Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 9 3 6 1
Số người đang truy cập
5 8 6
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Thông tin cập nhật về bệnh dại trên thế giới

Cập nhật tháng 9/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Fact Sheet N°99. Thông tin cập nhật về bệnh dại trên thế giới (Rabies).Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus hầu hết gây tử vong sau khi khởi phát triệu chứng lâm sàng,trong hơn 99% các trường hợp ở người virus bệnh dại được truyền bởi những con chó nhà. Bệnh dại ảnh hưởng đến vật nuôi và hoang dã, thường lây lan sang người qua vết cắn, vết trầy xước hoặc qua nước bọt.

Bệnh dại có tất cả các châu lục, trừ châu Nam Cực nhưng hơn 95% các trường hợp tử vong xảy ra ở châu Á và châu Phi.Bệnh dại là một bệnh bị lãng quên của người nghèo và các quần thể dễ bị tổn thương mà cái chết của họ hiếm khi được báo cáo và nơi mà các loại vaccine và globulin miễn dịch không có sẵn hoặc có thể tiếp cận. Bệnh chủ yếu xảy ra ở các vùng nông thôn xa xôi, nơi mà trẻ em trong độ tuổi từ 5-14 là nạn nhân thường xuyên nhất. Chi phí trung bình điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại (post-exposure prophylaxis_PEP) có thể là chi phí đầy thảm họa đối với người nghèo, vì một liệu trình của PEP có thể có giá tới 40 đô la ở châu Phi và 49 đô la ở châu Á là những nơi có thu nhập trung bình hàng ngày là khoảng 1-2 đô la cho mỗi người.
 

Phòng ngừa (Prevention)

Loại trừ bệnh dại ở chó (Eliminating rabies in dogs)

Bệnh dại là một bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine, chủng ngừa cho chó là chiến lược chi phí hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh dại ở người, tiêm chủng cho chó sẽ làm giảm không chỉ các trường hợp tử vong do bệnh dại mà cũng cần cho PEP là một phần của chăm sóc bệnh nhân do chó cắn.

Chủng ngừa dự phòng ở người (Preventive immunization in people)

Các loại vaccine an toàn và hiệu quả tương tự có thể được sử dụng cho chủng ngừa trước phơi nhiễmđược khuyến khích cho du khách dành nhiều thời gian ngoài trời, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, tham gia vào các hoạt động như đi xe đạp, cắm trại, đi bộ đường dài cũng như khách du lịch dài hạn và người nước ngoài sống ở khu vực nhiều nguy cơ bị phơi nhiễm.Chủng ngừa trước phơi nhiễm cũng được khuyến cáo cho người làm những nghề có nguy cơ cao như nhân viên phòng thí nghiệm nhằm đối phó với vi rút bệnh dại sống và các virus khác có liên quan đến bệnh dại (lyssaviruses) và những người tham gia vào bất kỳ hoạt động nào có thể mang lại cho họ một cách chuyên nghiệp hoặc tiếp xúc trực tiếp với những con dơi, loài ăn thịt và các loài thú khác trong các khu vực bị ảnh hưởng bệnh dại. Trẻ em được coi là có nguy cơ cao hơn vì có xu hướng chơi với động vật, có thể nhận được các vết cắn trầm trọng hơn hoặc có thể không báo cáo bị cắn, chích ngừa cho chúng có thể được xem xét nếu sống trong hoặc đi thăm các khu vực có nguy cơ cao.

Các triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán (Symptoms andDiagnosis)

Các triệu chứng (Symptoms)

Thời kỳ ủ bệnh đối với bệnh dại thường là 1-3 tháng nhưng có thể thay đổi từ dưới 1 tuần đến hơn1 năm, các triệu chứng ban đầu của bệnh dại là sốt và thường đau hoặc một sự bất thường hay ngứa ran mà không giải thích được, cảm giác đau nhói hay cảm giác nóng ran (dị cảm) tại vị trí vết thương. Khi virus lây lan qua hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến một tình trạng viêm tiến triển, nguy hiểm của não và tủy sống phát triển. Bệnh dại có hai thể bệnh: Thể bệnh dại giận dữ có các dấu hiệu của tăng động, hành vi kích động, sợ nước và đôi khi sợ ánh sáng, sau một vài ngày, tử vong xảy ra do ngừng tim phổi; Thể bệnh dại gây liệt chiếm khoảng 30% tổng số ca bệnh ở người, là thể bệnh dại diễn ra ít kịch tính và thường kéo dài hơn thể giận dữ, các cơ bắp dần dần trở nên bị liệt, bắt đầu từ nơi bị các vết cắn hoặc cào xước, một tình trạng hôn mê phát triển một cách chậm chạp và cuối cùng tử vong xảy ra, thể liệt của bệnh dại thường bị chẩn đoán nhầm, góp phần vào việc báo cáo thấp số ca bệnh.

Chẩn đoán (Diagnosis)

Không có xét nghiệm có sẵn để chẩn đoán nhiễm bệnh dại ở người trước khi khởi phát bệnh cảnh lâm sàng và trừ khi có dấu hiệu đặc hiệu của bệnh dại như sợ nước hay sợ ánh sáng xuất hiện, việc chẩn đoán lâm sàng có thể khó khăn. Bệnh dại ở người có thể được xác nhận intra-vitam và khám nghiệm tử thi bằng các kỹ thuật chẩn đoán khác nhau nhằm phát hiện toàn bộ virus, kháng nguyên của virus hoặc axit nucleic trong các mô bị nhiễm bệnh (não, da, nước tiểu hoặc nước bọt).

Sự lan truyền (Transmission)

Mọi người thường bị nhiễm bệnh sau một vết cắn sâu hoặc cào xước của một con vật bị nhiễm bệnh, chó là vật chủ chính và vật chủ trung gian của bệnh dại là nguyên nhân tử vong vì bệnh dại ở người tại châu Á và châu Phi. Dơi là nguồn gốc của hầu hết các trường hợp tử vong vì bệnh dại ở người tại châu Mỹ, bệnh dại ở dơi gần đây cũng đã nổi lên như là một mối đe dọa sức khỏe công cộng tại Australia và Tây Âu. Trường hợp tử vong ở người sau khi tiếp xúc với những con cáo, gấu trúc, chồn hôi, chó rừng, cầy mangut và các loài động vật ăn thịt hoang dã khác là rất hiếm. Sự lan truyền cũng có thể xảy ra khi nhiễm các vật liệu nhiễm trùng thường là nước bọt do tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc của con người hoặc các vết thương trên da tươi, sự lây truyền giữa người với người bằng cách cắn là có thể về mặt lý thuyết nhưng chưa bao giờ được xác nhận. Hiếm khi, bệnh dại có thể bị nhiễm được khi hít các hạt không khí chứa virus hoặc thông qua ghép một cơ quan bị nhiễm bệnh, nuốt phải thịt sống hoặc các mô khác từ các động vật mắc bệnh dại không phải là một nguồn lây nhiễm của con người.

Điều trị (Treatment)

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post-exposure prophylaxis_PEP)

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) nghĩa là việc điều trị của một nạn nhân bị cắn được bắt đầu ngay lập tức sau khi phơi nhiễm với bệnh dại để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh dại bao gồm xử lý vết thương tại chỗ, bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm; một liệu trình vaccine dại mạnh và hiệu quả đáp ứng tiêu chuẩn của WHO và sử dụng globulin miễn dịch dạị nếu có chỉ định. Xử lý hiệu quả ngay sau khi phơi nhiễm với bệnh dại có thể ngăn ngừa các triệu chứng và tử vong.

Xử lý vết thương tại chỗ (Local treatment of the wound)

Điều này liên quan đến việc cứu vết thương bao gồm xả và rửa vết thương ngay lập tức và kỹ lưỡng tối thiểu là 15 phút với nước và xà phòng, chất tẩy rửa, povidone iodine hoặc các chất khác có tác dụng diệt vi rút bệnh dại.

Khuyến nghị về PEP(Recommended PEP)

Tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của tiếp xúc với động vật nghi mắc bệnh dại, việc sử dụng PEP được khuyến cáo theo bảng sau:

Bảng các loại tiếp xúc khuyến nghị điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)

Loại tiếp xúc với động vật bị tình nghi dại

Các biện pháp dự phòng sau phơi nhiễm

Loại I -Chạm vào hay cho động vật ăn, liếm vào da còn nguyên vẹn.

Không xử lý

 

Loại II -Vết cắn nhỏ ở da không được che đậy, vết trầy xước nhỏ hoặc trầy da không gây chảy máu.

Chủng ngừa ngay lập tức và xử lý vết thương tại chỗ

Loại III -Các vết cào xước hay vết cắn qua da một hoặc nhiều, liếm trên da bị rách ; ô nhiễm của màng nhầy với nước bọt do liếm, tiếp xúc với những con dơi.

Tiêm chủng ngay lập tức, sử dụng globulin miễn dịch, xử lý vết thương tại chỗ.

Tất cả các phơi nhiễm loại II và loại III được đánh giá là mang một nguy cơ phát triển bệnh dại cần PEP, nguy cơ này sẽ tăng lên nếu động vật có vú cắn là một loài vector hay là một ổ chứa bệnh dại được biết rõ; con vật trông giống như bị ốm hoặc biểu hiện có một hành vi bất thường; một vết thương hoặc niêm mạc bị ô nhiễm bởi nước bọt của động vật; vết cắn là vô cớ và động vật chưa được tiêm phòng. Ở các nước đang phát triển, tình trạng tiêm chủng cho động vật bị nghi ngờ chỉ riêng nó không nên được xem xét khi quyết định liệu có nên khởi xướng điều trị dự phòng hay không. WHO tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh dại ở người thông qua việc loại trừ bệnh dại ở chó cũng như sử dụng rộng rãi của việc tiêm trong da với PEP nhằm làm giảm khối lượng và do đó chi phí của vaccine tế bào nuôi cấy từ 60% đến 80%.

Đáp ứng của WHO(WHO response)

WHO phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Lương Nông quốc tế (FAO), Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Liên minh toàn cầu về phòng chống bệnh dại đang nâng cao nhận thức và cam kết để vượt qua căn bệnh do động vật tồn tại dai dẳng trong các quốc gia lưu hành bệnh dạị. Những bước tiến lớn đã được thực hiện ở Philippines, Nam Phi và Tanzania, nơi một dự án đang được tiến hành như một phần của một dự án của Quỹ Bill & Melinda Gates dẫn đầu bởi WHO. Điều quan trọng là hướng tới việc duy trì và mở rộng các chương trình bệnh dại làm cho các quốc gia và các lãnh thổ mới, căn bệnh này đã bắt đầu bị thu hẹp lại, chứng minh sự thành công và hiệu quả chi phí và đảm bảo sự tham gia của cộng đồng, các kho dự trữ về vaccine dại ở người và ở chó có tác dụng trên những nỗ lực loại trừ bệnh dại ở các nước. Bệnh dại được truyền bởi chó đã được loại trừ ở nhiều nước Mỹ Latinh, bao gồm Chile, Costa Rica, Panama, Uruguay, phần lớn ở Argentina, các tiểu bang São Paulo và Rio de Janeiro ở Brazil, và nhiều vùng rộng lớn của Mexico và Peru. Nhiều nước trong Khu vực Đông Nam Á của WHO đã bắt tay vào cácchiến dịch loại trừ phù hợp với mục tiêu loại trừ của khu vực vào năm 2020. Bangladesh đã phát động một chương trình loại trừ vào năm 2010 và thông qua việc xử lý chó cắn, chích ngừa chó hàng loạt và gia tăng tính sẵn có của vaccine miễn phí nên tử vong bệnh dại ở người giảm 50% trong giai đoạn 2010-2014.

 

Ngày 17/09/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích