Một loại Protein tạo ra từ ký sinh trùng sốt rét có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư
Các nhà khoa học tại trường Đại học Copenhagen đã tạo ra một loại Protein từ ký sinh trùng sốt rét có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, khám phá này tình cờ được phát hiện trong khi họ đang tìm kiếm một phương pháp điều trị bệnh sốt rét. Một phương pháp trị ung thư mới sử dụng tự một thành phần của ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) có thể tiêu diệt 9 trong 10 loại bệnh ung thư (Cancer breakthrough as scientists create malaria protein that could 'destroy nine in 10 cancers) vừa mới xuất hiện qua nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch và Canada đã tình cờ phát hiện đặc tính trị ung thư trong khi nghiên cứu phương pháp điều trị sốt rét cho phụ nữ mang thai. Nghiên cứu của họ tiết lộ rằng các protein lấy từ ký sinh trùng sốt rét có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Khám phá này dấy lên hy vọng điều trị y khoa thực sự đối với các căn bệnh này, các nhà nghiên cứu nói rằng họ hy vọng sẽ bắt đầu các thử nghiệm trên người trong 4 năm tới.
Họ đã phát hiện một loại carbohydrate mà ký sinh trùng sốt rét gắn vào nhau thai của phụ nữ, giống với phân tử carbohydrate được tìm thấy trong các tế vào ung thư. Chuyên gia về sốt rét, giáo sư Ali Salanti tại trường Đại học Copenhagen tiết lộ rằng phân tử carbohydrate mà ký sinh trùng sốt rét gắn vào nhau thai của phụ nữ giống với một phân tử carbohydrate được tìm thấy trong các tế bào ung thư. Tại phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của ông ấy đã tạo ra một phân tử protein mà ký sinh trùng sốt rét sử dụng để bám dính vào nhau thai, và họ đã thêm vào một độc tố. Sự kết hợp của phân tử protein sốt rét với độc tố này nhằm tìm ra các tế bào ung thư trước khi chúng bị các tế bào mang bệnh hấp thu. Độc tố này sau đó được phóng thích vào tế bào ung thư, khơi mào cho một quá trình giết các tế bào ung thư. Giáo sư Salanti cùng với chuyên gia nghiên cứu ung thư Mads Daugaard từ đại học Columbia đã quan sát được hiện tượng này trong quá trình nuôi cấy tế bào và trong chuột ung thư. Giáo sư Salanti nói rằng: ‘Nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã và đang tìm kiếm sự tương đồng giữa quá trình sinh trưởng của một nhau thai và của một khối u. Nhau thai là một cơ quan, trong một vài tháng, chỉ từ một vài tế bào sinh trưởng thành một cơ quan có khối lượng xấp xĩ 2 cân Anh, và nó cung cấp ô xy và dinh dưỡng cho thai nhi từ môi trường bên ngoài’. ‘Một cách tương tự như thế, các khối u cũng hoạt động giống như nhau thai và chúng lớn lên một cách mạnh mẽ trong một môi trường tương đối lạ lẫm.
Giáo sư Salanti và nhóm nghiên cứu của ông ấy đang thử nghiệm một loại vắc xin phòng chống bệnh sốt rét. Trong quá trình phát triển vắc xin mới này, ông ấy nhận thấy rằng loại carbohydrate trong nhau thai cũng có mặt trong các tế vào ung thư. Dựa trên khám phá này, giáo sư Salanti liên lạc ngay với sinh viên cũ của ông ấy, bây giờ là nhà nghiên cứu ung thư Dr Daugaard, ông là trưởng phòng thí nghiệm Bệnh học Phân tử tại Trung tâm nghiên cứu Ung thư tuyến Tiền liệt Vancover của đại học British Columbia. Khi làm việc cùng nhau, hai nhóm các nhà khoa học đã tạo ra các khám phá mà họ hy vọng sẽ cung cấp nền tảng để phát triển một thuốc trị ung thư mới. Giáo sự Salanti nói: ‘Chúng tôi đã xem xét chức năng của loại carbohydrate này’. ‘Chúng tôi kết hợp ký sinh trùng sốt rét với các tế bào ung thư và ký sinh trùng đã phản ứng lại các tế bào ung thư khi chúng cùng ở trong một nhau thai và gắn kết vào nhau’.
Hai nhóm các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hàng ngàn mẫu tế bào não bị bệnh bạch cầu, và kết quả nghiên cứu rất khả quan. Các phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng protein của ký sinh trùng sốt rét có thể gắn vào hơn 90% tế báo khối u ở người. · Ung thư hệ thống hạch (Non-Hodgkin’s lymphoma), khối u của chuột sau khi điều trị kích đã giảm kích thước còn một phần tư so với các khối u ở nhóm đối chứng. · Với ung thư tuyến tiền liệt, các khối u của 2 trong 6 chuột thí nghiệm đã biến mất trong vòng một tháng từ khi uống thuốc. · Đối với ung thư xương di căn, 5 trong 6 con chuột thí nghiệm vẫn sống sau gần 8 tuần, trong khi không có chuột nào sống sót trong nhóm đối chứng.
Trong nhau thai, nó giúp đảm bảo quá trình sinh trưởng nhanh. Thí nghiệm của chúng tôi cho thấy quá trình này giống với diến biến trong các khối u ung thư. Tiến sĩ Duagaard nói rằng: ‘Chúng tôi đã tách protein từ ký sinh trùng sốt rét, protein này gắn với carbohydrate và sau đó được thêm vào một độc tố’.‘Bằng thực hiện thử nghiệm trên chuột, chúng tôi đã có thể chứng minh rằng sự kết hợp giữa protein và độc tố có khả năng giết được các tế bào ung thư’. Tiến sĩ Thomas Mandel Clausen, một nghiên cứu sinh tham gia dự án này trong 2 năm vừa qua, cho biết thêm rằng: ‘Protein của ký sinh trùng sốt rét gắn với khối u mà không gắn với bất kỳ mô tế bào nào khác’.
Loài chuột được tiêm protein và độc tố cho tỷ lệ sống sót cao hơn nhiều so với chuột không được tiêm. Chúng tôi quan sát thấy rằng tiêm 3 liều có thể ngăn sự sinh trưởng khối u và thậm chí có thể làm nhỏ kích thước của chúng’. Thật trớ trêu là, điều bất lợi duy nhất của liệu pháp này là nó không có tác dụng đối với những phụ nữ mang thai. Giáo sư Salanti nói rằng: ‘Giải thích một cách dễ hiểu hơn, độc chất sẽ tin rằng nhau thai là một khối u và giết nó, chính xác hơn là nó sẽ tin rằng khối u là một nhau thai.’ Trong quá trình hợp tác với các nhà khoa học sau khám phá này, trường Đại học Copenhagen đã thành lập một công ty công nghệ sinh học có tên là VAR2pharmaceuticals để tiến hành các nghiên cứu phát triển trị bệnh tiếp theo.
| Một khi tộc đố được phóng thích vào các tế bào ung thư, nó sẽ khơi mào một quá trình phá hủy các tế bào ung thư. Khám phá của các nhà khoa học cho thấy quá trình tiêu diệt hơn 90% tế bào ung thư như các tế bào khối u bạch cầu não trong nghiên cứu này. |
Giáo sư Salanti, Tiến sĩ Daugaard và các nhóm nghiên cứu của họ đang thực hiện các nghiên cứu tiếp theo để áp dụng trên người. Giáo sư Salanti tiết lộ rằng: ‘Triển vọng thành công của thử nghiệm này sớm nhất là 4 năm’. Ông cho biết thêm: ‘Các trở ngại lớn nhất là liệu thử nghiệm này có hiệu quả trên người hay không, và cơ thể người có thể chịu được các liều điều trị mà không xảy ra các tác dụng phụ. ‘Nhưng chúng tôi rất lạc quan vì protein dường như là chỉ gắn với một loại carbohydrate chỉ có trong nhau thai và trong các khối u ung thư của người.’ Khám phá này được đăng trên tạp chí Cancer Cell.
|