Sản phẩm gia dụng lừa và bẫy các côn trùng mang bệnh chết người ở Châu Phi
Ngày 2/7/2015. University of Florida Institute of Food and Agricultural Sciences. Các nhà khoa học điều chỉnh các sản phẩm gia dụng để lừa và bẫy các côn trùng mang bệnh chết người ở Châu Phi (Scientists adapt household products to dupe and trap deadly disease-carrying insects in africa). Muỗi truyền bệnh sốt rét, virus Tây sông Nile và virus chikungunya. Giám sát các loài côn trùng này là rất quan trọng để hiểu biết vào lúc nào và ở đâu để kiểm soát chúng và làm giảm nguy cơ gây bệnh ở người.
Các chuyên gia côn trùng thế giới thôi sử dụng carbon dioxide, loại khí tương tự khi con người thở ra để thu hút các côn trùng hút máu và bẫy chúng vì vậy họ có thể đo lường sự phong phú của côn trùng, kiểm tra chúng đối với việc gây bệnh và đưa ra quyết định về việc cóphòng chống chúng hay không.Phó Giáo sư Nathan Burkett-Cadena tại UF/IFAS đang nghiên cứu với các đồng nghiệp ở Đại học South Florida và châu Phi để sử dụng các thành phần tại hộ gia đình để thực hiện việc thu hút côn trùng và đó là một công cụ có sẵn và ít tốn kém. Ảnh: Phòng thí nghiệm côn trùng y khoa UF/IFAS Florida ở bãi biển Vero. Vỏ sò nghiền nát và giấm có thể là thành phần quan trọng trong một cách rẻ tiền và có sẵn để thu hút và bẫy các côn trùng mang bệnh tại các quốc gia đang phát triển, theo một nghiên cứu mới của UF/IFAS. Bằng cách sử dụng những nguyên liệu đơn giản này, các chuyên gia côn trùng có thể tìm ra các cách dễ dàng hơn để bẫy và giám sát côn trùng mang bệnh, Nathan Burkett-Cadena, một phó giáo sư côn trùng học UF/IFAS, người đứng đầu cuộc nghiên cứu gần đây cho biết.
| Một trong những sản phẩm lừa bẫy muỗi hiệu quả |
Muỗi truyền bệnh sốt rét, virus Tây sông Nile và virus chikungunya,giám sát các loài côn trùng này là rất quan trọng để hiểu biết vào lúc nào và ở đâu để kiểm soát chúng và làm giảm nguy cơ gây bệnh ở người. Các chuyên gia côn trùng thế giới thôi sử dụng carbon dioxide, loại khí tương tự khi con người thở ra để thu hút các côn trùng hút máu và bẫy chúng vì vậy họ có thể đo lường sự phong phú của côn trùng, kiểm tra chúng đối với việc gây bệnh và đưa ra quyết định về việc có phòng chống chúng hay không nhưng carbon dioxide là khó khăn hơn nhiều để có mặt ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi, làm cho nó khó khăn hơn để giám sát các loài côn trùng. Ngay cả khi khí này là có sẵn, thì một thừng đựng duy nhất cũng có thể tốn kém tới hàng trăm đô la. Tại Mỹ, loại thùng tương tự sẽ chỉ có giá khoảng 15 đô la.
| Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra sức hấp dẫn của muỗi |
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà nghiên cứu sử dụng nguyên liệu đơn giản như vỏ sò nghiền nát và giấm để tạo ra khí carbon dioxide nhằm bẫy các côn trùng mang bệnh như muỗi, ruồi đen. Họ đã thử nghiệm các hợp chất tại phòng thí nghiệm côn trùng ở UF/IFAS Florida tại Vero Beach và tại một địa điểm ở Burkina Faso, một quốc gia ở Tây Phi, nơi mà các bệnh như sốt rét và bệnh mù đường sông chiếm ưu thế. Khi họ sử dụng phương pháp sản xuất mới về khí carbon dioxide để mồi bẫy muỗi ở Florida và bẫy ruồi đen ở châu Phi, những cái bẫy này thu hút côn trùng cao gấp hơn 25 lần so với bẫy mà không có mồi, có tới 6.000 con muỗi đã bị bắt trong một cái bẫy mồi đơn bằng natri bicarbonat và axit citric-loại axit tương tự được tìm thấy trong các loại trái cây thuộc họ cam quýt. "Chúng tôi đã phát triển và thử nghiệm các phương pháp tái sản xuất khí carbon dioxide rẽ tiền và dễ sản xuất từ sự kết hợp của các axit và cacbonat", Burkett-Cadena, một giảng viên tại các phòng thí nghiệm Vero Beach cho biết: "Công trình của chúng tôi cho thấy rằng một loạt các vật liệu cacbonat tự nhiên sẵn có, chẳng hạn như đá vôi, đá phấn, vỏ sò và natri bicarbonat, có thể được kết hợp với các axit yếu, như giấm, để sản xuất ra khí carbon dioxide". Điều này làm tăng hiệu quả của bẫy nhắm vào nhện và các loại côn trùng hút máu mang bệnh cho con người, đá vôi và đá phấn có chứa cacbonat và đang có sẵn trên toàn thế giới. "Các phương pháp được sử dụng ở đây là rẻ tiền, dễ thực hiện và hiệu quả để thu hút nhện và các côn trùng hút máu để bẫy trong một loạt các địa điểm", Burkett-Cadena nói: "Bẫy côn trùng truyền bệnh là bước đầu tiên và có lẽ là bước quan trọng nhất trong việc bảo vệ con người khỏi các bệnh mà chúng truyền, sau khi các loài côn trùng bị bẫy, chúng được xác định, sau đó thử nghiệm cho các bệnh mà chúng truyền. Khi các côn trùng bị nhiễm được tìm thấy, các cơ quan kiểm soát muỗi đưa ra hành động nhằm ngăn chặn các quần thể côn trùng trước khi con người bị nhiễm, các nhà khoa học và cán bộ y tế công cộng trên toàn thế giới dựa vào carbon dioxide để thu hút những côn trùng mang bệnh để bẫy chúng".
Trong nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí Acta Tropica, Burkett-Cadena cho biết ông hy vọng các nhà khoa học tiếp tục khám phá phương pháp bẫy côn trùng bằng mồi đơn giản này. Ngoài UF/IFAS, các nhà khoa học nhận được sự giúp đỡ vói nghiên cứu này từ Đại học Nam Florida và Tổ chức Y tế Thế giới.
|