Thông tin cập nhật và những điều cần biết về dịch bệnh MERS-CoV
Theo thông tin cập nhật của Bộ Y tế (MoH) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch bệnh do Corona virus (MERS-CoV) đang lây lan tại Hàn Quốc và có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam cũng như các quốc gia có sự giao thương với nước này. Thông tin cập nhật và những điều cần biết dưới dạng Q&A về dịch bệnh MERS-CoV của WHO sẽ giúp cho cộng đồng các phòng ngừa cần thiết.
| WHO cho biết dịch bệnh MERS ở Hàn Quốc 'lớn và phức tạp' |
Thông tin cập nhật về MERS-CoV Theo thông tin cập nhật của WHO đến ngày 23/6/2015, Bộ Y tế Hàn Quốc xác nhận đã có thêm 3 ca nhiễm mới MERS-CoV, tuy nhiên không có thêm ca tử vong nào vì dịch bệnh này. Như vậy đến nay số ca mắc ở nước này đã lên tới 175 ca nhưng số ca chết vẫn là 27, số lượng người cách ly theo dõi đã giảm từ 3.838 người trong ngày hôm qua xuống còn 2.805 người trong hôm nay. Theo các quan chức y tế Hàn Quốc có thể bệnh nhân thứ 3 bị lây nhiễm thông qua một tài xế lái xe cứu thương hoặc nhân viên y tế từng tiếp xúc với bệnh nhân MERS, nhằm ngăn chặn dịch bệnh có thể lây rộng hơn chính quyền Seoul đã ban hành lệnh cấm những người đang cách ly theo dõi bệnh sử dụng các dịch vụ của sân bay quốc nội và quốc tế. Việt Nam hiện chưa có trường hợp nhiễm MERS-CoV. Tuy vậy người dân cần chủ động tuân theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra.
| Cho đến nay hệ thống kiểm soát y tế của Việt Nam chưa phát hiện dịch bệnh này |
Những điều cần biết về MERS-CoV (Q & A) Thế nào là MERS? (What is Middle East respiratory syndrome_MERS?) Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) là một bệnh hô hấp do virus gây ra bởi chủng coronavirus (MERS-CoV) lần đầu tiên được xác định tại Ả Rập Xê út vào năm 2012. Coronavirus là một họ lớn của các virus mà có thể gây ra các bệnh khác nhau, từ cảm lạnh thông thường đến Hội chứng hô hấp cấp tính trầm trọng (Severe Acute Respiratory Syndrome -SARS).
| Một bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Hàn quốc |
MERS xảy ra ở đâu ?(Where is MERS occurring?) 25 quốc gia đã báo cáo có ca bệnh MERS gồm: Iran, Jordan, Kuwait, Lebanon, Oman, Qatar, Saudi Arabia, United Arab Emirates, và Yemen (Trung Đông); Áo, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, và Vương quốc Anh (UK) (Châu Âu); Algeria, Tunisia và Ai Cập (châu Phi); Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc và Philippines (châu Á) và Hoa Kỳ (châu Mỹ). Đại đa số các trường hợp này đã xảy ra cho đến nay tại Vương quốc Saudi Arabia. Các triệu chứng của MERS là gì? Hội chứng nghiêm trong như thế nào? (What are the symptoms of MERS? How severe is the syndrome?) Một ca MERS điển hình bao gồm sốt, ho và / hoặc khó thở. Viêm phổi là một dấu hiệu phổ biến khi thăm khám . Các triệu chứng về đường tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy, cũng đã được báo cáo. Bệnh nặng có thể gây suy hô hấp đòi hỏi thông khí cơ học và hỗ trợ trong một đơn vị hồi sức cấp cứu. Một số bệnh nhân bị suy tạng, đặc biệt là suy thận, hoặc sốc nhiễm trùng. Virus này dường như gây ra bệnh cảnh nghiêm trọng hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, người già và những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư và các bệnh phổi mãn tính. Một người có thể bị nhiễm virus MERS và không bị bệnh? (Can a person be infected with the MERS virus and not be ill?) Đúng vậy. Người bị nhiễm không có triệu chứng đã được tìm thấy bởi vì họ đã xét nghiệm MERS-CoV trong các nghiên cứu theo dõi về những người có tiếp xúc với người bị nhiễm MERS. Không phải là luôn luôn có thể xác định bệnh nhân bị nhiễm MERS-CoV sớm vì các triệu chứng ban đầu là không đặc hiệu. Vì lý do này, tất cả các cơ sở chăm sóc y tế cần phải thực hành phòng chống nhiễm khuẩn tại chỗ đối với các bệnh truyền nhiễm.
| Lạc đà được cho là thủ phạm gây nhiễm MERS-CoV |
Làm thế nào mà con người bị nhiễm MERS-CoV? (How do people get MERS-CoV?) Lây truyền từ động vật sang người (Transmission from animals to humans) Vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ làm thế nào mà con người bị nhiễm MERS-CoV, đó là một virus từ động vật. Người ta tin rằng con người có thể bị nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với những con lạc đà một bướu bị nhiễm bệnh ở Trung Đông. Các chủng MERS-CoV được phát hiện ở những con lạc đà ở một số nước, trong đó có Ai Cập, Oman, Qatar và Saudi Arabia.
Lây truyền từ người sang người (Transmission from humans to humans) Vi rút này không lây nhiễm một cách dễ dàng từ người này sang người khác, trừ khi có tiếp xúc gần như cung cấp dịch vụ chăm sóc lâm sàng cho một bệnh nhân bị nhiễm bệnh trong khi không áp dụng các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt. Điều này đã được nhìn thấy giữa các thành viên trong gia đình, các bệnh nhân và các nhân viên y tế chăm sóc, đa số các trường hợp lây truyền từ người sang người trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe. MERS-CoV có phải là bệnh truyền nhiễm không? (Is MERS-CoV contagious?) Có, nhưng dường như chỉ ở một mức độ hạn chế, virus này dường như không lây lan dễ dàng từ người sang người, trừ khi có sự tiếp xúc gần gũi, như xảy ra khi cung cấp dịch vụ chăm sóc cho một bệnh nhân mà không được bảo vệ, có nhiều chùm ca bệnh tại các cơ sở y tế, nơi mà sự lây truyền từ người sang người dường như có hiệu quả hơn, đặc biệt là khi thực hành phòng chống nhiễm khuẩn là không đầy đủ, như vậy đến nay, không có sự lây truyền bền vững từ người sang người đã được ghi nhận. Nguồn gốc của virus MERS là gì-dơi,lạc đà, hay vật nuôi? (What is the source of the MERS virus-bats, camels, domestic animals?) Nguồn gốc của MERS-CoV vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Một coronavirus rất giống với một chủng được phát hiện ở người đã được phân lập từ những con lạc đà ở Ai Cập, Oman, Qatar, và Saudi Arabia. . Có thể có các ổ chứa khác tồn tại. Tuy nhiên, các động vật khác bao gồm cả dê, bò, cừu, trâu, lợn và các loài chim hoang dã đã được xét nghiệm MERS-CoV nhưng cho đến nay không có gì được tìm thấy trong các loài động vật này. Những nghiên cứu này kết hợp hỗ trợ về giả thuyết rằng lạc đà một bướu là một nguồn lây nhiễm có khả năng ở người. Có phải là con người nên tránh tiếp xúc với những con lạc đà hay sản phẩm lạc đà? Có an toàn khi đến thăm trang trại, chợ, hoặc hội chợ lạc đà? (Should people avoid contact with camels or camel products? Is it safe to visit farms, markets, or camel fairs?) Ở các quốc gia vùng Trung Đông bị ảnh hưởng bởi MERS-CoV để phòng ngừa chung, bất cứ ai đến thăm trang trại, chợ, nhà kho, hoặc những nơi khác mà động vật có mặt nên thực hành các biện pháp vệ sinh chung bao gồm cả việc rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào động vật và tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh. Việc tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc nấu chưa chín, bao gồm sữa và thịt, có nguy cơ cao lây nhiễm từ một loạt các vi sinh vật và có thể gây bệnh ở người. Sản phẩm động vật chế biến thích hợp thông qua nấu ăn hoặc tiệt trùng là an toàn cho tiêu dùng, nhưng cũng cần phải được xử lý cẩn thận để tránh lây nhiễm chéo với các loại thực phẩm chưa nấu chín. Thịt lạc đà và sữa lạc đà là sản phẩm dinh dưỡng có thể tiếp tục được tiêu thụ sau khi thanh trùng, nấu chín, hoặc các xử lý nhiệt khác. Cho đến khi có được sự hiểu biết hơn về MERS, thì những người có bệnh tiểu đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính và người suy giảm miễn dịch được coi là có nguy cơ cao bị bệnh nghiêm trọng do nhiễm MERS-CoV. Đặc biệt là ở Trung Đông mọi người nên tránh tiếp xúc với những con lạc đà, tiêu thụ sữa tươi hoặc nước tiểu lạc đà, cũng như ăn thịt chưa được nấu chín đúng cách. Trang trại lạc đà và công nhân lò mổ ở các khu vực bị ảnh hưởng nên thực hành vệ sinh cá nhân tốt, trong đó có rửa tay thường xuyên sau khi chạm vào động vật, bảo vệ da mặt khi có thể, và mặc quần áo bảo hộ và nên được cởi bỏ sau khi làm việc và rửa sạch hàng ngày. Công nhân cũng nên tránh phơi nhiễm với các thành viên gia đình đến quần áo bẩn, đôi giày, hoặc các mặt hàng khác mà có thể đã tiếp xúc với những con lạc đà hoặc chất bài tiết của lạc đà, động vật bị bệnh không nên giết mổ để tiêu thụ, mọi người nên tránh tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ động vật nào mà đã được khẳng định là dương tính với MERS-CoV. Có thuốc chủng ngừa chống lại MERS-CoV không? Điều trị bằng loại thuốc gì? (Is there a vaccine against MERS-CoV? What is the treatment?) Hiện không có thuốc chủng ngừa hoặc thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị hỗ trợ và dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
| Nhân viên y tế có nguy cơ cao nhiễm MERS-CoV do tiếp xúc gần |
Có phải là cán bộ y tế có nguy cơ bị nhiễm MERS-CoV không? (Are health-care workers at sisk from MERS-CoV?) Đúng vậy. Sự lây truyền MERS-CoV đã xảy ra tại các cơ sở y tế ở một số nước bao gồm từ các bệnh nhân tới các nhà cung cấp chăm sóc y tế, không phải là luôn luôn có thể xác định bệnh nhân bị nhiễm MERS-CoV sớm hoặc không xét nghiệm vì các triệu chứng lâm sàng và các đặc điểm lâm sàng khác có thể không đặc hiệu. Vì lý do này, điều quan trọng là nhân viên y tế áp dụng biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn nhất quán với tất cả các bệnh nhân. Biện pháp phòng ngừa các hạt nên được thêm vào biện pháp phòng ngừa chuẩn khi chăm sóc cho tất cả các bệnh nhân có các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Biện pháp phòng ngừa với người tiếp xúc và bảo vệ mắt nên được bổ sung khi chăm sóc cho các trường hợp nghi ngờ hoặc đã xác định nhiễm MERS-CoV, biện pháp phòng ngừa trong không khí nên được áp dụng khi thực hiện các thủ thuật sử dụng khí dung.
| WHO không cấm giao thương nhưng yêu cầu giám sát chặt chẽ dịch bệnh MERS-CoV tại các cửa khẩu quốc tế, các cơ sở y tế và cộng đồng |
Có phải WHO khuyến cáo bất kỳ sự hạn chế nào về thương mại hay du lịch có liên quan đến vi rút mới này hay không ? (Does WHO recommend any travel or trade restrictions related to this new virus?) WHO không khuyến cáo việc áp dụng bất kỳ hạn chế thương mại hay du lịch nào tại thời điểm này, dựa trên đánh giá nguy cơ của các quốc gia biện pháp phòng ngừa nhằm nâng cao nhận thức về MERS-CoV và triệu chứng của nó cho các du khách đến và đi từ các khu vực bị ảnh hưởng, có thể được thực hiện.
| Ông Keiji Fukuda-Trợ lý Tổng giám đốc WHO dẫn đầu nhóm chuyên gia y tế đến Hàn Quốc giám sát và ứng phó với dịch bệnh MERS-CoV |
WHO ứng phó với sự bùng phát của dịch MERS-CoV như thế nào? (How is WHO responding to the MERS-CoV outbreak?) WHO đang làm việc với các bác sĩ và các nhà khoa học để thu thập và chia sẻ bằng chứng khoa học để hiểu rõ hơn về virus và bệnh mà nó gây ra, và xác định các ưu tiên đáp ứng với vụ dịch, chiến lược điều trị, và cách tiếp cận xử lý lâm sàng. WHO đang hợp tác với các nước bị ảnh hưởng và các đối tác kỹ thuật quốc tế và các mạng lưới để phối hợp các đáp ứng y tế toàn cầu, bao gồm cung cấp thông tin cập nhật về tình hình, tiến hành đánh giá nguy cơ và điều tra chung với chính quyền quốc gia, triệu tập các cuộc họp khoa học và phát triển hướng dẫn và đào tạo cho các cơ quan y tế và cơ quan y tế kỹ thuật về các khuyến nghị giám sát tạm thời, xét nghiệm ca bệnh trong phòng thí nghiệm, phòng chống nhiễm khuẩn và xử lý lâm sàng. Tổng giám đốc đã triệu tập một ủy ban khẩn cấp theo điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế (2005) để tư vấn cho bàTổng giám đốc về việc liệu sự kiện này có cấu thành một vấn đề y tế công cộng khẩn cấp cần sự quan tâm quốc tế (PHEIC) hay không và các biện pháp y tế công cộng cần được thực hiện. WHO đang khuyến cáo điều gì? (What is WHO recommending?) Đối với các nước (For countries) WHO khuyến cáo tất cả các nước thành viên tăng cường giám sát của họ đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng (SARI) và xem xét cẩn thận bất kỳ hình thức khác thường của SARI hoặc các trường hợp viêm phổi. Các ca bênh cần được cách ly càng sớm càng tốt, và những người tiếp xúc gần gũi nên được xác định và theo dõi. WHO kêu gọi các nước thành viên phải thông báo hoặc xác minh gửi đến WHO bất kỳ ca có thể xảy ra hoặc được xác định bị nhiễm MERS-CoV. WHO khuyến cáo các nước nâng cao nhận thức về MERS và cung cấp thông tin cho khách du lịch. WHO cũng kêu gọi các nước thành viên theo kịp sự phát triển của căn bệnh này và sửa đổi các can thiệp theo nguy cơ hiện tại. Đối với nhân viên chăm sóc sức khỏe (For health-care workers) Các biện pháp phòng chống và kiểm soát lây nhiễm là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan có thể có của MERS-CoV trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác định bị nhiễm nhiễm MERS-CoV nên có biện pháp thích hợp để giảm nguy cơ lây nhiễm virus từ một bệnh nhân bị nhiễm tới các bệnh nhân khác, nhân viên y tế chăm sóc, và du khách. Nhân viên y tế chăm sóc cần được giáo dục, đào tạo, và làm mới với các kỹ năng về phòng chống và kiểm soát lây nhiễm. Tư vấn du lịch cho quốc gia, người đang hành nghề và các cá nhân (Travel advice for countries, practitioners, and individuals) Những lời khuyên sau đây được đưa ra để làm giảm nguy cơ lây nhiễm MERS-CoV của các du khách và những người liên quan đến chuyến du lịch của họ, bao gồm cả các nhà khai thác vận tải và nhân viên mặt đất, và để gia tăng sự tự báo cáo về bệnh bởi du khách: Tư vấn du lịch chung (General travel advice) Với mô hình lan truyền bệnh hiện tại WHO không khuyến cáo bất kỳ hạn chế đi lại hoặc thương mại nào có liên quan đến sự kiện này, tuy nhiên, dựa trên đánh giá nguy cơ của các quốc gia thì biện pháp phòng ngừa là nhằm nâng cao nhận thức về MERS-CoV và triệu chứng của nó cho các du khách đến và đi từ các khu vực bị ảnh hưởng, có thể được thực hiện. Theo quy định của điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế (IHR 2005), các nước cần đảm bảo rằng các biện pháp thông thường được đưa ra để đánh giá khách du lịch bị bệnh được phát hiện trên các phương tiện vận tải (như máy bay, tàu biển) và tại các điểm nhập cảnh, cũng như các biện pháp vận chuyển an toàn các khách du lịch có triệu chứng đến bệnh viện hoặc cơ sở được chỉ định để đánh giá và điều trị lâm sàng. Nếu một khách du lịch bị bệnh trên một chiếc máy bay, một hình thức định vị hành khách có thể được sử dụng. Hình thức này rất hữu ích cho việc thu thập thông tin liên lạc cho các hành khách, mà có thể được sử dụng để theo dõi nếu cần thiết. Du lịch tời vùng Trung Đông (Travel to the Middle East) Các hành động được khuyến cáo bao gồm tư vấn cho khách du lịch đến Trung Đông mà có các tình trạng bệnh lý tồn tại trước đó (ví dụ như các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh phổi mãn tính, suy giảm miễn dịch) có thể làm tăng khả năng bị bệnh, bao gồm nhiễm MERS-CoV trong thời gian du lịch; tạo ra thông tin được biết cho các du khách khởi hành đi du lịch và tổ chức du lịch nhằm đề phòngy tế du lịch nói chung, điều đó sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm nói chung, bao gồm các bệnh như cúm và tiêu chảy. Trọng tâm cụ thể nên được đặt vào: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước (khi tay không dính bẩn, một bàn chải chà tay có thể được sử dụng); tuân thủ thực hành an toàn thực phẩm tốt, chẳng hạn như tránh ăn thịt chưa nấu chín hoặc thức ăn được chuẩn bị trong điều kiện thiếu vệ sinh, và rửa trái cây và rau quả đúng cách trước khi ăn; và duy trì vệ sinh cá nhân tốt; tư vấn sức khỏe có sẵn cho tất cả các du khách khởi hành tới Trung Đông bằng cách làm việc với các ngành du lịch, du khách và đặt các vật liệu như vậy tại các địa điểm chiến lược (ví dụ như các cơ quan du lịch hoặc các điểm khởi hành tại sân bay). Các loại truyền thông khác nhau, chẳng hạn như cảnh báo sức khỏe trên khoang máy bay và tàu, và biểu ngữ, tờ rơi, thông báo trên đài phát thanh tại các điểm nhập cảnh quốc tế , cũng có thể được sử dụng để vươn tới các du khách. Khuyến cáo du lịch nên bao gồm các thông tin hiện hành về MERS-CoV và hướng dẫn làm thế nào để tránh mắc bệnh khi đi du lịch. Tư vấn cho du khách là những người phát triển một bệnh hô hấp cấp đáng kể với sốt và ho (đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường hàng ngày) để: giảm thiểu tiếp xúc của họ với người khác để tránh lây nhiễm từ họ; che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, sau đó loại bỏ khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng và rửa tay sau đó, hoặc, nếu điều này là không thể, thì ho hoặc hắt hơi vào tay áo trên trang phục của họ, nhưng không vào bàn tay của họ; và báo cáo với nhân viên y tế càng sớm càng tốt. Tư vấn cho du khách trở về từ Trung Đông rằng nếu họ phát triển một bệnh hô hấp cấp đáng kể với sốt và ho (đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường hàng ngày) trong suốt hai tuần sau khi họ trở về, họ nên tìm kiếm chăm sóc y tế và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương. Tư vấn cho những người đã tiếp xúc gần với một khách du lịch có một bệnh hô hấp cấp đáng kể với sốt và ho (đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường hàng ngày) và những người tự phát triển một căn bệnh như vậy và báo cáo với cơ quan y tế địa phương để được theo dõi về MERS-CoV. Cảnh báo cho những người hành nghề và các cơ sở y tế về khả năng nhiễm MERS-CoV ở các du khách trở về từ Trung Đông với bệnh hô hấp cấp tính, đặc biệt là những người có sốt và ho và bệnh nhu mô phổi (ví dụ như viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tính). Nếu biểu hiện lâm sàng gợi ý chẩn đoán MERS-CoV, thì xét nghiệm trong phòng thí nghiệm phù hợp với định nghĩa ca bệnh của WHO nên được thực hiện và các biện pháp phòng, chống và kiểm soát lây nhiễm được thực hiện. Các bác sĩ cũng nên được cảnh báo về khả năng không điển hình ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
|