Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 0 1 3 6
Số người đang truy cập
6 1 3
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Thông tin cập nhật của WHO về MERS-CoV

Cập nhật 3/7/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Thông tin cập nhật về Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông do chủng corona virus (Middle East respiratory syndrome coronavirus_MERS-CoV). Hàn Quốc ghi nhận thêm ca 1 nhiễm MERS-CoV mới và không có thêm trường hợp tử vong, như vậy tính từ 20/5 đến 3/7/2015 quốc gia này đã ghi nhận 184 ca nhiễm MERS-CoV và 33 trường hợp tử vong.

 
Số ca nhiễm MERS-CoV tại Hàn Quốc tăng rải rác

Theo Bộ Y tế Hàn Quốc, trường hợp mới nhiễm này là một nữ y tá làm việc tại Trung tâm Y tế Samsung ở Seoul, nơi đã phát hiện tới 88 trường hợp lây nhiễm MERS.Bệnh viện này đã phải ngừng hầu hết các hoạt động cho đến ngày 24/6 và bộ trên đã phải ra lệnh đóng cửa vô thời hạn vì sau thời điểm trên bệnh viện vẫn có thêm các ca nhiễm mới.

 
Trung Đông vẫn đứng đầu về số ca mắc và tử vong doMERS-CoV

TheoWHO đến thời điểm này Tổng số ca nhiễm MERS-CoV trên thế giới là 1365 trường hợp, trong đó có 487 ca tử vong tại 27 nước: Trong đó 9 nước có ca bệnh tại chỗ bao gồm Ả Rập Xê Út, Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran; 18 nước có ca bệnh xâm nhập bao gồm Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ai Cập, Mỹ, Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho đến nay Việt Nam chưa có trường hợp nhiễm MERS-CoV, tuy nhiên người dân cần chủ động tuân theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra.

Các triệu chứng (Symptoms)

Sự phân bố các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm MERS-CoV dao động từ không có triệu chứng (aymptomatic) hoặc các triệu chứng hô hấp nhẹ đến bệnh hô hấp cấp tính nặng và tử vong, một biểu hiện điển hình của bệnh MERS-CoV là sốt, ho và khó thở, viêm phổi là một dấu hiệu phổ biến nhưng không phải luôn luôn có. Các triệu chứng tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy cũng được báo cáo, bệnh nặng có thể gây suy hô hấp đòi hỏi thông khí cơ học và hỗ trợ trong một đơn vị chăm sóc đặc biệt. Khoảng 36% bệnh nhân đượcbáo cáo nhiễm MERS-CoV đã chết, virus này xuất hiện gây ra bệnh nghiêm trọng hơn ở những người lớn tuổi, những người có hệ miễn dịch suy yếu và những người có bệnh mãn tính như ung thư, bệnh phổi mãn tính và bệnh tiểu đường.

 

Nguồn gốc của virus (Source of the virus)

MERS-CoV là một virus từ động vật và được truyền từ động vật sang người, nguồn gốc của virus chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng theo phân tích các bộ gen virus khác nhau, người ta tin rằng nó có nguồn gốc ở dơi và được truyền tới lạc đà vào lúc nào đó trong quá khứ xa xôi.

Sự lây truyền (Transmission)

Không có sự lây truyền từ người sang người: Con đường lây truyền từ động vật sang người không được hiểu rõ nhưng lạc đà có thể sẽ là một vật chủ ổ chứa chính với MERS-CoV và là một nguồn lây nhiễm đến người từ động vật. Các chủng MERS-CoV giống với các chủng của con người đã được phân lập từ những con lạc đà ở một số nước, trong đó có Ai Cập, Oman, QatarSaudi Arabia. Sự lây truyền từngười sang người ((human-to-human transmission): virus không lây truyền một cách dễ dàng từ người này sang người khác, trừ khi có tiếp xúc gần, chẳng hạn như cung cấp dịch vụ chăm sóc cho một bệnh nhân bị nhiễm bệnh không được bảo vệ. Đã có nhiều chùm ca bệnh tại các cơ sở y tế, nơi lây truyền từ người sang người dường như có thể xảy ra nhiều hơn, đặc biệt là khi thực hành phòng chống nhiễm khuẩn là không đầy đủ, như vậy đến nay không có sự lây truyền cộng đồng bền vững được ghi nhận. Virus này dường như chỉ lưu hành trên toàn bán đảo Ả Rập, chủ yếu ở Saudi Arabia, nơi mà phần lớn các trường hợp (> 85%) đã được báo cáo từ năm 2012. Một số trường hợp đã được báo cáo bên ngoài Trung Đông. Hầu hết các ca nhiễm này được cho là được cho là bị mắc phải ở Trung Đông và sau đó xuất khẩu ra ngoài khu vực. Vụ dịch đang diễn ra ở Hàn Quốc là vụ dịch lớn nhất ngoài Trung Đông và trong khi quan ngại không có bằng chứng về sự lây truyền bền vững từ con người sang con người ở Hàn Quốc. Đối với tất cả các trường hợp xuất khẩu khác, không có sự lan truyền thứ cấp hoặc sự lan truyền hạn chế đã được báo cáo ở trong các nước có ca xuất khẩu.

 
Nhiều nghiên cứu ghi nhận virut MERS có nguồn gốc từ dơi, lây truyền qua lạc đạc và gây nhiễm cho người

Phòng ngừa và điều trị (Prevention and treatment)

Không có thuốc chủng ngừa hoặc thuốc điều trị đặc hiệu có sẵn. Điều trị hỗ trợ và dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, như là một biện pháp phòng ngừa chung, bất cứ ai đến thăm trang trại, chợ, nhà kho hoặc các nơi khác, nơi mà những con lạc đà và động vật khác có mặt nên thực hành các biện pháp vệ sinh chung bao gồm cả việc rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào động vật, nên tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh. Việc tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc nấu chưa chín, bao gồm sữa và thịt, có nguy cơ cao lây nhiễm từ một loạt các sinh vật có thể gây bệnh ở người. Sản phẩm động vật được chế biến một cách thích hợp thông qua nấu ăn hoặc tiệt trùng là an toàn cho tiêu dùng, nhưng cũng cần phải được xử lý cẩn thận để tránh ô nhiễm chéo với các loại thực phẩm chưa nấu chín. Thịt lạc đà và sữa lạc đà là sản phẩm dinh dưỡng có thể tiếp tục được tiêu thụ sau khi thanh trùng, nấu ăn, hoặc xử lý nhiệt khác. Cho đến khi có được sự hiểu biết thêm về MERS-CoV, những người có bệnh tiểu đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính, và người suy giảm miễn dịch được coi là có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do nhiễm MERS-CoV, những người này nên tránh tiếp xúc với những con lạc đà, uống sữa tươi hoặc nước tiểu lạc đà hoặc ăn thịt chưa được nấu chín đúng cách.

Các cơ sở chăm sóc sức khỏe (Health-care facilities)

Sự lan truyền của virus này đã xảy ra tại các cơ sở y tế ở một số nước, bao gồm từ bệnh nhân đến những người cung cấp chăm sóc y tế và giữa các bệnh nhân trong một môi trường chăm sóc sức khỏe trước khi MERS-CoV được chẩn đoán, không phải là luôn luôn có thể xác định bệnh nhânbị nhiễm MERS-CoV sớm hoặc không xét nghiệm vì các triệu chứng lâm sàng và đặc điểm khác có thể không đặc hiệu. Các biện pháp phòng, chống lây nhiễm và kiểm soát là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan có thể có của MERS-CoV trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm MERS-CoV cần có biện pháp thích hợp để làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus từ một bệnh nhân bị nhiễm tới các bệnh nhân khác, nhân viên y tế chăm sóc, hoặc du khách. Nhân viên y tế chăm sóc cần được giáo dục và đào tạo về phòng chống lây nhiễm và nên làm mới những kỹ năng này thường xuyên.

 
WHO không khuyến cáo hạn chế du lịch

Du lịch (Travel)

WHO không khuyến cáo việc áp dụng bất kỳ sự hạn chế nào về du lịch hay thương mại hay sàng lọc tại các điểm nhập cảnh liên quan đến MERS-CoV.

Đáp ứng của WHO (WHO response)

WHO đang làm việc với các bác sĩ và các nhà khoa học ở các nước bị ảnh hưởng và cộng đồng quốc tế để thu thập và chia sẻ bằng chứng khoa học nhằm hiểu rõ hơn về virus và bệnh do nó gây ra và xác định các ưu tiên trong đáp ứng với dịch bệnh, chiến lược điều trị và cách tiếp cận xử lý lâm sàng, tổ chức này cũng đang hợp tác với các nước để phát triển các chiến lược phòng ngừa y tế công cộng nhằm chống lại virus. Cùng với các nước bị ảnh hưởng, mạng lưới và các đối tác kỹ thuật quốc tế, WHO đang phối hợp đáp ứng y tế toàn cầu tới MERS, bao gồm: cung cấp thông tin cập nhật về tình hình; tiến hành đánh giá nguy cơ và điều tra chung với chính quyền quốc gia; triệu tập các cuộc họp khoa học; và phát triển các hướng dẫn và đào tạo cho các cơ quan y tế và các cơ quan y tế kỹ thuật về khuyến nghị các giám sát tạm thời, xét nghiệm ca bệnh trong phòng thí nghiệm, phòng chống nhiễm trùng và xử lý lâm sàng.

Tổng giám đốc đã triệu tập một ủy ban khẩn cấp theo điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế (2005) để tư vấn về việc liệu sự kiện này có cấu thành một vấn đê y tế công cộng khẩn cấp cần quan tâm quốc tế (Public Health Emergency of International Concern_PHEIC) hay không và các biện pháp y tế công cộng cần được thực hiện. Ủy ban đã họp một số lần kể từ khi bệnh đã được xác định đầu tiên. WHO khuyến khích tất cả các nước thành viên tăng cường giám sát của họ đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng (severe acute respiratory infections_SARI) và xem xét cẩn thận bất kỳ hình thức khác thường nào của các ca SARI hoặc viêm phổi. Các quốc gia dù có hoặc không có ca bệnhMERS đã được báo cáo nên duy trì một mức độ cảnh giác cao, đặc biệt là những nơi có số lượng lớn khách du lịch hoặc công nhân nhập cư trở về từ Trung Đông. Giám sát nên tiếp tục được tăng cường tại các quốc gia này theo hướng dẫn của WHO, cùng với các biện pháp phòng chống và kiểm soát sự lây nhiễm trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe. WHO tiếp tục yêu cầu các quốc gia thành viên báo cáo tới WHO tất cả các ca được xác nhận và có thể xảy ra do nhiễm MERS-CoV cùng với thông tin về việc tiếp xúc của họ, xét nghiệm, và diễn tiến lâm sàng để thông báo cho sự chuẩn bị và ứng phó quốc tế có hiệu quả nhất.

Ngày 06/07/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Lê Thạnh
(Theo WHO và MOH)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích