Thông tin cập nhật về dịch bệnh MERS-CoV ở Hàn Quốc
Ngày 14/7/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Hội chứng viêm đường hô hấp cấp Trung Đông (Middle East respiratory syndrome coronavirus_MERS-CoV- Republic of Korea). Từ ngày 11-14/07/2015, Cơ quan Đầu mối Quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế tại Hàn quốc (National IHR Focal Point of the Republic of Korea) thông báo với WHO có thêm 1 ca tử vong liên quan đến virus MERS-CoV nhưng không có ca mắc mới. Cập nhật thông tin dịch bệnh MERS-CoV Theo IHR Hàn Quốc, đến ngày 17/7/2015 số lượng người nhiễm MERS tại Hàn Quốc vẫn là 186, trong đó có 36 trường hợp tử vong được báo cáo. 1 trong 186 ca nhiễm virus có một ca mắc được xác nhận tại Trung Quốc và cũng thông báo bởi IHR tại Trung Quốc, độ tuổi trung bình của các ca nhiễm virus là 55 tuổi (độ tuổi mắc từ 16-87 tuổi), phần phớn các ca nhiễm là nam giới (59%), 26 ca nhiễm (14%) là các nhân viên y tế. Đến nay, tất cả các ca nhiễm (trừ ca bệnh được ghi nhận đầu tiên) có liên quan đến một chuỗi lây truyền bệnh và liên quan đến các cơ sở y tế. Số lượng người bị cách ly tại quốc gia này giảm xuống 155 người trên tổng số 16.432 người, số người đang điều trị là 16 người bao gồm 4 bệnh nhân nặng. Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục thực hiện các hoạt động quản lý giám sát ca bệnh chặt chẽ, đến 14/7/2015 chỉ còn 410 trường hợp có tiếp xúc đang được theo dõi trong khi tổng số 16.276 trường hợp có tiếp xúc đã được trở về. Như vậy, trong 12 ngày liên tiếp (5/7-17/7/2015) Hàn Quốc không ghi nhận ca nhiễm mới MERS-CoV, hầu hết các trường học tại quốc gia này đã mở cửa trở lại. Hàn Quốc tăng cường công tác truyền thông ngăn chặn lây nhiễm MERS-CoV trong cộng đồng
Theo WHO, từ tháng 9/2012 đến nay toàn thế giới đã ghi nhận 1368 ca nhiễm MERS-CoV, trong đó có 490 trường hợp tử vong tại 26 nước. Trong đó 9 nước có ca bệnh tại chỗ (Ả Rập Xê Út, Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran) và 17 nước có ca bệnh xâm nhập (Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp Ai Cập, Mỹ, Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan). Ca bệnh MERS-CoV tại chỗ chủ yếu đến từ các nước Trung Đông
Theo Bộ Y tế (MoH), đến nay Việt Nam chưa có trường hợp nhiễm MERS-CoV nhưng người dân cần chủ động tuân thủ các khuyến cáo của WHO và MoH để phòng chống dịch bệnh có thể xâm nhập. WHO cho rằng chưa đủ bằng chứng để hạn chế du khách từ các nước có dịch vào Việt nam
Khuyến cáo của WHO Dựa trên tình hình và thông tin hiện nay, WHO khuyến cáo tất cả các quốc gia thành viên tiếp tục giám sát về bệnh lây nhiễm hô hấp cấp tính và xem xét các trường hợp bất thường. Các biện pháp phòng chống và ngăn ngừa lây nhiễm là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của virus MERS-CoV tại các cơ sở y tế, không thể thường xuyên xác định được bệnh nhân nhiễm virus MERS-CoV sớm bởi vì giống như các bệnh hô hấp khác các triệu chứng ban đầu của nhiễm virus MERS-CoV không cụ thể do đó các nhân viên y tế nên luôn luôn áp dụng các khuyến cáo đúng tiêu chuẩn phù hợp với tất cả bệnh nhân, bất kể việc chẩn đoán của họ. Việc ngăn ngừa lây nhiễm qua các “hạt bắn” (droplet precautions) nên được bổ sung đối với các biện pháp ngăn ngừa tiêu chuẩn khi chăm sóc bênh nhân có các triệu chứng nhiễm hô hấp cấp; các biện pháp ngăn ngừa tiếp xúc và bảo vệ mắt (contact precautions and eye protection) nên được bổ sung khi chăm sóc các bệnh nhân nghi ngờ và xác nhận nhiễm virus MERS-CoV, biện pháp phòng ngừa trong không khí (airborne precautions) nên được áp dụng khi thực hiện các thao tác có thể tạo ra hiện tượng khí dung phát tán mầm bệnh. Cho đến nay nhiều người biết về virus MERS-CoV hơn những người mắc bệnh tiểu đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính và những người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn do nhiễm virus MER-CoV, các biện pháp vệ sinh như thường xuyên rửa tay nên được duy trì. WHO vẫn cẩn trọng trong việc giám sát tình hình dịch bệnh, tuy nhiên do thiếu bằng chứng chắc chắn của việc lây truyền từ người sang người trong cộng đồng nên WHO không khuyến cáo hạn chế du lịch và thương mại mà thay vào đó là tăng nhận thức về virus MERS-CoV cho khách du lịch đến và đi từ các quốc gia bị ảnh hưởng dịch bệnh là biện pháp thực hành y tế công cộng tốt. Các cơ quan y tế tại các quốc gia đăng cai các sự kiện có tụ tập công chúng nên đảm bảo tất cả các khuyến cáo và hướng dẫn của WHO về virus MERS-CoV được thực hiện một cách phù hợp và cung cấp đến tất cả các cơ quan có liên quan. Các cơ quan y tế công cộng nên lập kế hoạch tăng cường để đảm bảo khách du lịch có thể được cung cấp dịch vụ y tế khi tham gia tập trung cộng đồng. Tin tức về dịch bệnh MERS-CoV tại Hàn Quốc sẽ được cập nhật hàng tuần (vào thứ ba và thứ sáu), do mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh hiện nay, tin tức về dịch bệnh sẽ tập trung vào quá trình phát triển của dịch bệnh và khuynh hướng dịch tễ của bệnh thay vì tập trung vào các chi tiết ca bệnh. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng chống MERS-CoV tại Việt Nam
Đáp ứng dịch bệnh xâm nhập của Việt Nam Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trước tình hình dịch bệnh MERS-CoV ở Hàn Quốc đã có xu hướng “hạ nhiệt” nhưng MoH không chủ quan mà tiếp tục triển khai mạnh mẽ và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch MERS-CoV như kiểm tra, giám sát, tập huấn, diễn tập, điều trị, xét nghiệm, truyền thông, đảm bảo hậu cần phòng chống dịch bệnh xâm nhập… Đến nay, Bộ Y tế đã tổ chức các lớp đào tạo giảng viên (TOT) cho các bệnh viện, đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh của 63 tỉnh/thành phố; đang phối hợp với các tổ chức quốc tế WHO, US CDC xây dựng kế hoạch và kịch bản diễn tập tình huống giả định ứng phó với dịch MERS-CoV tại Việt Nam. Công tác giám sát luôn được tăng cường chặt chẽ tại các sân bay, cửa khẩu quốc tế cũng như tại các cơ sở khám chữa bệnh. Đặc biệt là giám sát tại cơ sở khám chữa bệnh do thời gian ủ bệnh của MERS-CoV là 2-14 ngày cùng với các hoạt động đường dây nóng 24/24 tiếp tục được duy trì để người dân có thể liên lạc và được tư vấn về phòng chống dịch bệnh.
|