Giao phối với côn trùng khác loài có thể cắt giảm các quần thể muỗi gây sốt vàng
Ngày 27/8/2015. University of Florida Institute of Food and Agricultural Sciences. Giao phối với côn trùng khác loài có thể cắt giảm các quần thể muỗi gây sốt vàng (Mating with the wrong insect may cut yellow fever mosquito populations). Theo các nhà khoa học UF/IFAS,muỗi hổ châu Á có thể làm giảm số lượng muỗi gây sốt vàng khi các muỗi cái chọn muỗi đực khác loài để giao phối, cả hai loài côn trùng này đều truyền bệnh chikungunya và sốt xuất huyết là những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới.
Trong một nghiên cứu được công bố trong tháng này trên Tạp chíInfection, Genetics and Evolution nhà nghiên cứu tiến sĩ Irka Bargielowski đã dẫn đầu một nhóm các nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu thực địa tại Houston, Texas; Caracas, Venezuela; Franceville, Gabon và Singapore, Malaysia.Họ đã nghiên cứu việc giao phối giữa các con muỗi hổ châu Á và muỗi gây sốt vàng và thấy rằng có các cơ chế tránh trong rừng được phát triển ở muỗi gây sốt vàng, Bargielowski cho biết phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học dự đoán những thay đổi số lượng của hai quần thể muỗi.Trong nghiên cứu này, khoảng 1-3% muỗi giao phối trong tự nhiên, Bargielowski, người làm việc tại Phòng thí nghiệm côn trùng học y khoa Floria ở UF/IFAS Florida tại Vero Beach nói: "Tuy nhiên, các dự đoán mô hình cho thấy tỷ lệ mà chúng tôi phát hiện trong thực địa có khả năng đủ cao để làm thay đổi sinh thái, chẳng hạn như làm giảm các quần thể". Bargielowski cho rằngmặc dù hai loài này giao phối nhưng chúng không thể sinh sản,trong thực tế việc giao phối của chúng làm cho các muỗi cái gây sốt vàng mất khả năng sinh sảncó nghĩa là muỗi hổ châu Á đang đuổi muỗi gây sốt vàng khỏi hệ sinh thái chung nhưng một con muỗi hổ châu Á cái mà giao phối với một con muỗi đực gây sốt vàng có thể giao phối với muỗi hổ đực châu Á và dẫn đến mất khả năng sinh sảnbởi vì các protein được truyền từ muỗi đực gây sốt vàng không kích hoạt sự từ chối của muỗi cái. Mặt khác, một con muỗi cái gây sốt vàng giao được giao phối bởi một con muỗi hổ đực châu Á không thể tái giao phối và không có con. Những mô hình giao phối này có ý nghĩa gì? Bargielowski gọi nó là một mối quan hệ "đối xứng" (asymmetrical), có thể dẫn đến sự suy giảm các quần thể muỗi xảy ra khi muỗi cái mất khả năng tái giao phối, bởi sự giao phối với muỗi đực khác loài. Mặt khác, khi muỗi sốt vàng tiến hóa để tránh loại giao phối này chúng có thể cùng tồn tại với muỗi hổ châu Á và khu vực phục hồi lại từ những nơi mà quần thể của chúng đang giảm dần, bà nói: "Chúng tôi thấy rằng việc giao phối giữa các loài khác nhau xảy ra ở tất cả các nơi được lấy mẫu ở các mức độ đủ cao để được coi là một động lực có thể xảy ra theo chức năng quần thể của hai loài". Trong hầu hết các trường hợp, điều này có nghĩa là quần thểmuỗi gây sốt vàng sẽ giảm xuống, và muỗi hổ châu Á sẽ tăng lên. "Tuy nhiên, kết quả của sự tương tác loài này có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, do đó các chức năng này có thể thay đổi", Bargielowski cho biết, nếu các rào cản giao phối mạnh mẽ được thiết lập thì muỗi gây sốt vàng có thể tái định cư trên các vùng mà từ đó chúng bị thay đổi chổ ở do muỗi hổ châu Á gây ra.
|