Ebola: cập nhật thông tin và diễn biến dịch bệnh mới nhất đến cuối tháng 8 năm 2015
Ngày 21/8/2015. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến ngày 19/8/2015 số ca mắc Ebola trên thế giới là 27.998 ca, trong đó có 11.299trường hợp tử vong chủ yếu ở 3 nước Tây Phi. Tuy nhiên số ca xác định (confirm case), ca có thể (probable case) và ca nghi ngờ (suspected case) đang hết dần, không ghi nhận thêm ca nhiễm mới (new case) trong suốt vài tuần qua. Cuộc sống bình thường ở Tây Phi đang dần dần hồi phục nhưng WHO vẫn khuyến cáo cần tiếp tục theo dõi, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ca bệnh. Các nước Tây Phi tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh Ebola trong cộng đồng
Thông tin cập nhật về dịch bệnh EbolaCập nhật số ca mắc và tử vong do EbolaTại 3 quốc giaTây Phi: Theo thống kê của WHO đến 19/8/2015, 3 quốc gia Tây Phi ghi nhận 27.952 ca mắc (Guinea 3.786, Sierra Leone 13.494, Liberia 10.666) và 11.284 trường hợp tử vong (Guinea 2.524, Sierra Leone 3.952, Liberia 4.806), trong đó có 9 ca xác định (6 ở Guinea và 3 ở Sierra Leone,) trong 21 ngày qua.Như vậy, chỉ riêng tại Liberia đến ngày 16/8/2015 không có trường hợp nào nhiễm bệnh, 2 ca bệnh cuối cùng điều trị khỏi, xét nghiệm 2 lần âm tính đã được ra viện ngày 23/7/2015. Những “điểm nóng” dịch bệnh Ebola ở Tây Phi
Tại các quốc gia ngoài Tây Phi:Theo WHO, số ca mắc/tử vong ngoài khu vực Tây Phi đã qua thời gian 42 ngày giám sát, theo dõi không có ca bệnh mới xuất hiện bao gồm: Nigeria (20/8), Senegal (1/0), Mali (8/6); Tây Ban Nha (1/0), Mỹ (4/1), Anh (1/0), Italy (1/0). Cộng hòa dân chủ Congo (D.R.C) là ổ dịch riêng biệt có 66 ca mắc và 49 tử vong đã được không chế hoàn toàn. Y tá Abdul Rahman Sanu là bệnh nhân Ebola sống sót ở Hastings, Sierra Leone đã trở lại làm việc
Số nhân viên y tế (mắc/tử vong) do Ebola: WHO cho biết đến ngày 16/8/2015, không có nhân viên y tế nào bị nhiễm mới Ebola, ghi nhận tại 3 nước Tây Phi số nhân viên y tế (mắc/tử vong) là (880/512) người chiếm tỷ lệ 58% số tử vong/mắc; trong đó tại Guinea (195/99), Sierra Leone (307/221) và Liberia (378/192). Tại Nigeria (11/5), Mali (2/2), Tây Ban Nha (1/0), Mỹ (3/0), Anh (1/0), Italy (1/0) và Công Go D.R.C (8/8). Bùng phát dịch bệnh chết chóc nhất (Deadliest outbreak) Hơn 11.000 người đã chết vì Ebola kể từ khi dịch bệnh bùng phát trong năm 2014-tăng gấp 6 lần số nạn nhân kể từ khi nó được phát hiện vào năm 1976. WHO đã phải tuyên bố tình trạng dịch bệnh khẩn cấp quốc tế vào ngày 8/8/2014-hơn bảy tháng sau khi dịch bệnh bắt đầu, một số nhà khoa học nói rằng có nguy cơ virus này có thể trở thành một căn bệnh luôn hiện diện trong xã hội Tây Phi. Mặc dù số ca mắc và tử vong do Ebola đã giảm trong vài tuần qua nhưng kiểm soát và ngăn chặn sự lây lạn của dịch bệnh Ebola ở Tây Phi vẫn không ngừng được thắt chặt
Khuyến cáo của WHO Mặc dù số ca mắc và tử vong do Ebola đang dần được loại bỏ nhưng WHO cho rằng dịch bệnh này tại Tây Phi vẫn là một nguy cơ y tế công cộng gây quan ngại quốc tế, có thể tái bùng phát nếu không được giám sát, theo dõi chặt chẽ. Các quốc gia không bị ảnh hưởng tiếp tục thực hiện giám sát, sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh Ebola, các quốc gia giáp khu vực 3 nước Tây Phi ưu tiên hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, hậu cần, tăng cường năng lực, thực hiện kế hoạch thực địa; hợp tácqua biên giới, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia; phối hợp đối tác toàn cầu, nâng cao vai trò các cấp chính quyền và sự tham gia của cộng đồng; hợp tác quốc tế đánh giá kết quả, phổ biến, chia sẻ bài học kinh nghiệm, thực tiễn hoạt động phòng chống Ebola; truyền thông rộng rãi các biện pháp phòng chống dịch bệnh Ebola tới cộng đồng; chuẩn bị sẵn sàng cho công tác phòng chống Ebola theo bảng kiểm (checklist) của WHO, quản lý hồ sơ, năng lực phát hiện ca bệnh nghi ngờ đầu tiên, giám sát quá trình tiếp xúc và thực hành chôn cất đảm bảo an toàn; tăng cường thực hiện quy định của Điều lệ y tế quốc tế IHR, đảm bảo nâng cao năng lực cốt lõi đáp ứng vấn đề khẩn cấp về y tế công cộng. Nhân viên UNICEF tuyên truyền chống dịch Ebola ở Freetown, Sierra Leone
Sierra Leone không ghi nhận ca nhiễm Ebola mới nàoNgày 17/8/2015. BBC News-Sierra Leone không ghi nhận ca nhiễm Ebola mới nào (Sierra Leone records zero new Ebola infections). Theo WHOtại quốc gia này không có ca nhiễm Ebola mới nào được báo cáo tuần trước, như vậy lần đầu tiên kể từ khi bùng phát dịch Ebola đã được công bố tại Sierra Leone, cả nước không ghi nhận ca nhiễm mới nào.Tại đỉnh điểm bùng phát dịch bệnh Sierra Leonebáo cáo có hơn 500 ca mắc mới mỗi tuần. Tuần trước, lần đầu tiên kể từ tháng 5 năm ngoái, không có trường hợp nào nhiễm mới nhưng các nhà chức trách cảnh báo không được lơ là, chủ quan. OB Sisay, Giám đốc Trung tâm ứng phó Ebola quốc gia (National Ebola Response Centre_NERC) cho biết: "Điều này không có nghĩa là Sierra Leone đột nhiên hết dịch Ebola miễn là chúng ta còn một trường hợp nhiễm Ebola thì chúng ta vẫn còn bệnh dịch, mọi người nên tiếp tục dùng các biện pháp y tế công cộng như rửa tay, kiểm tra nhiệt độ, tăng cường giám sát". WHO cho biết, tại Sierra Leone hiện nay có 2 bệnh nhân Ebola vẫn đang được điều trị, 81 người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm bệnh đang được giám sát bởi cơ quan chức năng, 4 người hiện đang mất liên lạc. Nhịp điệu cuộc sống bình thường đang dần dần trở lại với người dân Tây Phi
Các câu lạc bộ đêm mở cửa trở lại (Nightclubs re-open) Hạn chế tụ họp nơi công cộng, du lịch và thương mại đã được nới lỏng trong vài tuần qua, câu lạc bộ đêm và nhà hát đã mở cửa trở lại và các chợ được phép hoạt động lâu hơn. "Mọi người thực sự rất hạnh phúc", OB Sisay cho biết: "Niềm vui sướng vẫn chưa bắt đầu bởi vì chúng tôi liên tục nói trên các đài phát thanh rằng dịch bệnh vẫn chưa kết thúc nhưng mọi người rất vui mừng khi họ bắt đầu thấy được kết thúc của dịch bệnh này". Chính thức mặc dù tuyên bố chấm dứt dịch bệnh sẽ chỉ được công nhận 6 tuần sau khi bệnh nhân Ebola cuối cùng chết hoặc có các xét nghiệm âm tính với vi-rút, trong khi đó nước láng giềng Guinea tiếp tục báo cáo một số ít trường hợp nhiễm bệnh, mục tiêu cuối cùng này vẫn nằm ngoài tầm với. Guinea đã xác định ba ca nhiễm mới trong tuần trước, Liberia không có ca nhiễm mới nào kể từ ngày 23 tháng 7.Vào thứ sáu, Tổng thống Ernest Bai Koroma đã dỡ bỏ lệnh cách ly một trong những ngôi làng cuối cùng bị phong tỏađể giúp ngăn chặn sự lây lan của vi-rút, đánh dấu sự khởi đầu chấm dứt bệnh dịch ở Sierra Leone. Tây Phi tiếp tục duy trì kiểm soát Ebola bằng cách nào để dịch bệnh không bao giờ trở lại?
Dòng thời gian: Chúng ta bị mất kiểm soát vi-rút Ebola như thế nào? (Timeline: How we lost control of the Ebola virus) WHO cho biết việc sử dụng các đội phản ứng nhanh và sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng trong việc truy tìm những người bị bệnh và sự liên lạc chặt chẽ của họ cuối cùng cũng giúp chấm dứt dịch bệnh bùng pháp, trọng tâm hiện nay là theo dõi mỗi một chuỗi lây truyền vi rút Ebola và chấm dứt chúng càng sớm càng tốt. Theo dõi chuỗi lây truyền có nghĩa là tìm từng người đã tiếp xúc với người bị nhiễm Ebola, giám sát họ chặt chẽ trong 21 ngày và sau đó nhanh chóng di chuyển họ đến một trung tâm điều trị nếu họ xuất hiện các triệu chứng. Tiến sĩ Anders Nordstrom, đại diện của WHO tại Sierra Leone cho biết: "Chúng tôi phải tiếp tục làm công việc chuyên sâu này với cộng đồng để xác định sớm các trường hợp có khả năng nhiễm bệnh và nhanh chóng ngăn chặn bất kỳ sự lan truyền virus Ebola. Điều quan trọng đối với Sierra Leone là chúng ta đã làm được như ngày hôm nay, nhưng đó không phải chấm dứt cho cả khu vực cho đến khi chúng ta không có ca nhiễm mới nào trong vòng 42 ngày ở cả 3 nước".
|