCDs cũng đã kêu gọi xây dựng một khung giám sát toàn cầu và các mục tiêu toàn cầu tự nguyện tập trung vào 4 bệnh chủ chốt: ung thư, tim mạch, bệnh đường hô hấp mãn tính và đái tháo đường là nguyên nhân của 4/5 các ca tử vong trong khu vực. Các can thiệp phòng chống làm giảm tỷ lệ tử vong do NCDs sẽ tập trung vào việc hạn chế hút thuốc lá, cắt giảm lượng rượu và muối hấp thụ, giảm huyết áp, ngăn ngừa đau tim và đột quỵ, tăng tỷ lệ khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, loại trừ chất béo công nghiệp trong cung cấp thực phẩm. Để tăng cường phòng chống gánh nặng NCDs tại Việt Nam, WHO đã đưa ra nhiều kiến nghị như xây dựng chiến lược phòng chống gánh nặng NCDs giai đoạn 2012 - 2020; tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu; xây dựng và ban hành hướng dẫn lâm sàng quốc gia cho bệnh đái tháo đường và ung thư; thúc đẩy hành động liên ngành; huy động sự tham gia của cộng đồng; xây dựng và thực thi các chính sách, quy định về rượu bia và thuốc lá… Theo WHO, Có 4 loại bệnh không lây nhiễm chủ yếu là bệnh tim mạch (như cơn đau tim và đột quỵ), ung thư, bệnh về đường hô hấp mãn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn) và tiểu đường. NCDs ảnh hưởng không cân xứng đến các nước có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình là nơi chiếm đến gần 3/4 số ca tử vong NCD xảy ra-28 triệu ca. Ai có nguy cơ cao mắc các bệnh này ? (Who is at risk of such diseases?) Tất cả các nhóm tuổi và tất cả các khu vực bị ảnh hưởng bởi NCDs. NCDs thường gắn liền với các nhóm tuổi lớn hơn, nhưng bằng chứng cho thấy rằng 16 triệu trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) xảy ra trước tuổi 70. Trong số những người "chết sớm" (premature deaths) này thì 82% xảy ra ở các nước có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Trẻ em, người lớn và người già đều dễ bị tổn thương với các yếu tố nguy cơ góp phần vào các bệnh không lây nhiễm, từ chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động, phơi nhiễm với khói thuốc lá hoặc những tác động của việc sử dụng rượu có hại. Các bệnh này bị tác động bởi các yếu tố như sự lão hóa, đô thị hóa nhanh chóng không có kế hoạch và toàn cầu hóa của lối sống không lành mạnh. Ví dụ, toàn cầu hóa của lối sống không lành mạnh như chế độ ăn uống không lành mạnh có thể xuất hiện ở những cá nhân như cao huyết áp, đường huyết tăng, lipid máu cao và béo phì. Chúng được gọi là 'các yếu tố nguy cơ trung gian' (intermediate risk factors) mà có thể dẫn đến bệnh tim mạch, một NCD. Các yếu tố nguy cơ (Risk factors) Các yếu tố nguy cơ hành vi có thể thay đổi được (Modifiable behavioural risk factors) Sử dụng thuốc lá, ít vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh và việc sử dụng rượu có hại làm tăng nguy cơ NCDs. Thuốc lá chiếm khoảng 6 triệu người chết mỗi năm (bao gồm từ những ảnh hưởng do phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động ) và dự kiến sẽ tăng lên 8 triệu người vào năm 2030. Khoảng 3,2 triệu người chết mỗi năm có thể được quy cho hoạt động thể lực khôngđầy đủ (1). Hơn một nửa trong số 3,3 triệu ca tử vong hàng năm do NCDs từ các chất uống có hại 1. Trong năm 2010, 1,7 triệu ca tử vong hàng năm do các nguyên nhân tim mạch đã được quy cho là do thu nhận lượng muối/natri dư thừa (2). Các yếu tố nguy cơ về chuyển hóa/ sinh lý (Metabolic/physiological risk factors) Những hành vi này dẫn đến 4 sự thay đổi chuyển hóa/sinh lý làm tăng nguy cơ NCDs: cao huyết áp, thừa cân /béo phì, tăng đường huyết (mức đường huyết cao) và tăng lipid máu (hàm lượng chất béo cao trong máu). Về yếu tố quy cho là có thể gây ra tử vong thì yếu tố chuyển hóa hàng đầu trên toàn cầu là cao huyết áp (đóng góp tới 18% số ca tử vong trên toàn cầu ) (1) tiếp theo là thừa cân và béo phì và tăng đường máu. Các quốc gia có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình đang chứng kiến sự gia tăng nhanh nhất về số trẻ em thừa cân nặng. Các tác động của NCDs về kinh tế xã hội? (What are the socioeconomic impacts of NCDs?) NCDs đe dọa tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) của Liên Hợp Quốc (UN) và chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015. Nghèo đói liên kết chặt chẽ với NCDs. Sự gia tăng nhanh chóng NCDs được dự đoán sẽ cản trở các sáng kiến giảm nghèo ở các nước có thu nhập thấp, đặc biệt là do tăng chi phí hộ gia đình liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Người dễ bị tổn thương và thiệt thòi xã hội bị bệnh nặng hơn và chết sớm hơn so với những người có vị trí cao hơn trong xã hội, đặc biệt là bởi vì họ có nguy cơ bị phơi nhiễm với các sản phẩm có hại, chẳng hạn như thuốc lá hoặc thực phẩm không lành mạnh, và hạn chế việc tiếp cận với các dịch vụ y tế. Ở những nơi có nguồn lực thấp, chi phí chăm sóc y tế cho các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, bệnh phổi mãn tính có thể nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn lực hộ gia đình, làm cho các hộ gia đình đi vào nghèo đói. Các chi phí cắt cổ với NCDs, bao gồm cả việc điều trị thường kéo dài và tốn kém và mất các trụ cột trong gia đình (breadwinners) đang buộc hàng triệu người vào cảnh đói nghèo hàng năm, phát triển sự ngột ngạt. Ở nhiều nước, uống các chất có hại và chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống xảy ra ở cả nhóm có thu nhập cao hơn và thấp hơn. Tuy nhiên, các nhóm có thu nhập cao có thể tiếp cận vào các dịch vụ và sản phẩm bảo vệ họ tránh khỏi những nguy cơ lớn nhất trong khi các nhóm có thu nhập thấp hơn có thể không đủ khả năng đế mua các sản phẩm và các dịch vụ như thế. Phòng ngừa và kiểm soát NCDs (Prevention and control of NCDs) Để giảm bớt tác động của NCDs với các cá nhân và xã hội, một cách tiếp cận toàn diện là cần thiết và đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các lĩnh vực bao gồm y tế, tài chính, ngoại giao, giáo dục, nông nghiệp, quy hoạch và những tổ chức khác, làm việc cùng nhau để làm giảm các nguy cơ liên quan với NCDs, cũng như thúc đẩy các biện pháp can thiệp để ngăn chặn và kiểm soát chúng. Một cách quan trọng để giảm NCDs là tập trung vào việc làm giảm các yếu tố nguy cơ liên quan với các bệnh này, các giải pháp chi phí thấp nhằm làm giảm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được mang tính phổ biến (chủ yếu là sử dụng thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động, và việc sử dụng rượu có hại) và lập bản đồ đại dịch về NCDs và các yếu tố nguy cơ của chúng. Các cách khác để làm giảm NCDs là các can thiệp NCD cần thiết có tác động cao mà có thể được thực hiện thông qua một phương pháp tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu để tăng cường phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bằng chứng cho thấy các can thiệp như thế là sự đầu tư kinh tế tuyệt vời bởi vì, nếu áp dụng cho bệnh nhân sớm, có thể làm giảm nhu cầu điều trị đắt tiền hơn, những biện pháp này có thể được thực hiện ở các mức độ nguồn lực khác nhau. Tác động lớn nhất có thể đạt được bằng cách tạo ra các chính sách công cộng lành mạnh mà giúp thúc đẩy việc phòng ngừa và kiểm soát NCD và định hướng lại hệ thống y tế để giải quyết các nhu cầu của những người bị các bệnh như thế. Các quốc gia có thu nhập thấp hơn thường có khả năng phòng ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm thấp hơn, các quốc gia có thu nhập cao có nhiều khả năng cao gấp 4 lần có các dịch vụ NCDs được bao phủ bởi bảo hiểm y tế so với các nước có thu nhập thấp, các quốc gia có độ bao phủ bảo hiểm y tế không đầy đủ không có khả năng cung cấp sự tiếp cận phổ cập tới các can thiệp NCD thiết yếu. Đáp ứng của Tổ chức y tế thế giới (WHO response) Dưới sự lãnh đạo của WHO trong năm 2011 hơn 190 nước đã nhất trí về các cơ chế toàn cầu để làm giảm gánh nặng NCD có thể tránh bao gồm một Kế hoạch hành động toàn cầu về phòng ngừa và kiểm soát NCDs giai đoạn 2013-2020 (Global action plan for the prevention and control of NCDs 2013-2020) nhằm mục đích làm giảm số ca tử vong sớm do NCDs 25% vào năm 2025 thông qua 9 mục tiêu toàn cầu tự nguyện. 9 mục tiêu tập trung bằng cách giải quyết một phần các yếu tố như hút thuốc lá, sử dụng rượu có hại, chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động mà chúng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh này cho con người. Kế hoạch cung cấp một số tay về các can thiệp" tốt nhất" (best buy) hay chi phí hiệu quả (cost-effective) có tác động cao nhằm đáp ứng 9 mục tiêu toàn cầu mang tính tự nguyện như cấm tất cả các hình thức quãng cáo về thuốc lá và rượu, thay thế chất béo chuyển hóa thành chất béo không bão hòa, thúc đẩy và bảo vệ việc cho con bú, và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung thông qua sàng lọc. Trong năm 2015, các quốc gia sẽ bắt đầu thiết lập các mục tiêu quốc gia và đo lường sự tiến bộ so với năm 2010 được báo cáo trong Báo cáo tình trạng toàn cầu về các bệnh không lây nhiễm năm 2014 (Global status report on noncommunicable diseases 2014). Đại hội đồng UN sẽ triệu tập một cuộc họp cấp cao lần thứ ba về NCDs trong năm 2018 nhằm lưu tâm đến sự tiến bộ quốc gia trong việc đạt được các mục tiêu toàn cầu mang tính tự nguyện vào năm 2025. 25 chỉ số của chương trình giám soát toàn cầu về các bệnh không lây nhiễm WHO cho biết Chương trình giám sát toàn cầu về các bệnh không lây nhiễm bao gồm 25 chỉ số để theo dõi việc thực hiện các chiến dịch hành động thông qua giám sát và và báo cáo về các mục tiêu toàn cầu vào năm 2015 và 2020. Kế hoạch hành động không giới hạn trong phạm vi khuôn khổ giám sát toàn cầu: Chỉ số 1: Xác suất tử vong ở độ tuổi từ 30 và 70 từ các bệnh tim mạch, ung thư, bệnh tiểu đường hoặc bệnh đường hô hấp mãn tính. Chỉ số 2: Tỷ lệ mắc bệnh ung thư, theo nhiều loại ung thư, trên 100.000 dân,( nếu thích hợp, trong bối cảnh quốc gia) Chỉ số 3: Lượng tiêu thụ rượu bình quân đầu người từ 15 tuổi trở lên trong một năm dương (ghi chép và không được ghi chép). Chỉ số 4: Độ tuổi tiêu thụ nhiều rượu nặng trong thanh thiếu niên và người lớn. Chỉ số 5: Bệnh tật và tử vong liên quan đến do rượu ở độ tuổi thành niên và trưởng thành. Chỉ số 6: Tỷ lệ thanh niên không có đủ hoạt động thể chất, nói cách khác là dưới 60 phút hoạt động trung bình cho đến hoạt động cường độ mạnh hàng ngày. Chỉ số 7: Độ tuổi trung bình của người trên 18 tuổi không có đủ các hoạt động thể chất(dưới 150 phút hoạt động cường độ trung bình mỗi tuần, hoặc tương đương) Chỉ số 8: Tuổi trung bình tiêu thụ lượng muối (Sodium chloride) mỗi ngày tính theo grams đối với người trên 18 tuổi Chỉ số 9: Tỷ lệ sử dụng thuốc lá hiện nay trong trẻ vị thành niên. Chỉ số 10: Độ tuổi tuổi tiêu chuẩn sử dụng thuốc lá đối với người trên 18 tuổi Chỉ số 11: Độ tuổi trung bình mắc tăng huyết áp đối với những người trên 18 tuổi (Huyết áp tâm thu>= 140mmHg và hoặc Huyết áp tâm trương >=90mmHg) Chỉ số 12: Độ tuổi trung bình mắc tăng đường huyết/ bệnh tiểu đường đối với người lớn hơn 18 tuổi. (Nồng độ đường huyết lúc đói >= 7.0 mmol/l (127 mg/dl) hoặc trong việc điều trị nhằm tăng lượng đường huyết Chỉ số 13: Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở độ tuổi vị thành niên (xác định theo WHO về sự tăng trưởng của trẻ em trong độ tuổi đi học và vị thành niên, thừa cân - chỉ số độ lệch chuẩn cơ thể theo tuổi và giới tính, và béo phì- chỉ số thứ hai về độ lệch chuẩn cơ thể theo tuổi và giới tính) Chỉ số 14: Độ tuổi trung bình mắc bệnh thừa cân và béo phì ở người lớn hơn 18 tuổi (Chỉ số khối cơ thể >= 25 kg/m2 cho thừa cân và chỉ số khối cơ thể >= 30kg/m2 cho béo phì) Chỉ số 15: Độ tuổi tiêu chuẩn có tỷ lệ năng lượng từ các axit béo bão hòa ở người có độ tuổi lớn hơn 18. Chỉ số 16: Độ tuổi tiêu chuẩn của người(lớn hơn 18 tuổi) tiêu thụ ít hơn 400 grams trái cây và rau mỗi ngày Chỉ số 17: Tỷ lệ tuổi tiêu chuẩn có độ tăng cholesterol của người lớn hơn 18 tuổi (Tổng lượng cholesterol >= 5.0 mmol/l hoặc 190 mg/dl). Chỉ số 18: Tỷ lệ người đủ điều kiện (tuổi lớn hơn 40 với nguy cơ tim mạch >=30% trong 10 năm, bao gồm cả người đang mắc bệnh tim mạch) được điều trị bằng thuốc và tư vấn (bao gồm cả kiểm soát đường huyết) để ngăn chặn cơn đau tim và đột quỵ. Chỉ số 19: Sự sẵn sàng và khả năng chi trả của chất lượng, sự an toàn và hiệu quả cần thiết của thuốc NCD bao gồm thuốc, những công nghệ cơ bản ở các cơ sở vật chất công cộng và tư nhân. Chỉ số 20: Truy cập vào hệ thống chăm sóc giảm nhẹ được sử dụng bởi morphine – tương đương với thuốc giảm đau loại mạnh (Không bao gồm methadone) trên mỗi tử vong do ung thư Chỉ số 21: Áp dụng các chính sách quốc gia làm giới hạn độ bão hòa axit béo và loại bỏ một phần dầu thực vật trong quá trình cung cấp thực phẩm, khi thích hợp, trong bối cảnh quốc gia và các chương trình quốc gia. Chỉ số 22: Tính sẵn có, khi thích hợp, nếu chi phí hiệu quả và giá phải chăng, của các loại vắc xin chống lại papillomavirus ở người, theo các chính sách và chương trình quốc gia. Chỉ số 23: Các chính sách nhằm giảm tác động của việc quảng cáo thức ăn và đồ uống không cồn có nông độ chất béo bão hòa cao, axit béo, đường, hoặc muối lên trẻ em. Chỉ số 24: Tiêm chủng chống lại virus viêm gan B được theo dõi bởi số liều vắc xin viêm gan B thứ 3 (HepB3)dùng cho trẻ sơ sinh. Chỉ số 25: Tỷ lệ phụ nữ độ tuổi tư 30-49 kiểm tra ung thu cổ tử cung ít nhất 1 lần, hoặc thường xuyên, và cho lứa tuổi thấp hoặc cao hơn theo chính sách và các chương trình quốc gia. 6 mục tiêu của kế hoạch hành động chống các bệnh không lây nhiễm Theo WHO, Kế hoạch hành động toàn cầu chống các bệnh không lây nhiễm bao gồm 6 mục tiêu cung cấp chính sách, lựa chọn cho sự phòng chống và kiểm soát NCDs cho các nước thành viên, cho thư ký, các đối tác quốc tế và các khu vực tư nhân Mục tiêu 1: Nâng cao ưu tiên công tác phòng chống và kiểm soát NCDs trên toàn cầu, khu vực và chương trình nghị sự quốc gia và sự đồng ý của quốc tế trong việc phát triển mục tiêu chung, thông qua việc tăng cường hợp tác và vận động quốc tế. Mục tiêu 2: Tăng cường năng lực quốc gia, lãnh đạo, quản trị, hành động đa ngành và quan hệ đối tác để tăng tốc độ phản ứng quốc gia trong việc ngăn chặn, kiểm soát NCDs Mục tiêu 3: Giảm thiểu nguy cơ tạo ra biến thể nguy hiểm của NCDs và các yếu tố xã hội cơ bản thông qua việc tạo ra môi trường sức khỏe. Mục tiêu 4: Tăng cường và định hướng hệ thống y tế để phòng chống và kiểm soát NCDs và các yếu tố xã hội cơ bản thông qua việc lấy người dân làm trung tâm trong việc chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế toàn dân Mục tiêu 5: Thúc đẩy và hỗ trợ năng lực quốc gia trong việc nghiên cứu và phát triển chất lượng cao nhằm phòng chống và kiểm soát NCDs Mục tiêu 6: Theo dõi các xu hướng và yếu tố của NCDs và từ đó tiến hành đánh giá công tác phòng chống và kiểm soát bệnh. 9 mục tiêu tự nguyện toàn cầu “Chương trình giám sát toàn cầu cho NCDs” theo dõi tiến trình của “Kế hoạch hành động NCD toàn cầu” thông qua việc giám sát và báo cáo 9 mục tiêu cho NCDs, vào 2015, so với cơ sở vào năm 2010. Theo đó, các chính phủ được khuyến khích để (i) thiết lập các mục tiêu quốc gia về NCD 2025 dựa trên hoàn cảnh quốc gia, (ii) phát triển kế hoạch quốc gia liên ngành NCD nhằm giảm sự tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ và cho phép hệ thống y tế phản hồi để đạt được các mục tiêu quốc gia năm 2025; và (iii) đo lường kết quả, chú ý đến các kế hoạch hành động toàn cầu. Mục tiêu 1: Giảm tương đối khoảng 25% nguy cơ tử vong sớm do CVDs, ung thư, tiểu đường, bệnh đường hô hấp mãn tính Mục tiêu 2: Giảm ít nhất 10% độc hại trong việc sử dụng rượu, nếu thích hợp, trong bối cảnh quốc gia. Mục tiêu 3: Giảm tương đối 10% trong tỷ lệ của hoạt động thể chất không đủ Mục tiêu 4: Giảm tương đối 30% trong hàm lượng tiêu thụ của muối / natri Mục tiêu 5: Giảm tương đối 30% trong tỷ lệ sử dụng thuốc lá hiện nay ở người lớn hơn 15 tuổi Mục tiêu 6: Giảm tương đối 25% trong tỷ lệ tăng huyết áp hoặc có tỷ lệ tăng huyết áp, theo hoàn cảnh từng quốc gia Mục tiêu 7: Ngăn chặn sự gia tăng bệnh tiểu đường và béo phì Mục tiêu 8: Ít nhất 50% số người đủ điều kiện nhận được điều trị bằng thuốc và tư vấn (bao gồm cả kiểm soát đường huyết) để ngăn chặn cơn đau tim và đột quỵ Mục tiêu 9: Đảm bảo sự sẵn có khoảng 80% các công nghệ cơ bản và thuốc cần thiết, bao gồm cả generics, để điều trị NCDs ở công cộng và tư nhân. Chương trình giám sát NCD toàn cầu Đảm bảo tiến độ của các bệnh không lây nhiễm trên các quốc gia Sau Tuyên bố Chính trị về các bệnh không lây (NCDs) được thông qua bởi Đại hội đồng UN vào năm 2011, WHO đã phát triển một khung giám sát toàn cầu để cho phép theo dõi tiến trình trong việc ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh không lây chính - bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi mãn tính và bệnh tiểu đường - và các yếu tố nguy cơ chính của chúng. Các mục tiêu và chỉ số khung Khuôn khổ này bao gồm chín mục tiêu toàn cầu và 25 chỉ tiêu và sẽ được thông qua bởi các nước thành viên trong hội đồng Y tế Thế giới tháng 5 năm 2013. Một khi được thông qua, các nước thành viên được khuyến khích để xem xét sự phát triển. 9 mục tiêu tự nguyện toàn cầu nhằm mục đích đấu tranh chống tỷ lệ tử vong toàn cầu từ bốn NCDs chính, thúc đẩy hành động chống lại các yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến NCDs và tăng cường phản ứng hệ thống y tế quốc gia. Mục tiêu tỷ lệ tử vong - giảm 25% tỷ lệ tử vong sớm do các bệnh không lây vào năm 2025 - đã được thông qua bởi Hội đồng Y tế Thế giới tháng 5 năm 2012. Mục tiêu khuôn khổ Khuôn khổ dự kiến sẽ tạo ra tiến bộ trong công tác phòng chống và kiểm soát NCDs và cung cấp nền tảng cho tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tăng cường cam kết chính trị và thúc đẩy hành động toàn cầu để giải quyết những căn bệnh chết người. Khuôn khổ cũng sẽ giúp hình thành một chương trình nghị mới, phát triển tiến bộ ba khía cạnh của phát triển bền vững: phát triển kinh tế, phát triển bền vững môi trường và hòa nhập xã hội. NCDs là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Bốn bệnh không lây chính là : bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi mãn tính và bệnh tiểu đường – gây ra cái chết của 3 phần 5 dân số trên toàn thế giới. Trường hợp tử vong sớm do NCDs có thể được ngăn ngừa bằng cách thay đổi các chính sách và tham gia tích cực không chỉ trong lĩnh vực sức khỏe mà còn trong các lĩnh vực khác. Hành động có hiệu quả sẽ cứu được hàng triệu sinh mạng và tránh khỏi nỗi đau đớn. Chú thích (Footnotes) 1 Báo cáo tình trạng toàn cầu về rượu và sức khỏe năm 2014 Tài liệu tham khảo (References) (1) Lim SS, Vos T, Flaxman AD, Danaei G, Shibuya K, Adair-Rohani H et al. A comparative risk assessment of burden of disease and injury attributable to 67 risk factors and risk factor clusters in 21 regions, 1990-2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010. Lancet, 2012; 380(9859):2224-2260. (2) Mozaffarian D, Fahimi S, Singh GM, Micha R, Khatibzadeh S, Engell RE, Lim S et al.; Global Burden of Diseases Nutrition and Chronic Diseases Expert Group. Global sodium consumption and death from cardiovascular causes. N Engl J Med. 2014;371(7):624−34. doi:10.1056/NEJMoa1304127.
|