Những bí ẩn về mùi thơm của một loài cỏ có tác dụng xua muỗi
Các nhà khoa học Mỹ vừa xác định được các thành phần hóa học có tác dụng xua muỗi từ loài cỏ Ngọt, một loài thực vật được người mỹ bản địa sử dụng lâu nay để xua đuổi lũ rệp quấy nhiễu. Các bộ tộc bản địa ở Montana (Mỹ) và Alberta (Canada) thường bện cây cỏ Ngọt thành sợi và treo trong nhà của họ để phòng chống sự quấy nhiễu của côn trùng (xem hình ảnh bên). Trong các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm, hai thành phần hoạt chất chiết từ cây cỏ Ngọt đã xua đuổi muỗi khỏi các mẫu máu dùng làm mồi nhử và nhận thấy rằng chúng có hiệu quả như loại thuốc trừ rệp được sử dụng rộng rãi DEET. Các nhà nghiên cứu nói rằng họ cần thực hiện các thử nghiệm sâu hơn để xác định thời gian kéo dài tác dụng của các hóa chất này. Các nhà nghiên cứu cho rằng các phương thuốc dân gian là một nguồn dồi dào có khả năng được sử dụng như các hoạt chất phòng chống côn trùng mới. Nhà nghiên cứu Charles Cantrell nói rằng “Đây là loài thực vật thứ tư chứa hoạt chất chống côn trùng mà ông nghiên cứu” ông là một nhà nghiên cứu hóa học đang làm việc cho Bộ Nông nghiệp Mỹ. “Điều tuyệt vời về loài cây này là nó sản xuất một chất hóa học có tên gọi là cumarine, chất này có mùi thơm rất mạnh và được biết rộng rãi về khả năng xua đuổi côn trùng. Đây là một hóa chất rất an toàn” - Tiến sĩ Cantrell đã trình bày kết quả nghiên cứu của ông tại cuộc họp lần thứ 250 của Hiệp hội Hóa học Mỹ ở thành phố Boston. Ông ấy đã nói với giới báo chí tại hội nghị: “Có một câu chuyện thú vị về cumarin”. “Trở lại những năm 90 của thế kỷ trước, công ty Avon ‘Skin So Soft’ đã sản xuất một sản phẩm dưỡng da mà mọi người phát hiện ra hiệu lực thực sự của nó như một chất xua côn trùng. Sản phẩm này không được buôn bán như một chất chống côn trùng, nhưng tác dụng chống côn trùng được nhiều người tiêu dùng biết đến. “Các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc điều tra và thấy rằng một trong các thành phần cấu tạo trong sản phẩm ‘Skin So Soft’ là cumarin, chất mà hiện này họ đã phân lập được từ loài cỏ Ngọt”. Mặc dù vậy, hiện nay cumarin chưa được đăng ký hay buôn bán trên thị trường như là một chất phòng chống côn trùng, TS Cantrell nói. Thành phần then chốt thứ hai mà ông ấy và đồng sự xác định được trong cây cỏ Ngọt là phytol, một chất khá phổ biến có trong các loại dầu tự nhiên được chiết xuất từ thực vật. Phytol, thường được biết như là chất xua đuổi côn trùng nhưng hiện nay vẫn chưa được buôn bán vì công dụng của nó. Nhu cầu hóa chất chống côn trùng gốc tự nhiên ngày càng cao để thay thế các chất chống côn trùng tổng hợp như DEET. Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Cantrell đã chiết tách thành công cumarin và phytol từ cây cỏ bằng phương pháp cho luồng hơi nước chạy qua nó, tách dầu và các chất bay hơi và sau đó tinh chế sâu hơn thành 12 phân đoạn. Nhóm nghiên cứu sử dụng 12 phân đoạn đó cho tiếp xúc với muỗi trong một thử nghiệm đặc biệt. “Thử nghiệm trên cơ thể sống là tạo mô hình giả tạo như trên da người,” TS Cantrell giải thích thí nghiệm như sau: “Bạn đặt một mẫu máu vào một lọ nhỏ và phủ nó bằng một tấm màng.” Tấm màng đó được xịt mùi thơm của các hóa chất được chiết tách trên, các nhà nghiên cứu chỉ cần tính toán các vết muỗi cắn trên màng. “Chúng tôi sẽ thử nghiệm 5 con muỗi trên một lọ thử nghiệm như thế. Bạn có thể quan sát chúng chích vào tấm màng, nhưng để có khẳng định cuối cùng, bạn cần bóp chết chúng để xem những con nào chứa màu đỏ.” Khi đã đạt được các kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xác định các phân tử chất riêng biệt bằng cách sử dụng phép đo quang phổ. Sau khi phân tích, nhóm nghiên cứu thấy rằng cumarin và phytol là hai chất chiếm đa số. “Trong khoảng thời gian 3 phút, đo số lượng vết chích trên tấm màng, kết quả cho thấy các hóa chất này có hiệu quả như thuốc trừ côn trùng DEET”. Bước tiếp theo là thử nghiệm các hóa chất này trong khoảng thời gian như ngoài thực tế hơn. “Chúng tôi chưa biết thời gian kéo dài hiệu lực chống muỗi của các hóa chất này bao lâu. Nó có thể tác dụng tốt trong thử nghiệm trên động vật sống trong vòng 3 phút, nhưng không biết trong khoảng thời gian 3 tiếng thì hiệu quả như thế nào? “Đây là những câu hỏi chúng tôi sẽ cố gắng tìm ra câu trả lời trong một hoặc 2 năm tới.”
|