Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 9 3 8 2
Số người đang truy cập
5 8 7
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Ebola vẫn còn nguy cơ, cần cảnh giác

Ngày 19/5/2015. - Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Ebola vẫn còn nguy cơ, cần cảnh giác (WHO: Ebola Is Still a Risk, Requires Vigilance). Các Bộ trưởng Y tế và các quan chức tại cơ quan ra quyết định của WHO đang kêu gọi cảnh giác tiếp tục cho đến khi dịch bệnh Ebola kết thúc hoàn toàn ở Tây Phi. Đại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) kêu gọi cộng đồng quốc tế duy trì cam kết của mình nhằm đánh bại căn bệnh do virus đã giết chết hơn 11.000 người trong khu vực.


Một người đàn ông được phun thuốc khử trùng tại một nghĩa trang mới được xây dựng cho các nạn nhân Ebola ở Monrovia, Liberia, tháng 3 năm 2015.

Cập nhật thông tin dịch bệnh Ebola

Theo thống kê của WHO đến ngày 20/5/2015, đã ghi nhận 27.035ca mắc và 11.184trường hợp tử vong do Ebola, trong đó đáng lưu ý Italia là quốc gia ngoài châu Phi ghi nhận 1 trường hợp nhiễm Ebola ngày 12/5/2015 là nhân viên y tế đang được theo dõi, cách ly, giám sát cùng 13 người có tiếp xúc với trường hợp nhiễm bệnh này. WHO cho biết hiện nay chỉ còn 2 quốc gia Tây Phi có dịch Eboa. Tính đến 17/5/2015 số mắc mới trong 7 ngày qua tại Guinea là (27) trường hợp, Sierra Leone (8) và dịch bệnh nayf vẫn diến biến phức tạp ở một số khu vực phía Tây của Guinea và Sierra Leone.

Quốc gia

Số ca mắc và tử vong đến 13/5/2015

Số mắc mới trong 21 ngày qua

Theo báo cáo ngày

Số ca mắc

Số ca tử vong

Guinea

17/5

3.635

2.407

43

Sierra Leone

17/5

12.632

3.907

19

Tổng số

 

16.267

6.314

62


Người dân Liberia ăn mừng vì thoát khỏi dịch bệnh Ebola

Trước đó Liberia là quốc gia Tây Phi đầu tiên được WHO công bố “thoát dịch” sau một năm hứng chịu hậu quả đại dịch với 10.666 ca mắc và 4806 tử vong. Mặc dù, dịch bệnh Ebola đang có chiều hướng “chững lại” nhưng WHO vẫn tiếp tục khuyến cáo các quốc gia không bị ảnh hưởng tiếp tục giám sát, sẵn sàng ứng phó vì dịch bệnh Ebola vẫn là một nguy cơ y tế công cộng. Các quốc gia giáp khu vực 3 nước Tây Phi ưu tiên hoạt động như hỗ trợ kỹ thuật, hậu cần, tăng cường năng lực, thực hiện kế hoạch thực địa; hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin liên lạc giữa các quốc gia; phối hợp đối tác toàn cầu và nâng cao vai trò các cấp chính quyền; hợp tác quốc tế đánh giá kết quả, phổ biến, chia sẻ bài học kinh nghiệm thực tiễn hoạt động phòng chống Ebola; tăng cường thực hiện quy định của Điều lệ y tế quốc tế IHR, đảm bảo nâng cao năng lực cốt lõi đáp ứng vấn đề khẩn cấp về y tế công cộng.


Hình ảnh Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleafxuất hiện trên một biểu ngữ thông tin công cộng cảnh báo người dân về virus Ebola tại thành phố Monrovia

Nguy cơ và cảnh giác

Tại một hội nghị của Đại hội đồng ở đây, Magaret Chan, Tổng Giám đốc WHO đã khởi động một cuộc thảo luận về Ebola với một dấu hiệu vui vẻcùng một lời nhắc nhở rằng Liberia đã được tuyên bố là hết dịch Ebola vào ngày 9/5/2015: "Liberia, hãy giữ vững thành quả tốt đẹp này". Tuy nhiên, Chan nói thêm: "đây là một chiến thắng dè dặt... vì nước này vẫn có nguy cơ tái nhiễm từ các nước láng giềng". Báo cáo mới nhất của WHO cho thấy Sierra Leone và Guinea đã có 35 ca Ebola mới vào tuần trước - cao hơn 4 lần so với tuần trước đó.


WHO với những thông điệp từ bài học Ebola

Mối đe dọa ngụ ý trong thông điệp này đã không bị mất đi - Miatta Gbanya, một quan chức cao cấp của Bộ Y tế của Liberia cho biết: "Khi một bệnh tới trước cửa hàng xóm của bạn, hãy cẩn thận nó có thể đến cửa sau của nhà bạn, vì vậy chúng tôi đã bắt tay vào hợp tác xuyên biên giới với Guinea và Sierra Leone ... bởi vì các nước cần phải bắt đầu nói chuyện với nhau. Chúng tôi cần phải bắt đầu chia sẻ thông tin. Chúng tôi cần phải chia sẻ những kiến ​​thức và kỹ năng". Bộ trưởng Y tế từ cả ba quốc gia Tây Phi đã nhất trí cần tiếp tục cảnh giác, tăng cường giám sát và ý chí chính trị mạnh mẽ để đưa số ca Ebola xuống không. Họ cũng nói về nhu cầu liên quan mật thiết của các cộng đồng trong mọi khía cạnh của một tình trạng khẩn cấp đang diễn ra hoặc trường hợp khẩn cấp về sức khỏe tiềm năng. Các Bộ trưởng cho biết họ đã học được tầm quan trọng như thế nào trong thắng lợi về sự chấp nhận của công chúng tới các biện pháp phòng chống virus Ebola hay bất kỳ mối đe dọa sức khỏe cộng đồng nào khác. Họ lưu ý rằng sự chống đối tới sự thay đổi cách thức chôn cất để ngăn chặn lây nhiễm virus kéo dài vụ dịch mất nhiều tháng.


Hình tượng rắn trong biểu tượng của WHO

Tổ chức y tế có kế hoạch cải tổ (WHO plans reforms)

Một số đại biểu tham gia cho biết WHO phải được cơ cấu lại để phản ứng nhanh với các tình huống khẩn cấp y tế.Claus Sorensen, tổng giám đốc bộ phận hỗ trợ nhân đạo của Ủy ban châu Âu, được gọi là ECHO nói rằng: "Những gì tôi đang tìm kiếm là một tổ chức có hiệu quả trong một tổ chức được trao quyền để thực sự có một sự xem xét tất cả các mối nguy hiểm",đó là tổ chức nội bộ nên có thể cung cấp cảnh báo sớm và hỗ trợ có hiệu quả: "các vấn đề trong tất cả các tình huống thảm họa nhân đạo khác nhau mà chẳng may mà chúng ta phải đối mặt trên toàn thế giới".Sorensen quan sát thấy rằng một trường hợp khẩn cấp dẫn đến trường hợp khẩn cấp khác, do đó, một trường hợp khẩn cấp y tế có thể sẽ dẫn đến một sự cố của hệ thống thị trường thực phẩm, nước uống và các dịch vụ vệ sinh và bảo vệ. WHO cũng phải có khả năng giám sát và giúp phối hợp các giải pháp cho những vấn đề này, ông cho biết.


Trụ sở của WHO tại Geneva

WHO đã bị chỉ trích vì phản ứng chậm chạp đến cuộc khủng hoảng ở Tây Phi. Vào hôm thứ hai, nhấn mạnh tới Đại hội đồng, bà Chan thông báo "một số thay đổi cơ bản" (some fundamental changes) để WHO có thể "dẫn đầu đáp ứng tới dịch bệnh và các tình trạng khẩn cấp về y tế khác" (lead the response to outbreaks and other health emergencies) tốt hơn. Bà đưa ra 5 thay đổi, bao gồm có một chương trình thống nhất của WHO về các trường hợp khẩn cấp y tế, với các nhà lãnh đạo của mình báo cáo trực tiếp tới Tổng giám đốc (having a unified WHO program for health emergencies, with its leaders reporting directly to the director-general); thiết lập một lực lượng khẩn cấp y tế toàn cầu, với sự cải tiến năng lực cốt lõi và tăng số lượng (establishing a global health emergency work force, with improved core and surge capacity); thiết lập một quỹ dự phòng khoảng 100 triệu đô la, với khoản đóng góp tự nguyện từ các nước thành viên (establishing a $100 million contingency fund, financed by member states’ voluntary contributions);  phát triển các quy trình cần làm để đảm bảo một đáp ứng nhanh có hiệu quả (developing business procedures that ensure a rapid, effective response); thiết lập các số đo rõ ràng để thực hiện (Setting clear metrics for performance).


Tổng Giám đốc WHO Margaret Chan

"Tôi không bao giờ muốn nhìn thấy một lần nữa tổ chức này phải đối mặt với một tình huống mà không được chuẩn bị, không có nhân viên, nguồn kinh phí hoặc thiết lập quản trị hành chính để xử lý", Tổng Giám đốc WHO Margaret Chan khẳng địnhvà theo bà thì loại virus chết người này chỉ bị đánh bại khi nào cả 3 quốc gia trung tâm ổ dịch là Guinea, Liberia và Sierra Leone không còn thông báo các ca nhiễm bệnh mới. Bà Chan cũng kêu gọi cộng đồng thế giới cần nâng cao cảnh giác đối với những diễn biến của bệnh Ebola, bất chấp những thành tựu mà thế giới đã gặt hái được đến nay trong quá trình dập dịch. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh: “Mục tiêu của chúng ta là phải đưa các ca nhiễm Ebola về zero, loại virus chết người này cho chúng ta thấy chúng dễ dàng xuất hiện trở lại thông qua những người đi du lịch hoặc những nghi thức chôn cất người chết không an toàn”. Chan nói thêm rằng bà mong đợi những thay đổi này sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.

Ngày 22/05/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Lê Thạnh
(Theo WHO và các hãng tin quốc tế)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích