Thông tin cập nhật của WHO về dịch bệnh tả
Cập nhật tháng 2/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng tiêu chảy cấp do ăn phải thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm với vi khuẩn tả có tên khoa học Vibrio cholerae. Hàng năm, ước tính khoảng 3 - 5 triệu trường hợp mắc bệnh và 100.000 - 120.000 trường hợp tử vong do dịch/ bệnh tả. Thời gian ủ bệnh ngắn khoảng từ 2 giờ đến 5 ngày, tăng khả năng bùng phát dịch bệnh. Theo WHO, bệnh tả là một bệnh tiêu chảy cấp tính có thể gây tử vong trong vòng vài giờ nếu không được điều trị kịp thời; ước tính trên thế giới có khoảng 3-5 triệu trường hợp mắc bệnh và 100.000 - 120.000 trường hợp tử vong do bệnh tả mỗi năm; Trên 80% các trường hợp có thể được điều trị thành công bằng cách bù nước, muối bằng con đường uống; Các biện pháp kiểm soát hiệu quả dựa vào công tác phòng chống, sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh tả; Cung cấp nước sạch và vệ sinh là rất quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của bệnh tả và các bệnh lây lan qua đường nước khác; Uống vaccine tả được xem như là một biện pháp để kiểm soát bệnh tả, nhưng không nên thay thế các biện pháp kiểm soát thông thường. Triệu chứng lâm sàng Bệnh tả là một bệnh cực kỳ nguy hiểm và bệnh ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em và có thể gây tử vong trong vòng vài giờ nếu không can thiệp điều trị kịp thời. Khoảng 75% số người bị nhiễm phẩy khuẩn tả V. cholerae không có bất cứ triệu chứng của bệnh, mặc dù vi khuẩn có mặt trong phân khoảng 7 - 14 ngày sau khi nhiễm bệnh và được thải ra môi trường, đây là nguồn có khả năng lây nhiễm cao cho người khác. Trong số những người phát triển và hình thành các triệu chứng trên lâm sàng thì 80% có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, trong khi khoảng 20% phát triển tiêu chảy cấp gây mất nước trầm trọng. Điều này có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Những người có khả năng miễn dịch thấp - như trẻ em bị suy dinh dưỡng hoặc người sống chung với HIV/AIDS - có nguy cơ tử vong cao nếu bị nhiễm bệnh. Lịch sử Vào thế kỷ 19, bệnh tả lây lan trên toàn thế giới từ ổ chứa nguồn bệnh ban đầu ở vùng đồng bằng Ganges delta Ấn Độ. Sáu đại dịch liên tiếp xảy ra đã giết chết hàng triệu người trên khắp các châu lục. Đại dịch hiện tại (đại dịch thứ bảy) bắt đầu ở Nam Á vào năm 1961 và đã đến châu Phi vào năm 1971 và châu Mỹ vào năm 1991. Bây giờ dịch tả lưu hành ở nhiều nước trên thế giới. Chủng vi khuẩn tả Vibrio cholerae Hai nhóm huyết thanh của vi khuẩn V.choleraelà O1 và O139 – đây là nguyên nhân bùng phát nhiều vụ dịch. Huyết thanh nhóm O1 của vi khuẩn V. cholerae gây ra phần lớn các vụ dịch, trong khi O139 - lần đầu tiên được xác định ở Bangladesh vào năm 1992 và được giới hạn trong khu vực Đông Nam Á. Non - O1 và Non - O139 của vi khuẩn V. cholerae có thể gây tiêu chảy nhẹ nhưng không tạo ra các vụ dịch. Gần đây, các chủng biến thể mới đã được phát hiện một số nơi ở khu vực châu Á và châu Phi. Quan sát cho thấy, các chủng biến thể mới gây ra dịch tả nghiêm trọng hơn với tỷ lệ tử vong cao hơn. Giám sát dịch tễ cẩn thận của các chủng lưu hành được đề nghị. Ổ chứa chính của vi khuẩn V. cholerae là con người và nguồn lợi thủy sản như nước lợ và cửa sông, thường liên quan đến tảo nở hoa. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, nóng lên toàn cầu tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Yếu tố nguy cơ và gánh nặng bệnh tật Lây truyền bệnh tả gắn liền với quản lý môi trường không thích hợp. Điển hình tại các khu vực có nguy cơ như khu nhà ổ chuột ven đô, nơi mà cơ sở hạ tầng cơ bản không đáp ứng, cũng như các trại dành cho người tị nạn hoặc di dân, trong đó yêu cầu tối thiểu về nước sạch và vệ sinh môi trường không được đáp ứng. Hậu quả thảm họa – thảm họa làm phá hủy hệ thống nước và vệ sinh môi trường, hoặc sự di chuyển của người dân đến các trại đông đúc và các điều kiện vệ sinh môi trường sống không đảm bảo - có thể làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh tả do các vi khuẩn có mặt hoặc được nhập khẩu. Dịch bệnh chưa bao giờ phát sinh từ xác chết. Dịch tả vẫn còn là một mối đe dọa toàn cầu đối với sức khỏe cộng đồng và một chỉ số quan trọng là thiếu các yếu tố phát triển xã hội. Gần đây, bệnh tả tái xuất hiện ở nhiều nơi song song với vi mô ngày càng gia tăng dân số dễ bị tổn thương sống trong điều kiện mất vệ sinh. Số trường hợp mắc bệnh tả được báo cáo cho TCYTTG tiếp tục tăng. Chỉ riêng trong năm 2011, có tổng cộng 589.854 trường hợp mắc bệnh đã được báo cáo từ 58 quốc gia, trong đó có 7.816 trường hợp tử vong. Nhiều trường hợp không được báo cáo do những hạn chế trong hệ thống giám sát và lo sợ các biện pháp trừng phạt thương mại và dịch vụ. Gánh nặng thực sự của bệnh tả được ước tính khoảng 3-5 triệu trường hợp mắc và 100.000 – 120.000 trường hợp tử vong mỗi năm. Phòng chống và kiểm soát bệnh Cách tiếp cận đa ngành dựa trên phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó và cùng với một hệ thống giám sát hiệu quả là chìa khóa để giảm thiểu sự bùng phát dịch tả, kiểm soát dịch tả trong vùng lưu hành bệnh và giảm tỷ lệ tử vong. Điều trị Bệnh tả là một bệnh có thể điều trị dễ dàng. Trên 80% số người có thể được điều trị thành công thông qua điều trị bổ sung nhanh và kịp thời lượng nước và điện giải đã mất bằng đường uống (WHO/ UNICEF ORS standard sachet). Bệnh nhân mất rất nhiều nước nghiêm trọng đòi hỏi phải truyền dịch tĩnh mạch. Những bệnh nhân này cũng yêu cầu dùng kháng sinh thích hợp để làm giảm thời gian tiêu chảy, giảm khối lượng chất lỏng bù nước cần thiết và rút ngắn thời gian vi khuẩn V. cholerae bài tiết. Dùng thuốc kháng sinh đại trà là không được đề nghị vì nó không ảnh hưởng đến sự lây lan của bệnh dịch tả và làm gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh. Để đảm bảo điều trị kịp thời, các trung tâm điều trị bệnh tả (cholera treatment centres - CTCs ) nên được thiết lập ở các cộng đồng bị ảnh hưởng. Điều trị thích hợp, tỷ lệ tử vong dưới 1%. Đáp ứng khi dịch tả bùng phát Khi một ổ dịch được phát hiện, các chiến lược can thiệp thông thường là giảm tử vong bằng cách đảm bảo tiếp cận điều trị kịp thời và kiểm soát sự lây lan bệnh tả bằng cách cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường thích hợp và giáo dục sức khỏe để cải thiện vệ sinh và bảo quản thực phẩm an toàn của cộng đồng. Việc cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường là một thách thức lớn nhưng vẫn là yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của dịch tả. Uống vaccine tả Có hai loại vaccine tả uống an toàn và hiệu quả hiện có trên thị trường. Cả hai đều là vaccine toàn tế bào bị giết trong đó một loại vaccine sử dụng kỹ thuật tái tổ hợp để sản xuất vaccine B subunit, một loại còn lại thì không. Cả hai đã được duy trì bảo vệ hơn 50% và kéo dài trong hai năm ở các nơi lưu hành. Cả hai loại vaccine được TCYTTG chấp nhận và cấp phép ở hơn 60 quốc gia và đươc tiêm hai liều. Vaccine Dukoral đã được chứng minh bảo vệ ngắn hạn 85-90% chống lại V. cholerae O1 ở tất cả các nhóm tuổi từ 4 - 6 tháng sau tiêm chủng. Một loại vaccine khác là Shanchol cung cấp bảo vệ lâu dài chống lại V. cholerae O1 và O139 ở trẻ em dưới 5 tuổi. TCYTTG khuyến cáo tiêm các loại vaccine tả có thể được sử dụng kết hợp với các biện pháp kiểm soát thường được đề nghị ở những nơi có dịch tả lưu hành cũng như ở những khu vực có nguy cơ bùng phát dịch. Vaccine cung cấp một miễn dịch ngắn hạn, trong khi các hoạt động dài hạn để kiểm soát bệnh bao gồm cải thiện nguồn nước và vệ sinh môi trường. Khi sử dụng vaccine nên tập trung vào dân số dễ bị tổn thương sống trong vùng có nguy cơ cao và không làm gián đoạn các biện pháp các thiệp khác để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh. TCYTTG đưa ra 3 bước quyết định nhằm hướng dẫn cơ quan y tế trong việc quyết định sử dụng vắc-xin dịch tả trong trường hợp khẩn cấp. Việc sử dụng vaccine tả chưa bao giờ được khuyến cáo của TCYTTG do hiệu quả bảo vệ thấp và sự xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng bất lợi. Du lịch và thương mại Ngày nay, không có bất kỳ một quốc gia nào đòi hỏi bằng chứng về tiêm phòng bệnh tả như một điều kiện để nhập cảnh. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy rằng các biện pháp kiểm dịch và lệnh cấm sự đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa là không cần thiết. Trường hợp cá biệt bệnh tả liên quan đến thực phẩm nhập khẩu được du khách mang vào. Do đó, hạn chế nhập khẩu thực phẩm sản xuất không đảm bảo an toàn ở một quốc gia bệnh tả lưu hành. Các nước láng giềng bị ảnh hưởng bởi bệnh tả thì được khuyến khích tăng cường giám sát dịch bệnh và chuẩn bị ở mức độ quốc gia để nhanh chóng phát hiện và đối phó với sự bùng phát dịch tả lây lan qua biên giới. Hơn nữa, thông tin cần được cung cấp cho khách du lịch và cộng đồng về nguy cơ và triệu chứng của bệnh tả, cùng với biện pháp phòng ngừa để phòng tránh bệnh tả đồng thời báo cáo ca bệnh bất cứ khi nào và ở đâu. Đáp ứng của TCYTTG với bệnh tả Thông qua công tác toàn cầu của TCYTTG về kiểm soát bệnh tả, TCYTTG làm việc nhằm: - Cung cấp tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ cho việc kiểm soát và phòng chống bệnh tả ở cấp quốc gia;
- Đào tạo chuyên gia y tế ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế trong phòng, chống và sẵn sàng ứng phó khi tình hình dịch bệnh tiêu chảy bùng phát;
- Phổ biến thông tin và hướng dẫn bệnh tả và các bệnh đường ruột dễ bị dịch bệnh khác cho các chuyên gia y tế nói riêng và cộng đồng nói chung.
|