Ngày Bại liệt thế giới: Cảm ơn đội ngũ nhân viên y tế vì sự tiến bộ
Ngày 24/10/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ngày Bại liệt Thế giới:Cảm ơn đội ngũ nhân viên y tế vì sự tiến bộ (World Polio Day: Thanking the health worker for the progress). Ngày Bại liệt thế giới ghi nhận dấu mốc quan trọng đã đạt được trong năm qua hướng tới một thế giới không còn bệnh bại liệt và quan trọng nhất là công nhận những đóng góp đáng kể của các nhân viên y tế, tình nguyện viên, các gia đình và đối tác.
WHO
WHO và các đối tác đánh dấu ngày này bằng cách tổ chức đánh dấu quá trình tiến bộ hướng tới loại trừ và lập kế hoạch những việc cần thiết phải làm để đạt thành tựu một thế giới không còn bệnh bại liệt. Những gì cần được thực hiện để đưa đến một thế giới không còn bệnh bại liệt? (What still needs to be done to make the world polio free?) UNICEF Một thế giới không còn bệnh bại liệt là trong tầm tay của chúng ta nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm(A polio-free world is within our grasp, but there is still much to be done). Trong suốt những năm qua sự tiến bộ quan trọng được thực hiện hướng tới loại trừ bệnh bại liệt,Ngày Bại liệt thế giới 24/10 là cơ hội đánh dấu xem chúng ta đã đi được bao xa và chuẩn bị cho năm tiếp theo thế nào. Tham gia vào Sáng kiến Loại trừ bệnh bại liệt toàn cầu (Global Polio Eradication Initiative_GPEI) chuẩn bị chấm dứt bệnh bại liệt với tất cả bằng cách đạt được những điều sau đây. Tiếp cận những đứa trẻ bị bỏ quên trong các chiến dịch tiêm vắc-xin trước đây sẽ giúp Afghanistan và Pakistan tiếp cận với thế giới hướng tới không còn bệnh bại liệt
Chấm dứt bệnh bại liệt tại những quốc gia vẫn còn bệnh lưu hành (Ending polio in the remaining endemic countries) Afghanistan và Pakistan là hai quốc gia có bệnh bại liệt lưu hành còn lại, có cơ hội đặc biệt giúp thế giới hoàn thành việc loại trừ bệnh bại liệt, để chấm dứt bệnh bại liệt cả hai quốc gia này phải có những nỗ lực phối hợp để ngăn chặn virus bằng cách tiếp cận những đứa trẻ bị bỏ sót tiêm vắc-xin bại liệt thì Afghanistan và Pakistan sẽ ngừng lan truyền virus này tại những nơi tiềm ẩn. Pakistan đã có được tiến bộ quan trọng hướng tới chấm dứt bệnh bại liệt trong năm nay, tuy nhiên còn nhiều trẻ em sống tại các khu vực có nguy cơ cao vẫn bị bỏ quên bởi những cán bộ tiêm vắc-xin và không được bảo vệ chống lại virus nên quốc gia này phải tiếp tục tham gia vào cộng đồng, đào tạo và bảo vệ các nhân viên y tế tuyến đầu và tiếp cận trẻ em bằng văc-xin để tiến triểu nhanh hơn sự tiến bộ của họ trong năm tới. Afghanistan đang thay đổi chương trình của mình để tiếp cận những đứa trẻ bằng văc-xin, vùng đất rộng lớn của quốc gia này không có bệnh bại liệt nhưng thành tựu này rất mong manh, Chương trình ở Afghanistan đang làm việc chăm chỉ để đàm phán tiếp cận với trẻ em ở trên khắp đất nước bởi vì bất cứ nơi nào trẻ em không được bảo vệ, chúng sẽ dễ bị nhiễm virus. Cả hai quốc gia Afghanistan và Pakistan xây dựng Kế hoạch hành động khẩn cấp quốc gia (National Emergency Action Plans), làm việc thông qua phương pháp tiếp cận hoạt động khẩn cấp và điều này sẽ rất quan trọng trong việc đảm bảo khi mùa cao điểm chấm dứt, những đứa trẻ dễ bị mắc bệnh được bảo vệ chống lại bệnh bại liệt, sự giám sát cần được tăng cường và việc đối phó nên được phối hợp tốt hơn. WHO đã bỏ Nigeria ra khỏi danh sách các quốc gia có bệnh bại liệt lưu hành sau một năm không có ca bệnh nhiễm virus bại liệt nào
Duy trì thành tựu tại Nigeria và khắp châu Phi (Maintaining momentum in Nigeria and across the African continent) Vào tháng 9/2015, WHO đã bỏ Nigeria ra khỏi danh sách các quốc gia có bệnh bại liệt lưu hành sau một năm không có ca bệnh nhiễm virus bại liệt nào, ngay sau đó một năm không có ca bệnh bại liệt nào được báo cáo trên toàn bộ châu Phi. Đây là một tin tốt nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để đưa sự tiến bộ mong manh này vào những thành tựu cụ thể. Tiêm văc-xin mỗi đứa trẻ, cải thiện sự giám sát, tăng cường hệ thống miễn dịch thường xuyên và duy trì các cam kết của chính phủ và cộng đồng là những điều quan trọng giúp châu Phi không còn bệnh bại liệt. Chấm dứt các vụ dịch của tất cả các loại bệnh bại liệt (Ending outbreaks of all types of poliovirus) Dịch bệnh bại liệt hoang dã đã xảy ra tại Trung Đông, Trung Phi và Sừng châu Phi (Horn of Africa) torng năm 2013 dường như đã chấm dứt nhưng nhiều việc cần phải thực hiện để chắc chắn rằng virus này thực sự đã biến mất khỏi các quốc gia này và ngăn ngừa nó quay trở lại. Vẫn còn mối nguy cơ nghiêm trọng đó là một số trẻ em không được tiếp cận thường xuyên với đội ngũ tiêm vắc-xin phòng ngừa trong khu vực dễ bị lây nhiễm, hệ thống y tế yếu kém hay sự di cư của người dân. Đó là lý do tại sao GPEI tiếp tục làm việc về tăng cường cung cấp các dịch vụ tiêm phòng, bổ sung việc tiêm phòng bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào có thể qua các chiến dịch, sử dụng hầu hết các biện pháp mạnh nhất để ngăn chặn bùng nổ dịch bệnh bại liệt-văc-xin bài liệt đường uống và rất cẩn thận trong việc tìm kiếm và tiêm vắc-xin cho trẻ em bị bỏ quên tiêm chủng vì bất cứ lý do nào. Các chiến lược tương tự như vậy mà được sử dụng để chấm dứt bệnh bại liệt hoang dã được dùng để đối phó với bùng nổ chiết xuất từ virus bại liệt. Một vài vụ bùng nổ cVDPV trong năm 2014 và 2015 chứng minh tầm quan trọng của việc tăng độ bao phủ của tiêm phòng và cải thiện sự giám sát. Trong rất ít trường hợp khi các nồng độ của văc-xin thấp, virus yếu trong văc-xin bại liệt đường uống có thể lưu hành giữa những người không được bảo vệ và qua thời gian có thể biến đổi thành một chủng có thể gây ra chứng liệt. Hiện nay, 156 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng trivalent OPV (tOPV) để tiêm phòng cho trẻ em chống lại bệnh bại liệt trong các chương trình tiêm chủng thường xuyên của họ. Văc-xin này bảo vệ chống lại tất cả 3 chủng virus bại liệt (1, 2 và 3). Chủng 2 yếu đi của virus bại liệt trong tOPV không còn cần thiết để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bại liệt ohang dã bởi vì nó đã được tuyên bố loại trừ nhưng thành phần chủng 2 của OPV gây ra hơn 90% các ca cVDPV. Để bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ rất hiếm xảy ra của CVDPV, OPV sẽ được loại bỏ trong vài năm tới. Bước đầu tiên là để thay thế tOPV bằng bivalent OPV (bOPV), loại không chứa thành phần chủng 2. Một trường hợp lưu hành vi rút bại liệt type 2 có tên viết tắt là cVDPV2
Cải thiện sự giám sát (Improving surveillance) Duy trì và cải thiện các hệ thống giám sát là rất quan trọng để đảm bảo rằng bất kỳ virus nào được phát hiện nhanh chóng vì vậy có thể đối phó một cách nhanh chóng và hiệu quả, các chương trình giám sát đặc biệt quan trọng trong những năm theo dõi ca bệnh bại liệt được phát hiện mới nhất để tự tin rằng sự lan truyền của virus bại liệt được chấm dứt, những ưu tiên hàng đầu cho năm 2015 và 2016 bao gồm đào tạo các nhân viên y tế địa phương và các thành viên có ảnh hưởng đến cộng đồng về giám sát AFP, thường xuyên kiểm tra chất lượng giám sát và mở rộng lấy mẫu phân và mẫu môi trường trong nhóm dân số có nguy cơ cao. WPRO trao chứng nhận không còn bệnh bại liệt cho quốc gia Ấn Độ
Chứng nhận và biện pháp ngăn chặn (Certification and containment) Một khi bệnh bại liệt được loại bỏ, các phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vắc-xin bại liệt hay cất trữ virus bại liệt phải giảm thiểu nguy cơ đưa virus bại liệt trở lại vào cộng đồng, trong những năm tới tất cả các quốc gia phải tiêu diệt virus bại liệt hoặc đặt vào nơi có các biện pháp ngăn chặn để đảm bảo rằng nguy cơ xuất hiện trở lại giảm đến mức tối thiểu.
Chuẩn bị cho những di sản của bệnh bại liệt (Preparing for the polio legacy) Các kiến thức, kỹ năng và cơ sở hạ tầng xây dựng trong 3 thập kỷ qua hoạt động nhằm chấm dứt bệnh bại liệt đang giúp chúng ta đạt được tiến bộ đáng kể trong chăm lo sức khỏe cho trẻ em không chỉ bằng cách giảm số lượng trẻ em bị mắc chức tê liệt do virus bại liệt hơn 99% mà còn giảm số lượng trẻ em chết vì các bệnh có thể ngăn ngừa được. Các nỗ lực nhằm chấm dứt bệnh bại liệt giúp huy động và đào tạo hàng triệu nhân viên y tế, lập bản đồ dịch bệnh và đưa ra các biện pháp can thiệp về y tế đến cộng đồng những người dân bị bỏ quên và củng cố khả năng của các quốc gia về giám sát các bệnh tật và đối phó nhanh chóng với dịch bệnh. Chương trình phải đảm bảo rằng tài sản được xây dựng bằng chương trình bệnh bại liệt tiếp tục giúp ích cho những đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh nhất trên thế giới sau khi căn bệnh này được loại trừ. Kế hoạch này sẽ không chỉ có lợi cho những đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh tại quốc gia gia này, nó sẽ giúp trẻ em các thế hệ tương lai khắp mọi nơi không mắc căn bệnh này, và giảm số lượng trẻ em tử vong vì những căn bệnh có thể ngăn ngừa được.
|