WHO: Bệnh tả (Cholera)-căn bệnh chết người nguy cơ cao trên thế giới có thể được khống chế
Ngày 6/7/2015. GENEVA. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Bệnh tả (Cholera)-căn bệnh chết người nguy cơ cao trên thế giới có thể được khống chế (Cholera risks high across world, but deadly disease can be controlled). Từ Tanzania đến Nam Sudan và Nepal đến Yemen, dịch tả- mối đe dọa của một vụ dịch tả là một mối quan tâm sức khỏe cộng đồng chính yếu đối với các chính phủ và cộng đồng y tế quốc tế.
| WHO/L. Pezzoli |
Sử dụng dung dịch tả uống (Oral Cholera Vaccines_OCV) đang chứng tỏ là một công cụ hiệu quả để kiểm soát có hiệu quả các vụ dịch tả mới đang diễn ra ở Nam Sudan và Tanzania bùng lên bởi tình trạng mất an ninh và di dời. Các nỗ lực phòng chống mạnh mẽ đang được tiến hành, và các chương trình tiêm chủng đã được vươntớicác cộng đồng có nguy cơ. Trong cuộc xung đột gây ra sự tàn phá Yemen và trận động đất ởNepal, WHO đã làm việc với chính quyền quốc gia và các đối tác trên mặt đất nhằm chuẩn bị cho bất kỳ vụ dịch tả nào, cũng như tiêu chảy nước cấp tính. Bệnh tả là gì? (What is cholera?) Bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính do ăn phải thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm với vi khuẩn Vibrio cholerae, bệnh có một khoảng thời gian ủ bệnh ngắn, từ chưa đầy một ngày đến năm ngày và tạo ra một độc tố gây ra một sự tiêu chảynước dữ dội; nôn cũng xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân, bệnh tả có thể nhanh chóng dẫn đến tình trạng mất nước nặng và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Hiệu quả trong phòng chống tả (Effectively controlling cholera) WHO và các đối tác đáng đáp ứng với các vụ dịch nhằm kiểm soát một cách hiệu quả căn bệnh lây qua đường nước gây chết người thông qua nguồn nước được cải thiệnvà thực hành vệ sinh môi trường, sử dụng vaccine tả uống, giám sát tốt hơn, và nâng cao nhận thức trong cộng đồng bằng cách làm thế nào để phòng chống bệnh . Lực lượng đặc nhiệm toàn cầu dẫn đầu bởi WHO trong phòng chống bệnh tả (1) có mục tiêu chấm dứt tử vong do bệnh tả bằng cách tăng cường hợp tác quốc tế và tăng cường sự phối hợp giữa các đối tác trong 3 các tình huống chính nơi dịch tả lưu hành: Trong điều kiện lưu hành, nơi căn bệnh đang có mặt lâu dài trong cáccộng đồng, chẳng hạn như các vùng của nước Cộng hòa Dân chủ Congo; Trong các vụ dịchđột ngột, nơi mà một đáp ứng tiêm chủng ngay lập tức được coi là hiệu quả nhất, chẳng hạn như ở Guinea và Malawi; Như là một hậu quả của một cuộc khủng hoảng nhân đạo, như vụ dịch tả vào cuối năm 2013 ở Nam Sudan hoặc vụ dịch hiện nay ở Tanzania khi hàng ngàn người phải di tản bởi cuộc chiến tại nước láng giềng Burundi đã được chủng ngừa thành công chống lại căn bệnh này. Hiệu quả trong phòng chốngmột bệnh có nghĩa là làm giảm các trường hợp mới tại các địa điểmđược xác định tới zero thông qua những nỗ lực nhắm mục tiêu. Trong trường hợp của bệnh tả, nhữngđiều này bao gồm việc sử dụng vaccine tả uống, cải thiện nguồn nước và thực hành vệ sinh môi trường, sự tham gia của cộng đồng trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống và duy trì các nỗ lực phòng chống nhằm ngăn chặn sự tái diễn bệnh.
| Số người mắc bệnh tả lớn hơn số người sinh sống trong một khu vực ở châu Phi |
Sử dụng vaccine tả nhằm ngăn chặn dich bệnh (Using the cholera vaccine to stop outbreaks) Một kho dự trữ toàn cầu, được tài trợ bởi Quỹ Bill và Melinda Gates , quỹ tiêm chủng và vaccine ELMA, Văn phòng Cứu trợ Nhân đạo EU và bộ phận bảo vệ dân sự (ECHO), Quỹ Margaret A Cargill và Văn phòng USAID hỗ trợ thiên tai ở nước ngoài, bước đầu chuẩn bị 2.000.000 liều vaccine có sẵn. Trong năm 2015 với sự tài trợ của Liên minh GAVI, số liều có sẵn để sử dụng trong cả các điểm nóng lưu hành và các tình huống khẩn cấp được dự kiến sẽ tăng lên khoảng 3 triệu liều Vaccine tả uống là một công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh tả. Việc sử dụng nó phải được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và sử dụng có liên quan với sự chú trọng vào nguồn nước bền vững và các hành động về vệ sinh môi trường trong các cộng đồng đích. Từ khi thành lập kho dự trữ trong năm 2013, gần 2 triệu liều OCV đã được phân phối. Bởi vì số lượng vaccien bằng này được sử dụng trong 15 năm trước năm 2013, thì điều rõ ràng rằng, bằng cách gia tăng cung cấp OCV, cơ chế dự trữ đã thành công trong việc phát triển nhu cầu về vaccine tả và đó là một trong những mục tiêu chính của kho dự trữ. Có một số ví dụ mà vaccine tả đã làmngừng các vụ dịch tả trong sự theo dõi của họ, chẳng hạn như ở Nam Sudan vào năm 2014 trước khi xảy ra vụ dịch, hàng ngàn người phải di dời những người đã tìm thấy nơi trú ẩn trong các trại tạm của Liên Hiệp Quốc đã được chủng ngừa. Hành động này gần như chắc chắn ngăn chặn bệnh tật gia tăng và tử vong trong số những cư dân dễ bị tổn thương trong các trại tỵ nạn là những người có nguy cơ cao bịbệnh. Thông tin thêm: Lực lượng đặc nhiệm toàn cầu về phòng chống bệnh tả tại địa chỉ: http://www.who.int/cholera/task_force/en/ (1) Trong năm 2011 Đại Hội đồng Y tế thế giới (WHA) công nhận dịch tả như là một ưu tiên y tế công cộng trên toàn cầu và kêu gọi phục hồi Lực lượng đặc nhiệm toàn cầu, vốn đã được thành lập vào năm 1991 nhằm đáp ứng với sự tái diễn căn bệnh nàyở Mỹ Latin và châu Phi.
|