Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 7 6 2 7
Số người đang truy cập
2 3 5
 Chuyên đề Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Nhiễm ký sinh trùng dòi chưa được quan tâm trên lâm sàng bệnh truyền nhiễm và ngoại khoa

Bệnh dòi (Myiasis) được phân loại khoa học là một trong những bênh truyền nhiễm (Infectious disease), phân loại bệnh với mã ICD-10 là B87 và mã ICD-9CM là 134.0, mã bệnh DiseasesDB là 29588 và mã trong MeSH là D009198, đây là một bệnh do nhiễm ký sinh trùng, giai đoạn ấu trùng dòi (maggots) trong cơ thể của các động vật có vú.

Khi ký sinh trong cơ thể vật chủ chúng bắt đầu ăn các mô. Mặc dù ruồi thường bị hấp dẫn bởi các vết thương hở và các vùng lông ngấm ẩm với phân và nước tiểu, một số loài (bao gồm cả các con ruồi gây bệnh dòi thông thường, ruồi xanh, nhặng có hai cánh thường đẻ trứng ở dưới da và trong mô gây bệnh nặng), có thể tạo ra một tình trạng nhiễm trùng trên các vùng da có vết thương hở và da có tiếp xúc với đất ẩm, thậm chí các con ruồi không gây bệnh dòi (non-myiatic flies) như ruồi nhà đóng vai trò như một vector của ấu trùng này.
 

Một số thuật ngữ thường được đề cập cho bệnh dòi gồm có “flystrike” và “blowfly strike” và các nạn nhân hay các mô bị thương tổn ảnh hưởng được mô tả như “fly-blown”. Tên của bệnh có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại μυα (myia), có nghĩa là con ruồi ("fly"). Vì một số động vật (đặc biệt là vật nuôi) không thể đóng vai trò và bị ảnh hưởng như ở người để gây ra và bị tác động của bệnh dòi, nhưng sự nhiễm trùng như thế biểu hiện triệu chứng nặng, nghiêm trọng và tiếp tục gây vấn đề đối với công nghiệp chăm nuôi trên toàn thế giới, gây ra thiệt hại nền kinh tế quan trọng ở những nơi mà không có sự can thiệp của con người trong việc làm giảm nhẹ bệnh. Mặc dù từ lâu người ta đã xem đây là vấn đề lớn đối với lĩnh vực thú y và sức khỏe động vật, song bệnh dòi cũng vẫn là tai họa thường xuyên cho con người tại các vùng nông thôn nhiệt đới, những nơi đó các con ruồi phát triển mạnh và thường có thể đòi hỏi sự quan tâm của y tế để phẩu thuật loại bỏ ký sinh trùng.

Bệnh dòi có sự thay đổi lớn trong các thể và khi chúng ảnh hưởng lên các nạn nhân. Sự thay đổi như thế lệ thuộc rất nhiều vào các loài ruồi và ở đó ấu trùng ký sinh. Một số ruồi đẻ trứng trong vết thương hở, trong khi các ấu trùng khác có thể xâm nhập vào vùng da kín hoặc đi vào cơ thể qua đường mũi hoặc tai và có thể nuốt nếu trứng lắng đọng trên môi hoặc trên thức ăn.

Lịch sử về bệnh

Bệnh dòi trên thịt mèo

Tổ chức Reverend Frederick William Hope đặt ra thuật ngữ myiasis vào năm 1840 để ám ch ỉ bệnh do ấu trùng dạng côn trùng có hai cánh (thuật ngữ là scholechiasis). Hope mô tả một số ca dòi từ Jamaica gây ra bởi các ấu trùng chưa hề biết trước đó đã dẫn đến các cái chết ở người. Ngay cả thuật ngữ myiasis đầu tiên được dùng là vào năm 1840 và Ambroise Paré, một trưởng khoa ngoại của King Charles IXKing Henry III đã phát hiện và quan sát ấu trùng ruồi thường nhiễm trên các vết thương hở.

  
Hình thái giải phẩu của dòi dưới kính hiển vi và quan sát bằng mắt

Liệu pháp dòi (Maggot therapy)

Ghi nhận trong suốt thời gian đầu lịch sử phát triển bệnh, các con dòi đã được dùng trong liệu pháp điều trị để làm sạch các vết thương hoại tử. Các ấu trùng ruồi ăn các mô chết có thể làm sạch các vết thương và có thể làm giảm các hoạt tính của vi khuẩn nên đã làm giảm đi tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Chúng làm tan ra các mô chết bằng hệ thống gồm các enzyme tiêu hóa tiết ra đi vào vết thương cũng như ăn các mô chết bằng các giác hút ở miệng lồi ra hai bên miệng. Liệu pháp các con dòi này còn được gọi với cái tên là liệu pháp ăn các mảnh vụn tế bào chết do dòi (maggot debridement therapy_MDT), hay liệu pháp ấu trùng được các thầy thuốc thực hành lâm sàng dùng chúng làm sạch các mô chết trên các vết thương mềm và mô không chưa lành được trước đó của người và các động vật khác với mục đích làm sạch các mô chết và hoại tửcó mặt trong vết thương, thúc đẩy tiến trình làm sạch vết thương nhanh hơn.
 

Liệu pháp dòi có lịch sử lâu dài và thời gian tiền lịch sử. Dân địa phương Úc sử dụng liệu pháp dòi rất sớm và vì thế nhân dân ở Northern Burma và có thể cả Mayans của Trung Mỹ. Các nhà phẩu thuật trong quân đội Napoleon nhận ra rằng các người lính bị thương có nhiễm dòi có khả năng sống sót cao hơn người nhiễm trùng vết thương mà không có dòi. Trong chiến tranh công dân Mỹ, các phẩu thuật viên quân đội điều trị vết thương bằng cách cho phép ruồi nhặng xanh làm sạch các mô bị hoại thư hoặc hoại tử.

Tiến sĩ William Baer, một phẩu thuật viên chỉnh hình ở bệnh viện Johns Hopkins trong suốt những năm cuối 1920 sử dụng dòi điều trị một loạt bệnh nhân viêm tủy xương. Ý tưởng này dựa trên kinh nghiệm Chiến tranh Thế giới thứ I mà ở đó có hai người lính bị vết thương ở đùi gãy xương sau khi nằm trên đất 7 ngày không có thức ăn và nước uống. Tiến sĩ Baer không thể hình dung được tại sao các nạn nhân đó không sốt cũng không có triệu chứng nhiễm trùng. Ông ta quan sát, sau khi loại bỏ quần áo khỏi vùng vết thương thì điều ngạc nhiên là ông nhìn thấy trên vết thương được phủ bởi hàng ngàn con dòi.

Nhìn nhận như vậy thật là kinh khủng và các biện pháp đều tập trung vào làm thế nào rửa sạch các sinh vật kinh tởm này. Tuy nhiên, rửa sạch rồi thì ông ấy thấy các vết thương hình thành mô hạt rất đẹp (“beautiful pink granulation tissue”) và hành nhanh chóng.
 

Liêu pháp dòi thường thấy ở Mỹ trong những năm 1930. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 20, sau khi có sự ra đời của kháng sinh, liệu pháp dòi chỉ còn sử dụng chỉ khi các vết thương còn lại rất nghiêm trọng. Mãi thời gian gần đây, dòi đã quay trở lại do có sự gia tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.

Mặc dù liệu pháp dòi được áp dụng ở Mỹ hơn 80 năm qua và nó được cơ quan FDA chấp thuận như một thiết bị y khoa (“medical device”) chỉ trong năm 2004 (cùng với xác nhận con đĩa). Các con dòi là vi sinh vật sống đầu tiên được đưa ra thị trường Mỹ theo điều luật FDA và sự chấp thuận để điều trị các vết loét bàn chân có bệnh lý thần kinh do đái tháo đường, loét do chèn ép, loét do ứ máu tĩnh mạch và các vết thương do chấn thương hoặc sau phẩu thuật mà không đáp ứng với các liệu pháp điều trị cổ điển.

Trước điều này, dòi không được sử dụng thường xuyên. Richard Sherman, một bác sĩ ở bang Irvine, CA biết rất rõ về liệu pháp dòi và bắt đầu điều trị cho bệnh nhân của ông bằng dòi này vào năm những năm 1990. Giờ đây ông là giám đốc của Monarch Labs, ông cũng đã cho ra các sản phẩm mang tính thương mại có dòi dưới góc độ y học. Labo này cung cấp dòi và liệu pháp dòi được ứng dụng từ năm 1935.
 

Tại Mỹ, nhu cầu các ấu trùng ruồi tăng gấp đôi sau khi có luật FDA. Liêu pháp dòi giờ đây được sử dụng trên 30 nơi khắp quốc gia. Hội y khoa Mỹ và Trung tâm Chăm sóc và dịch vụ y khoa Mỹ (The American Medical Association and Centers for Medicare and Medicaid Services) gần đây đã làm cho dễ hiểu và giải thích rõ các hướng dẫn hoàn trả lại cho chăm sóc vết thương cộng đồng đối với liệu pháp dòi, liệu pháp này và liệu pháp này sớm sẽ được đưa vào chương trình bảo hiểm.

Ấu trùng của các ruồi nhặng xanh giờ đây được sử dụng dành riêng cho mục đích này, vì chúng thường ái tính và ăn rất hấp dẫn chỉ với các mô hoại tử, mang lại mô lành nguyên vẹn. Đây là một sự khác biệt quan trọng vì hầu hết các sự khác biệt khác của ấu trùng dòi tấn công cả mô sống và mô hoại tử hoặc chết mà không phân biệt gì cả, nên sẽ vô hiệu hóa các vết thương khi chúng ta cần làm sạch chỉ một mình mô chết. Các con dòi y học được đặt trên vết thương và phủ lên đó bằng một tấm gạc vô trùng và mesh nylon. Nếu đặt quá nhiều ấu trùng sẽ dẫn đến các mô lành bị ăn theo.

Bệnh dòi là một nhiễm trùng do ấu trùng ruồi (maggot) trên mô cơ thể người. Điều này xảy ra tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh dòi hiếm khi mắc phải ở Mỹ mà thường nhiễm khi họ đi du lịch đến các vùng bệnh lưu hành như châu Phi và Nam Mỹ. Người đi du lịch nếu không điều trị thì các vết thương hở nhiễm trùng sẽ dễ dàng dẫn đến bệnh dòi cao hơn. Các ấu trùng ruồi cần phải phẩu thuật loại bỏ bởi các chuyên gia y tế.

Phân loại các thể bệnh dòi

Nhà côn trùng học người Đức Fritz Zumpt mô tả bệnh dòi như một tình trạng nhiễm trùngtrên các động vật có xương sống và người còn sống với loại ấu trùng hai cánh, điều này ít nhất trong một giia đoạn, chúng ăn các mô hoặc tế bào chết hoặc còn sống và các dịch của cơ thể và ăn cả thực phẩm. Tuy nhiên, đối với mục đích ý tưởng hiện đại ngày nay thì điều này rất mơ hồ. Ví dụ, ăn trên các mô hoại tử hoặc đã chết nhìn chung không phải là một vấn đề lớn, ngoại trừ khi ấu trùng đóng vai trò như các ruồi trong học Piophilidae tấn công các thực phẩm dự trữ như phô mai, hoặc thịt đóng hộp. Các hoạt động như thế có thể nghĩ đến dòi biểu hiện saprophagy hơn là parasitism; nó có thể có lợi trong nền y học vì khi cắt bỏ phần mô bị nhiễm trùng bởi dòi ra khỏi vết thương thì vết thương mau lành (maggot debridement therapy_MDT).

Hiện tại bệnh dòi thường được phân loại theo các khía cạnh vấn đề:

1)Mô tả cổ điển của bệnh dòi theo bộ phận mà vật chủ bị nhiễm trùng. Đây là phân loại được áp dụng dựa trên phân loại ICD-10. Chẳng hạn:

a)Tại da;

b)Dưới da;

c)Niêm mạc (B87.0)

-Ban trườn từ từ, ở đó ấu trùng đào hầm đi xuyên hoặc bên dưới da;

-Dạng đinh nhọt, ở đó một ấu trùng vẫn chỉ là một chấm, gây nên thương tổn giống như đinh nhọt làm mủ;

d)Vùng mũi hầu, xoang và hầu họng (B87.3);

e)Trong mắt hoặc liên đới phần não của khu vực nhãn cầu (B87.2);

f)Tai ngoài hoặc quanh tai;

g)Vùng dạ dày, trực tràng, ruột và các phần thích hợp của hệ tiêu hóa (B87.8);

h)Hệ tiết niệu sinh dục (B87.8).

2)Các khía cạnh khác có mối liên quan giữa vật chủ và ký sinh trùng và cho thấy quá trình sinh học của các loài ruồi gây bệnh dòi và những tác động của chúng. Do vậy, bệnh dòi được mô tả như:

a)Bắt buộc, ở đó ký sinh trùng sẽ không hoàn thành chu kỳ sinh học và phát triển của chúng mà không có ký sinh trùng, điều này có thể do tính đặc hiệu, bán đặc hiệu hoặc nhiễm trùng cơ hội;

b)Tự ý không bắt buộc, nhiễm tình cờ, ở đó không cần thiết cho chu kỳ sinh học của ký sinh trùng; có lẽ một ấu trùng sống tự do đi vào trong cơ thể con người một cách tình cờ;

Bệnh dòi do nhiễm tình cờ thường tổn thương trong đường ruột do nuốt trứng hoặc ấu trùng vào trong hệ tiêu hóa, cuối cùng gây nên bệnh giả dòi (pseudomyiasis). Một nguyên nhân cổ điển của bệnh giả dòi là ăn các ấu trùng dòi của các ruồi phô mai như là Stilton. Lệ thuốc vào loài có mặt trong ruột, bệnh giả dòi có thể gây các triệu chứng quan trọng, nhưng có thể các ca bệnh như thế không được chú ý.

 

 

 

Bệnh dòi thể mũi

Bệnh dòi thể họng

Bệnh dòi thể da

 

Bệnh dòi thể thần kinh-sọ não

Bệnh dòi thể bàn chân

 

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh dòi sẽ ảnh hưởng như thế nào trên nơi mà ấu trùng định vị tại đó. Các ấu trùng có thể nhiễm vào các mô dang sống, hoặc đã chết, hoặc đã hoại tử, tại nhiều vị trí trên cơ quan khác nhau: da, mắt, tai, dạ dày và ruột non, hoặc trong hệ tiết niệu. Chúng có thể xâm nhập qua vết thương hở hoặc vùng da lành bình thường. Một số đi vào cơ thể thông qua con đường mũi hoặc lỗ tai. Các ấu trùng hoặc trứng có thể đi đến dạ dày hoặc ruột nếu ấu trùng được nuốt vào theo thức ăn và gây nên bệnh dòi ở dạ dày và ruột..

Một số biểu hiện và triệu chứng lâm sàng khác nhau do bệnh dòi gây ra:

Thể bệnh lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh dòi thể da niêm mạc (Cutaneous myiasis)

Đau, vết loét hoặc nhọt phát triển chậm, có thể kéo dài một thời gian dài.

Bệnh dòi thể mũi

(Nasal myiasis)

Tắc các chất ở mũi tiết ra và kích ứng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp có phù mặt và sốt. Hiếm khi tử vong.

Bệnh dòi thể tai

(Aural myiasis)

Cảm giác có bò trườn và tiếng vo vo trong tai. Chất tiết ra mùi thối. Nếu trong tai giữa, ấu trùng dòi có thể xâm lấn lên não.

Bệnh dòi thể ở nhãn cầu (Ophthalmomyiasis)

Thỉnh thoảng gặp, thường gây nên các kích ứng nghiêm trọng, phù và đau mắt.

Thể bệnh dòi liên quan do nhiễm trùng bệnh viện (Nosocomial myiasis):

Thể bệnh này cũng thường gặp khi bệnh nhân có vết thương hở hoặc vết loét có thể nhiễm do ruồi vấy nhiễm bẩn vào. Để ngăn ngừa thể bệnh dòi do nhiễm trùng bệnh viện, các khoa phòng bệnh viện phải giữ vệ sinh sạch sẽ và không có ruồi. Thể bệnh dòi ở mắt, cả bên trong và bên ngoài gây ra bởi ấu trùng ruồi nhặng xanh (thuộc nhóm ruồi Oestridae gasterophilidiae có hai cánh đầy lông, đẻ trứng dưới da hoặc đường tiêu hóa và gây bệnh nặng).

Thể bệnh dòi ở vết thương (Wound myiasis)

Thể bệnh dòi ở vết thương hở xảy ra khi ấu trùng ruồi nhiễm trùng vào vết thương hở. Nó là một biến chứng nghiêm trọng của các vết thương chiến tranh tại nhiều vùng nhiệt đới và đôi khi các vết thương này bị lãng quên ở một số nơi trên thế giới. Các yếu tố khiến dễ mắc bệnh gồm điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn, tuổi cao, rối toạn tâm thần, bệnh tâm thần kinh, nghiện rượu, tiểu đường và bệnh tim mạch, nhất là tắc nghẽn mạch.

Chu kỳ sinh học và phát triển

Các động vật nhiễm trùng hay gặp nhất trên thế giới là cừu nuôi, tác nhân gây bệnh là ruồi nhặng xanh, đặc biệt ở các vùng đó nóng và ẩm ướt. Chu kỳ sinh học trong cơ thể cừu là điển hình của bệnh. Các con ruồi cái đẻ trứng trên con cừu vào thời điểm và vùng bị ẩm ướt và bị cô lập, dễ nhiễm thấm các phân và và nước tiểu, chủ yếu là vùng mông của cừu.
 

Phải mất từ 8 giờ đến 1 ngày để đẻ trứng, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu. Một khi đẻ trứng, các ấu trùng sẽ xé rách da nhờ vào một bộ phận ở miệng của chúng, gây vết loét hở. Khi da bị phá vở, rách, ấu trùng tạo đường hầm xuyên qua vết loét ban đầu vào trong mô dưới da của vật chủ, gây các thương tổn sâu và dễ bị kích ứng ngứa và dễ nhiễm trùng nặng.

Sau khoảng ngày thứ 2, nhiễm trùng bội nhiễm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, nếu không điều trị dễ dẫn đến nhiễm trùng hoặc nhiễm độc trong máu. Điều này dẫn đến con vật chán ăn, yếu dần và kết cuộc tử vong nếu không can thiệp điều trị.

Các loài ruồi nhặng xanh này hàng năm gây thiệt hại đến công nghiệp nuôi cừu khoảng 170 triệu USD Úc, dường như là thiệt hại nhất trên thế giới. với nguy cơ nghiêm trọng như thế, các nông dân nuôi cừu Úc thường thực hiện các biện pháp phòng bệnh như xây dưng nhóm người chuyên chăn dắt các con vật đi khỏi các đích của ruồi tấn công. Các con dòi cũng thường nhiễm trùng vào vùng âm hộ gây nên tình trạng bệnh dòi thể âm hộ (Vulvar myiasis).

Các vấn đề như thế không đặc thù cho Úc và New Zealand mà chúng xảy ra trên khắp thế giới, đặc biệt tại các quốc gia có chăn nuôi gia súc, như cừu nuôi trong các vùng nóng, ẩm ướt, gồm có các quốc gia châu Phi, châu Mỹ có khí hậu ở vùng ôn đới lạnh từ bắc sang nam. Bệnh dòi cũng giới hạn khu trú ở cừu; các con ruồi vật chủ trung gian cho dòi (đặc biệt Cochliomyia hominivorax) thường gây thiệt hại đến 100 triệu USD và tổn thương nhiều loại vật nuôi như cừu và dê, mặc dù những tác động của nó đã được làm giảm bớt gánh nặng trong những năm gần đây nhờ vào các kỹ thuật vô trùng côn trùng (sterile insect technique_SIT).
 

Các vector gây bệnh ở người

Có ba loại ruồi chính gây bệnh dòi có ảnh hưởng thiệt hại đến nền kinh tế vật nuôi và thỉnh thoảng gây bệnh cho người như Calliphoridae (blowflies), Oestridae (ruồi nhặng xanh ở người), Sarcophagidae (fleshflies). Các họ khác thỉnh thoảng có liên quan như Anisopodidae, Piophilidae, StratiomyidaeSyrphidae.

Các bệnh lý dòi đặc hiệu: gây ra bởi ruồi đặc biệt và các con ruồi này cần có vật chủ để các ấu trùng phát triển.

-Dermatobia hominis (ruồi nhặng xanh ở người);

-Cordylobia anthropophaga (ruồi nhặng tumbu);

-Oestrus ovis (ruồi nhặng xanh ở cừu);

-Hypoderma spp. (ruồi nhặng gia súc hoặc dòi ở bò);

-Gasterophilus spp. (ruồi nhặng xanh ở ngựa);

-Cochliomyia hominivorax (ruồi dòi thế giới mới);

-Chrysomya bezziana (ruồi dòi thế giới cũ);

-Auchmeromyia senegalensis (ruồi dòi ở Congo);

-Cuterebra spp. (ruồi nhặng ở thỏ và gặm nhấm).

Các bệnh dòi bán đặc hiệu (semispecific myiasis): gây ra bởi các con ruồi thường đẻ trứng vào trong các rau hoặc xác động vật mục rửa, nhưng cũng có thể phát triển trên một vật chủ có vết vết thương hở hoặc loét.

-Lucilia spp. (ruồi nhặng xanh);

-Cochliomyia spp. (ruồi nhặng hình giun xoắn);

-Phormia spp. (ruồi có nọc độc đen);

-Calliphora spp. (ruồi có nọc độc xanh);

-Sarcophaga spp. (ruồi xanh hoặc sarcophagids)

Ruồi xanh là các thành viên của học Sarcophagidae có thể gây bệnh dòi trong ruột người nếu con cái đẻ trứng trên thịt hoặc trái cây mà người sau đó ăn vào.

Bệnh dòi phụ có thể không đặc hiệu

Loại này còn gọi là bệnh giả dòi (pseudomyiasis), gây ra bởi các con ruồi không cần phát triển trên một vật chủ và thường hiếm gặp. Quá trình lan truyền diễn ra thông qua tình cờ thải trứng trên miệng hoặc hệ tiết niệu sinh dục hoặc nuốt trứng hoặc ấu trùng dính vào thức ăn vào.

-Musca domestica (ruồi nhà);

-Fannia spp. (ruồi trong nhà vệ sinh);

-Eristalis tenax (ruồi đuôi chuột);

-Muscina spp.

Các con ruồi trưởng thành không phải là ký sinh trùng nhưng khi chúng đẻ trứng vào trong các vết thương hở và các trứng đẻ ra này phát triển thành giai đoạn ấu trùng (gọi là maggots hay grubs), ấu trùng sẽ ăn các mô bị hoải tử hoặc mô còn sống, gây nên bệnh dòi. Chúng cũng có thể ăn hoặc đi vào các khoang cơ thể thông qua các lỗ mở ra.
 

Phát hiện, chẩn đoán

Bệnh dòi thường bị chẩn đoán nhầm tại Mỹ vì bệnh hiếm gặp và các triệu chứng không đặc hiệu. Bệnh dòi đường ruột và đường tiết niệu đặc biệt rất khó chẩn đoán.

Các gợi ý rằng bệnh dòi có thể liên quan đến tiền sử đi du lịch gần đây của bệnh nhân đến các vùng bệnh lưu hành, một hoặc nhiều vết thương không chưa lành trên da, ngứa, di chuyển dưới bề mặt da hoặc gây đau, tiết dịch hoặc mủ từ trung tâm vết đinh nhọt, hoặc có đinh nhọt trồi lên khỏi vết thương màu trắng.

Các test huyết thanh cũng được áp dụng chẩn đoán nếu có ấu trùng ruồi trên bệnh dòi ở mắt.
 

Thái độ xử trí và Điều trị

Liệu pháp ứng dụng này một nhiễm trùng thiết lập. Trong nhiều chu kỳ đáp ứng lần đầu với thể bệnh dòi ở da niêm tại lỗ mũi hình thành, thì phủ lên lỗ thở bằng thuốc mỡ dày. Thiếu oxy thì nó sẽ thúc đẩy ấu trùng ra ngoài bề mặt, ở đó nó có thể dễ dàng bị loại bỏ. Trong lĩnh vực lâm sàng hoặc thú y không thể có thời gian để tiếp cận thử như thế và lựa chọn điều trị có thể can thiệp trực tiếp có hoặc không có rạch phẩu tích.

Đầu tiên ấu trùng phải được loại bỏ thông qua áp lực quanh vết thương và có sử dụng forcep . Tiếp theo, vết thươngphải được làm sạch và chống nhiễm trùng. Sau đó cần phòng bệnh nếu không để tái nhiễm trùng lần nữa.

Các gia súc có thể được điều trị dự phòng với viên thuốc ivermectin to phóng thích thuốc chậm, điều này có thể bảo vệ lâu dài chống lại sự hình thành và phát triển của ấu trùng. Cừu cũng nên tắm theo công thức nước tắm cho động vật để cho ấu trùng ngấm với thuốc diệt côn trùng trước khi chúng phát triển thành vấn đề nghiêm trọng hơn.
 

Phòng chống

Phương pháp phòng chống trước hết là ngăn ngừa và nhằm mục đích tiêu diệt ruồi trưởng thành trước khi chúng gây bất kỳ một thương tổn nào, đây là biện pháp phòng chống vector. Biện pháp phòng chống thứ hai là điều trị một khi nhiễm trùng có mặt và cần quan tâm đến các nhiễm trùng trên người và cả động vật.

Phương pháp chính phòng chống đối với quần thể dòi trưởng thành do ruồi liên quan đến các chế phẩm diệt côn trùng trong môi trường, ở đó các gia súc đích được nuôi giữ. Các hợp chất organophosphorus hoặc organochlorine có thể sử dụng, thường dùng công thức dạng phun, xịt. Một biện pháp phòng bệnh thay thế là kỹ thuật côn trùng vô trùng (Sterile Insect Technique_SIT), ở đó một số lượng lớn con ruồi đực bị vô trùng nhân tạo, các ruồi đực cạnh tranh với các con đực hoang dại đối với con cái để giao phối và vì thế gây cho con cái đẻ ra một lượng trứng không thụ tinh mà không thể phát triển thành giai đoạn ấu trùng.

Một biện pháp phòng ngừa liên quan đến loại bỏ ruồi khỏi môi trường. một ví dụ khácđến phòng bệnh cho cừu là liên quan đến loại bỏ lông khỉ vùng quanh đuôi và giữa các chân sau vì đây chính là chỗ hay môi trường thích hợp của tác nhân. Một cahcs thực hành khác thường làm hơn là một số quốc gia sử dụng đối với con la là làm sạch môi trường trên da con la này làm thế nào ruồi không thể tấn công. Một số nhà hoạt động xã hội gồm PETA và một số nhà nỏi danh đã triển khai chiến dịch đối với các nông dân trong việc ngăn ngừa bệnh cho cừu và la.

Để phòng bệnh dòi ở người, nhu cầu cần cải thiện điều kiện vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân và tiêu diệt ruồi bằng thuốc diệt côn trùng. Các quần áo nên giặt sạch toàn bộ, ưu tiên nước nóng, khô để diệt ruồi và ủi. Nhiệt của bàn ủi sẽ giết trứng của các con ruồi gây bệnh dòi.

Tài lệu tham khảo

1.Otranto, Domenico (2001).The immunology of myiasis: parasite survival and host defense strategies.” Trends in Parasitology 17 (2001): 4.

2.John, David and Petri, William (2006). Markell and Voge’s Medical Parasitology: 9th Edition. Missouri: Saunders Elsevier, 2006. p. 328-334.

3.Ockenhouse, Christian, Samlaska, Curt et al., (1990). Cutaneous myiasis caused by the African tumbu fly. Archives of Dermatology 126 (1990):199-202.

4.Lagacé-Wiens, Philippe; Dookeran, Ravi et al., (2008). Human Ophthalmomyiasis Interna Caused by Hypoderma tarandi, Northern Canada. Emerging Infectious Diseases 14 (1): 64-6.

5.Wound myiasis in a patient with squamous cell carcinoma. Namazi MR, Fallahzadeh MK. ScientificWorldJournal. 2009 Nov 1;9:1192-3.

6.Screwworm flies as agents of wound myiasis. FAO.org. Retrieved 2013-11-05.

7.El-Azazy, O.M.E. 1989. Wound myiasis caused by Cochliomyia hominivorax in Libya. Vet. Rec., 124: 103

8.Not the Usual Suspects: Human Wound Myiasis by Phorids. T. E. Huntington, David W. Voigt, and L. G. Higley. Journal of Medical Entomology Jan 2008 : Vol. 45, Issue 1, pg(s) 157-159.

9.Cleveland Clinic (2010). Current Clinical Medicine: Expert Consult - o­nline. Elsevier Health Sciences. pp. 1396. ISBN 978-1-4377-3571-0.

10.Hill, Dennis S. (1997). The economic importance of insects. Springer. p. 102. ISBN 0412498006.

11.Adisa, Charles and Mbanaso, Augustus. Furuncular myiasis of the breast caused by the larvae of the Tumbu fly (Cordylobia anthropophaga). BMC Surgery 4 (2004): 5.

12.Janovy, John; Schmidt, Gerald D.; Roberts, Larry S. (1996). Gerald D. Schmidt & Larry S. Roberts' Foundations of parasitology. Dubuque, Iowa: Wm. C. Brown. ISBN 0-697-26071-2.

13.Zumpt, Fritz Konrad Ernst; Myiasis in man and animals in the old world. Butterworth 1965

14.Standard Operating Procedures - sheep Mulesing. Teacher's notes. New South Wales Department of Primary Industries. March 8, 2004. Retrieved 2007-01-09.

15.Introduction to myiasis | Natural History Museum. Nhm.ac.uk. Retrieved 2013-11-05.

16.Sherman, RA, Hall, MJR, and Thomas, S. “Medicinal Maggots: An ancient remedy for some contemporary afflictions.” Annual Review of Entomology 45 (2000): 55-81.

17.Greer, Kathleen (2005). Age-old therapy gets new approval.” Advances in Skin & Wound Care. February 2005.

18.Rubin, Rita (2004). Maggots and leeches: Good medicine. Usatoday.Com. Retrieved 2013-11-05.

19.Insurance may soon cover maggot therapy - Health - Health care | NBC News". MSNBC. 2008-11-19. Retrieved 2013-11-05.

20.Baer, William. “The treatment of chronic osteomyelitis with the maggot (larva of the blow fly).” Journal of Bone and Joint Surgery 13 (1931): 438-475. 

Ngày 31/08/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích