Ứng phó của WHO với dịch bệnh Ebola và cuộc chiến với Ebola ở Tây Phi vẫn đang tiếp diễn
Ngày 29/3/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phủ nhận đã trì hoãn tuyên bố dịch bệnh Ebola và tái khẳng định sự cần thiết của những nỗ lực quốc tế tiếp tục hỗ trợ các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi Ebola cho đến khi dịch bệnh này hoàn toàn chấm dứt, đồng thời giúp các quốc gia này phục hồi và tăng khả năng ứng phó với dịch bệnh trong tương lai.Ứng phó của WHO với dịch bệnh EbolaWHO phủ nhận đã trì hoãn tuyên bố dịch bệnh EbolaNgày 20/03/2015. Geneva - Tổ chức Y tế thế giới phủ nhận đã trì hoãn tuyên bố dịch bệnh Ebola (WHO Denies It Delayed Declaration of Ebola Epidemic). WHO đã mạnh mẽ phủ nhận những cáo buộc rằng họ đã trì hoãn công bố dịch bệnh tại Tây Phi về tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế vì các lý do chính trị. Theo một bài viết cũa hãng tin AP các e-mail chứa tin mật của tài liệu nội bộ cho thấy WHO e sợ việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu có thể đặt chuông báo động có thể làm tổn hại đến nền kinh tế của các quốc gia hay sự can thiệp của Hồi giáo đến vùng Mecca. Phát ngôn viên của WHO về dịch bệnh Ebola, Margaret Harris phát biểu trên VOA rằng sự khẳng định là không đúng sự thật: “Không có sự bí mật nào, giây phút chúng tôi thông báo các ca bệnh và giây phút mà chúng tôi xác nhận rằng đó là dịch Ebola đã xuất hiện tại Congo, chúng tôi đã thông báo trên toàn thế giới. … Thật không đúng để nói rằng thời gian tuyên bố Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng của quan tâm quốc tế là bằng cách nào đó ảnh hưởng bởi các vấn đề chính trị”.
| Trụ sở của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ |
Các tác giả của bài báo cho biết việc trì hoãn đưa ra thông báo có thể trả giá nhiều mạng sống cho đến khi WHO tuyên bố Ebola là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu vào đầu tháng 8/2014, hơn 4 tháng sau khi thông báo xuất hiện virus tại Guinea vào 23/3/2015, gần 1.000 người tử vong do căn bệnh này. Đại dịch Ebola tại Tây Phi lớn nhất từ trước đến nay. Theo WHO, hơn một năm qua có hơn 24.700 ca bệnh, trong đó hơn 10.200 ca tử vong tại 3 quốc gia Tây Phi (Liberia, Sierra Leone và Guinea). WHO cho rằng họ đã điều trị tại ba quốc gia cũng như một quốc gia bởi vì họ có chung đường biên giới, có những khoảng trống thông qua dễ dàng lây lan dịch bệnh và họ kiềm chế báo động toàn cầu để dịch bệnh hạn chế tại 3 quốc gia. Bà Harris cho rằng chính sách này thay đổi khi một người Liberia bị nhiễm Ebola đã bay đến Nigeria vào cuối tháng 7/2014, sau đó lây nhiễm cho nhiều người khác. Bà cho biết sự việc này cuối cùng đã thúc đẩy WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhìn lại quá khứ có nhiều hành động hơn-không chỉ từ WHO mà còn từ các quốc gia trên thế giới sẽ tốt hơn: “Hành động xảy ra sớm hơn có lẽ chúng ta sẽ có sự kiểm soát tốt hơn đối với dịch bệnh cũng như chúng ta có nhiều sự đối phó hiệu quả hơn, chúng ta đang tiến gần đến chấm dứt dịch bệnh tại các quốc gia này”. Bà Harris cho biết thật vô nghĩa để chơi “trò chơi đổ lỗi” (blame game) và lưu ý rằng WHO sẽ xây dựng bài đánh giá độc lập để đánh giá phản ứng của tổ chức đối với dịch bệnh Ebola. Khi bản báo cáo được hoàn tất, WHO sẽ có ý thức tốt hơn những gì mà họ đã làm được, những gì không và những gì cần để được thay đổi. Nhật ký Ebola: Hành động có hiệu lực tức thìCập nhật tháng 3/2015. WHO - Nhật ký Ebola: Hành động có hiệu lực tức thì (Ebola diaries: Hitting the ground running). TS. Stéphane Hugonnet, Trưởng ban trọng trách, báo động và phản ứng toàn cầu (Global capacities, Alert and Responses_GRC) của WHO là một trong những chuyên gia đầu tiên của WHO được gửi tới Guinea để điều tra các ca bệnh Ebola được báo cáo vào cuối tháng 3/2014. Một bác sĩ đã dành 20 năm qua làm việc cho WHO, MSF và các tổ chức khác, quản lý các dịch bệnh từ dịch tả, sởi và sốt vàng, tới Lassa, Ebola và viêm màng não, Ts Hugonnet đã phát hiện ra một loại dịch bệnh rất khác thường khi ông tới Guinea.
| WHO/C. Taylor-Johnson |
“Chúng tôi đã lần theo tin đồn này về một nhóm nhỏ tử vong không rõ nguyên nhân tại Guinea, một số người cho rằng đó có thể là sốt Lassa nhưng hình thức lây nhiễm lại khá tương tự với Ebola. Khi có được các kết quả từ phòng thí nghiệm, chúng tôi biết rằng đã xuất hiện Ebola Zaire ở Tây Phi. Đây là lần đầu tiên. (Zaire là tên cũ của Cộng hoà dân chủ Congo thời kỳ 1971-1997, nơi từng có sự xuất hiện của Ebola năm 1976). Vào này 25 tháng 3, tôi phải hành động hiệu quả nhanh chóng ở Guinea với một nhóm bao gồm những chuyên gia hậu cần học, nhân loại học, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, chuyên gia vi-rút và chuyên gia phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm. Công việc của tôi là phải nhanh chóng đánh giá tình hình ở bốn huyện bị ảnh hưởng, tăng cường giám sát và hỗ trợ việc thiết lập một phòng thí nghiệm di động. Vào ngày chúng tôi rời Conakry đi Guékédou, Conakry đã xác nhận ca bệnh đầu tiên của họ, ngay lập tức mọi thứ trở nên rõ ràng rằng dịch bệnh này không giống với những dịch bệnh khác. Conakry cách Guékédou hơn 1000 km, các dịch bệnh Ebola thường khá tập trung. Sự lây nhiễm giữa người sang người đã nhanh chóng lây lan từ một khu vực nông thôn tới một thành phố lớn-điều khá bất thường và dịch bệnh đã xuất hiện ở nhiều nước, các ca bệnh được xác nhận ở Liberia và còn bị nghi ngờ ở Sierra Leone. Quản lý dịch bệnh khó khăn hơn khi nó vượt ra khỏi biên giớiViệc quản lý bất kỳ dịch bệnh nào trở nên khó khăn hơn khi nó vượt ra khỏi biên giới (Managing any outbreak is harder when it crosses borders). Khi đã xuất hiện một dịch bệnh tập trung ở một nơi xa xôi nào đó, mọi thứ đều là vấn đề vào lúc ban đầu như thiếu các nguồn lực, thiếu người thực hiện công việc. Khi một dịch bệnh vượt khỏi biên giới, nó thậm chí còn khó quản lý hơn dù những người mắc bệnh là cùng một nhóm người và nói cùng thứ tiếng. Tôi đã rất lo lắng, chúng tôi nhanh chóng làm việc để thiết lập một phòng thí nghiệm di động tại Guékédou để đối phó với việc các mẫu và các ca bệnh chất đống chờ xét nghiệm. Tôi tin rằng khả năng tối đa của chúng tôi là xét nghiệm 50 mẫu một ngày vào thời điểm ban đầu, điều mà giờ nghĩ lại thấy khá là buồn cười. Trong vòng hai ngày, chúng tôi đã xét nghiệm những mẫu từ tâm điểm dịch bệnh. Việc triển khai phòng thí nghiệm đã là một điều thành công. Stéphane Hugonnet, WHO: “Nhà nhân loại học của chúng tôi đã làm việc với Bộ Y tế và những tổ chức khác để thuyết phục họ tầm quan trọng của việc bày tỏ sự cảm thông đối với gia đình những người nhiễm bệnh và việc để họ tham gia vào quá trình chôn cất”. Rất nhanh chóng, chúng tôi còn tiến hành công tác nhân chủng học văn hóa, đặc biệt là xung quanh việc chôn cất an toàn, những làn sóng biểu tình, đôi khi là bạo lực, đã xảy ra Guékédou và Macenta. Quan điểm công chúng về dịch bệnh đã trở nên cực kỳ bất ổn, có những tin đồn rằng các nhân viên y tế toàn cầu đã mang Ebola tới cùng với họ.Biểu tình bạo lực khiến công việc của chúng tôi khó khănĐối với một số người họ chỉ hiểu rằng những người thân yêu của họ đã được đưa tới các trung tâm điều trị và chẳng bao giờ quay trở về, những người nhiễm bệnh từ chối nhập viện; một vài trong số họ thậm chí chạy trốn khỏi bệnh viện. Chúng tôi đã nhận ra cần nhiều hơn là chỉ “đối xử tử tế” (human touch), nhà nhân loại học của chúng tôi đã làm việc với Bộ Y tế và những tổ chức khác để thuyết phục họ tầm quan trọng của việc bày tỏ sự cảm thông đối với gia đình những người nhiễm bệnh và việc để họ tham gia vào quá trình chôn cất. Việc cộng tác với Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) diễn ra rất tốt đẹp với việc giám sát, các phòng thí nghiệm, huy động xã hội, và công tác nhân loại học. Vào thời điểm này, MSF đã đang điều hành các trung tâm điều trị tại Guékédou và Macenta nhưng các trung tâm tại Kissidougou và N’Zerekoré vẫn chưa hoàn thành. Một trong số những công việc của tôi là thuyết phục các cán bộ quốc gia lão làng về sự nghiêm trọng của dịch bệnh này và thuyết phục họ bám trụ lại ở Guékédou và đi đầu trong việc phản ứng với dịch bệnh, điều này là hết sức quan trọng. Qua công việc tôi thấy rằng thực tế Ebola không lây lan mạnh đến thế, sự kết hợp vài biện pháp can thiệp, dù không có biện pháp nào đảm bảo 100% (cách ly, cam kết cộng đồng, huy động xã hội chuẩn bị các trung tâm y tế) có thể là đủ để giảm và làm gián đoạn lây nhiễm. Nếu bạn có thể xác định vấn đề và phản ứng sớm, trường hợp như đợt dịch sau đó ở Mali, Nigeria và Senegal, thì bạn có thể quản lý được. Cuộc chiến với Ebola ở Tây Phi vẫn đang tiếp diễnBên lề Hội nghị các Bộ trưởng kế hoạch, kinh tế và tài chính châu Phi do Liên minh châu Phi (AU) và Ủy ban Kinh tế châu Phi (ECA) tổ chức tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia (từ ngày 25-31/3) đã diễn ra một phiên họp ngày 29/3/2015 với chủ đề "Ebola: Hướng tới sự phục hồi của các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất". Chủ trì cuộc họp, Giám đốc khu vực châu Phi của WHO Matshidiso Rebcca Moeti khẳng định dịch Ebola đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của những quốc gia bị dịch bệnh hoành hành nặng nề nhất là Sierra Leone, Guinea và Liberia. Theo bà Moeti, 3 quốc gia Tây Phi quyết tâm xỏa bỏ toàn toàn dịch Ebola và cộng đồng quốc tế cần tiếp tục hỗ trợ nỗ lực này cũng như các nỗ lực phục hồi tiếp sau đó. Trước hết, 3 quốc gia này phải khôi phục ngay lập tức dịch vụ y tế, tái khởi động hệ thống giáo dục và đảm bảo sự phục hồi cho hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ. Tiếp đó, tiến hành tái thiết để củng cố kinh tế vững mạnh, đặc biệt tăng cường hệ thống y tế để có thể ứng phó với dịch bệnh trong tương lai. Hiện nay 3 quốc gia này đang tăng cường nỗ lực xoá bỏ dịch Ebola thông qua việc áp đặt cách ly các khu vực bùng phát dịch, đưa ra các quy định nghiêm ngặt về việc chôn cất người chết và cảnh báo các nguy cơ nhiễm bệnh. Sierra Leone, quốc gia có số ca nhiễm Ebola cao nhất, đã áp đặt cách ly trong ba ngày (kết thúc ngày 29/3/2015). Trong khi đó, Guinea cũng dự kiến thực hiện biện pháp này nếu cần thiết, sau khi Tổng thống Alpha Conde tuyên bố sẽ tăng cường các biện pháp khẩn cấp trong 45 ngày tại năm khu vực phía Tây bị ảnh hưởng bởi Ebola, theo đó việc chôn cất người chết tại những khu vực trên cần có sự giám sát của Hội chữ thập đỏ hoặc lực lượng an ninh, toàn bộ các thi thể sẽ được khám nghiệm, đồng thời lễ tang chỉ tổ chức trong phạm vi gia đình. Tại Liberia, chính phủ đã khuyến cáo những người đã được điều trị khỏi bệnh Ebola tránh quan hệ tình dục không an toàn, kể cả sau giai đoạn 90 ngày đã được khuyến cáo trước đó, thông báo này được đưa ra sau ca tử vong đầu tiên do Ebola trong hơn một tháng qua tại Liberia có bạn trai nhiễm Ebola nhưng đã được điều trị khỏi bệnh khoảng 6 tháng trước đó.Đáp ứng toàn cầu nghèo nàn làm tình hình dịch bệnh Ebola trở nên tồi tệNgày 23/03/2015. VOA News - Nhóm viện trợ: Đáp ứng toàn cầu nghèo nàn làm tình hình dịch bệnh Ebola trở nên tồi tệ (Aid Group: Poor Global Response Worsened Ebola Epidemic). Vào ngày kỷ niệm đầu tiên của dịch bệnh Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử, một nhóm bác sĩ hàng đầu đang công khai chỉ trích những cơ hội đã bị bỏ lỡ trong việc ngăn chặn căn bệnh chết người này khỏi để vượt khỏi tầm kiểm soát tại châu Phi. Trong một chút suy nghĩ sâu sắc, MSF đã đưa ra bài phân tích quan trọng về đối phó của toàn cầu đối với khủng hoảng dịch bệnh. Báo cáo không ngoại trừ bất cứ ai, mọi người đi vào lời chỉ trích bao gồm các tác giả của nghiên cứu. Báo cáo được biết đến với tên viết tắt bằng tiếng Pháp là MSF, dựa vào các cuộc phỏng vấn với các nhân viên liên quan đến can thiệp Ebola của tổ chức này.
| Tình nguyện viên của MSF được đào tạo cách sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân trong khóa đáp ứng dịch Ebola, Brussels, ngày 15/10/2014 |
Giám đốc y khoa của MSF, Micaela Serafini nói trên VOA rằng trong sự nhận thức muộn, thật rõ ràng MSF nên thúc đẩy các nguồn lực và đối phó với dịch bệnh nhanh hơn. Bà Serafini cho biết tổ chức có thể tổ chức lại từ hành động dứt khoát hơn bởi vì những lời buộc tội WHO rằng những cảnh báo của họ về sự nguy hiểm của dịch bệnh gây hoang mang: “Họ không đưa chúng ta một cách nghiêm trọng tại thời điểm đó thậm chí chúng ta làm việc trong một thời gian khá dài trong dịch bệnh Ebola-9 quốc gia khác nhau, 20 vụ dịch khác nhau. Chúng ta biết rằng đó là khác nhau về vị trí địa lý hoàn toàn khác nhau đối với những người mà chúng ta đã từng làm việc, các điểm nóng của dịch bệnh khác nhau, quan niệm về điều này vượt ngoài biên giới là khác nhau. Vì vậy, chúng ta thực sự biết rằng đây là một vụ bùng nổ dịch bệnh sẽ vượt ra bên ngoài nếu không giải quyết một cách đúng đắn”. Đại dịch đang hoành hành tại Liberia, Sierra Leone và Guinea cho thấy sự thảm khốc do virus Ebola đã gây nhiễm cho gần 25.000 người và giết chết hơn 10.000 người. Số ca tử vong gồm có gần 500 nhân viên y tế, trong đó có 14 nhân viên y tế của MSF. Sau một năm Ebola được xác định tại Guinea, báo cáo cho biết rằng không khí sợ hãi và mức độ thông tin lệch lạc tại khắp các quốc gia Tây Phi tiếp tục cản trở cuộc chiến nhằm ngăn chặn virus. TS. Serafini cho rằng không chắc chắn liệu Ebola vẫn còn lưu hành trong khu vực nhưng bà nói thêm rằng có khả năng một số ca rời rạc sẽ xuất hiện theo thời gian: “Nhìn chung những gì mà chúng ta biết là dịch bệnh Ebola có thể bùng nổ bất cứ khi nào, chúng ta có thể có đợt dịch thứ 2 hặc thứ 3, không thể biết chính xác thời gian giữa các vụ dịch… Tôi tin rằng chúng ta đang ở trong tình hình tốt hơn, tôi tin rằng có rất nhiều bài học kinh nghiệm, vì vậy tôi tin có khá nhiều kiến thức được chia sẻ và hôm nay chúng ta có nhiều ý thức hơn trên phương diện quốc tế về căn bệnh này”. MSF cảnh báo vẫn còn nhiều thử thách đáng kể trước khi dịch bệnh có thể được tuyên bố chấm dứt, theo họ không có chỗ cho sai lầm hay sự tự mãn. Liberia điều tra bệnh nhân nhiễm Ebola cuối cùng Ngày 22/03/2015. MONROVIA. Liberia điều tra bệnh nhân nhiễm Ebola cuối cùng bị nhiễm virus như thế nào (Liberia Investigates How Latest Ebola Patient Got Infected). Chính quyền Liberia đang điều tra làm thế nào bệnh nhân Ebola cuối cùng của quốc gia này bị nhiễm virus, sau nhiều tuần không có xuất hiện ca bệnh nào. Liberia chiếm hầu hết số ca tử vong trong dịch bệnh Ebola với hơn 4.200 ca tử vong trong số 10.000 ca tại Tây Phi. Từ khi Liberia cho bệnh nhân cuối cùng xuất viện vào ngày 5/3/2015, quốc gia này phải đợi 42 ngày sau đó tuyên bố không còn dịch bệnh Ebola nhưng vào ngày thứ sáu, chính quyền cho biết một bệnh nhân mới được kiểm tra dương tính với virus. Trong tình hình đáng lo ngại, bệnh nhân này dường như không liên hệ với bất kỳ người nào trong danh sách có tiếp xúc với Ebola và cô cho biết rằng cô không đi đâu gần đây đến các quốc gia láng giềng có dịch bệnh như Sierra Leone và Guinea, bác sĩ Francis Kateh, lãnh đạo Đội Quản lý Ca bệnh Ebola tại Liberia cho biết chính quyền đang xem xét khả năng có ấy có một người khách đến từ bên ngoài Liberia và đã nhiễm virus cho cô hoặc cô có quan hệ tình dục với người sống sót khỏi Ebola. Virus Ebola có thể được tìm thấy trong tinh dịch của người sống sót lên đến 3 tháng và chính quyền y tế khuyến cáo rằng những người sống sót khỏi Ebola nên từ chối quan hệ tình dục trong thời gian đó. Ông nói: “Điều quan trọng là nếu có bất kỳ sự lây nhiễm nào bên ngoài, làm thế nào chúng ta có thể phá vỡ sự lan truyền này?”.Tổng thống Ellen Johnson Sirleaf đang kêu gọi nhóm điều tra mỗi nửa giờ hay lâu hơn để kiểm tra. Chính quyền vẫn đang thu thập danh sách những người có tiếp xúc với bệnh nhân, bà Elizabeth Hamann của Hội đồng Cứu trợ quốc tế (International Rescue Committee), giúp quản lý bệnh viện nơi mà người phụ nữ đến khám, những người có tiếp xúc với bệnh nhân Ebola phải được theo dõi các triệu chứng. Mặc dù hy vọng rằng Liberia đã dập tắt Ebola nhưng chính quyền biết rằng cho đến khi quốc gia láng giềng Sierra Leone và Guinea cũng dập tắt dịch bệnh, Liberia vẫn còn có nguy cơ.Mặc dù nhiều thách thức, Guinea vẫn tiếp tục cuộc chiến với EbolaNgày 23/3/2015. CONAKRY. Mặc dù nhiều thách thức, Guinea vẫn tiếp tục cuộc chiến với Ebola (Guinea Continues Ebola Fight, Despite Challenges). Ngày 23 tháng 3 đánh dấu mốc 1 năm từ khi WHO tuyên bố dịch bệnh Ebola tại Guinea. Hơn 1 năm sau khi ca bệnh Ebola đầu tiên được phát hiện tại khu vực rừng núi phía đông nam Guinea, số lượng các ca được báo cáo mới tiếp tục gia tăng. WHO cho biết hiện đã có hơn 3.400 ca tại Guinea từ khi dịch bệnh bắt đầu và gần 25.000 ca trên khắp Tây Phi đến tuần cuối ngày 15/3/2015 đã có 95 ca bệnh mới tại Guinea, con số ca bệnh hàng tuần cao nhất kể từ cuối năm ngoái.
| Một nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắc-xin Ebola cho một người đàn ông ở Conakry, Guinea, ngày 7 tháng 3 năm 2015 |
Fode Tasse Sylla, một phát ngôn viên cùng với đơn vị phối hợp quốc gia của Guinea về đấu tranh chống lại Ebola cho biết: “Hiện nay, chính sự kháng cự của người dân đã ngăn chặn những nhóm của chúng tôi tiếp tục thắng thế và kiểm soát vi-rút do đó Ebola tiếp diễn nhưng không còn khó khăn nữa trong việc ngăn chặn dịch bệnh”. Ông cho biết thêm mọi người cần phải xích lại gần nhau và mỗi người cần phải chịu trách nhiệm bảo vệ Guinea khỏi kẻ địch đang hiện diện ở mọi nơi. Các nhóm huy động xã hội đã và đang hoạt động khắp cả nước hàng tháng trời, đến từng nhà một để truyền đi những thông điệp về những hình thức lây nhiễm và những biện pháp can thiệp, những thông điệp tương tự đã được phát đi trên đài vô tuyến và ti vi, cũng như là trên các biển báo lớn trên khắp các thị trấn và thành phố.
| Một nhân viên y tế (bên phải) đo thân nhiệt của học sinh để tìm các dấu hiệu vi-rút Ebola trước khi học sinh bước vào trường ở thành phố Conakry, Guinea, 19/1/2015 |
Mặc dù một số người đã biết cẩn thận hơn nhưng nhiều người vẫn tiếp tục các hành vi mạo hiểm, như là chạm hay rửa thân thể người thân bị ốm, giấu những ca bệnh Ebola nghi ngờ khỏi các nhân viên y tế, và vẫn khăng khăng tiến hành chôn cất không an toàn. Guinea hiện đã được trang bị về mặt hậu cần để xử lý dịch bệnh nhưng dù có những biện pháp phản ứng tốt nhất tại chỗ thì chúng chỉ có tác dụng khi mọi người tin tưởng vào các biện pháp này. Jerome Mouton, trưởng đoàn quản lý ở Guinea của MSF trả lời với VOA: “Hiện nay vấn đề không phải là giường bệnh hoặc triển khai các nhóm hoặc chăm sóc bệnh nhân hoặc là theo dấu người tiếp xúc nguồn bệnh, dù không có biện pháp nào trong đó là hoàn hảo thì ít nhất nó đã hiện diện ở đây. Để có thể chiến đấu với sự kháng cự của người dân thì cần phải đi từ nhà này sang nhà kia, tiếp xúc với người dân qua những thành viên từ chính cộng đồng, sử dụng những người mà họ biết và họ tin tưởng’.
| Liberia đã hy vọng sẽ được WHO công bố thoát dịch Ebola vào tháng 4/2015 |
Alhoussane Makanera Kake, Bộ trưởng Bộ Truyền thông của Guinea (Minister of Communication) cho biết Guinea đã sắp xếp hợp lý các chiến lược truyền thông và các nhóm huy động xã hội, vì những nhân tố này đóng góp vào việc ngăn chặn Ebola: “Tổng thống đã nói rằng giảm từ 100 ca xuống 10 ca là chuyện dễ dàng hơn là giảm từ 10 ca xuống còn 0 ca nhưng Guinea vẫn cần phải đi theo con đường loại trừ bệnh”. Các nhà chức trách tại Guinea cho biết họ sẽ khởi tố bất kỳ người nào bị phát hiện đang dấu một ca bệnh Ebola có thể nhiễm hoặc bất kỳ người ốm nào bị bắt đang di chuyển tới một khu vực khác của nước này mà không có giấy tờ chứng minh họ không nhiễm Ebola.
|