Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 5 5 2 5
Số người đang truy cập
4 1 5
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
WHO /Evelyn Hockstein
Làm thế nào để điều trị cho tất cả những người sống chung với HIV và giảm số ca nhiễm mới

Ngày 27/11/2015. Harare. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Khuyến cáo mới cho thấy làm thế nào để điều trị cho tất cả những người sống chung với HIV và giảm số ca nhiễm mới (New recommendations show how to treat all people living with HIV and decrease new infections). Theobáo cáo mới của WHO, thế giới sẵn sàng chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 với điều kiện có thể đẩy nhanh tốc độ tiến bộ đạt được trên toàn cầu trong vòng 15 năm qua

Đến năm 2015, Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) kêu gọi ngăn chặn và đẩy lùi sự lây lan của HIV trên toàn cầu cơ bản đã đạt được. Đến năm 2014, số người chết vì HIV đã giảm 42%-từ một đỉnh cao của hơn 2 triệu người vào năm 2004 xuống còn với một ước tính khoảng 1,2 triệu người. Theo báo cáo của WHO về “Đáp ứng trong lĩnh vực y tế toàn cầu với HIV giai đoạn 2000-2015” (Global Health Sector Response to HIV 2000-2015), từ năm 2000 ước tính có 7,8 triệu sinh mạng đã được cứu sống, có ít người bị nhiễm HIV và dự đoán một sự kết thúc đại dịch này vào năm 2030-một mục tiêu từng được coi là không thể đạt được bởi nhiều chuyên gia hiện nay mang tính thực tế. Việc mở rộng việc tiếp cận nhanh chóng tới liệu pháp điều trị kháng vi rút (ARV), một trong những thành tựu y tế công cộng lớn nhất trong thời gian gần đây đã làm cho thuốc điều trị sẵn có cho hơn 16 triệu người sống chung với HIV trên toàn cầu. Hiện nay, chỉ tính riêng ở khu vực châu Phi có hơn 11 triệu người đang nhận được thuốc điều trị HIV so với khoảng 11.000 người được dùng các loại thuốc này cách đây 15 năm là một sự gia tăng gấp một nghìn lần. Tuy nhiên, nhiều việc hơn cần được thực hiện, trên toàn cầu 60% của tất cả những người sống chung với HIV chưa nằm trong danh sách điều trị ARV. "Trong 15 năm qua, số ca nhiễm HIV mới đã giảm 41% trong khu vực châu Phi, nhiều hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới", Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc khu vực châu Phi của WHO cho biết: "Nhưng số lượng người nhiễm HIV vẫn còn quá cao và phụ nữ trẻ và trẻ em gái vị thành niên tiếp tục có nguy cơ một cách không cân đối".

Điều trị cho tất cả những người sống chung với HIV (Treatment for all people living with HIV)

Những phát hiện gần đây từ các thử nghiệm lâm sàng đã xác nhận rằng việc sử dụng sớm và mở rộng điều trị bằng ARV cứu nhiều mạng sống bằng cách làm cho người sống chung với HIV khỏe mạnh hơn và làm giảm nguy cơ mà họ sẽ truyền virus cho các đối tác. Vào tháng 9/2015, việc xác nhận đó đã dẫn WHO khuyến nghị rằng tất cả những người sống chung với HIV bắt đầu điều trị ART càng sớm càng tốt sau khi được chẩn đoán. Tại ICASA, WHO đang giới thiệu một loạt các khuyến nghị nhằm giúp các nước mở rộng điều trị cho tất cả một cách nhanh chóng và hiệu quả bao gồm sử dụng các chiến lược xét nghiệm sáng tạo để giúp nhiều người biết họ có HIV dương tính; đưa các dịch vụ xét nghiệm và điều trị đến gần nơi người dân sinh sống; bắt đầu điều trị nhanh hơn ở những người nhiễm HIV đang ở giai đoạn tiến triển khi họ được chẩn đoán và giảm tần suất số lần đến phòng khám được khuyến nghị cho những người đang ổn định với ART. Các hướng dẫn thực hiện mới của WHO cho thấy làm thế nào để điều trị cho tất cả những người sống chung với HIV và giảm số ca lây nhiễm mới đang thay đổi", Tiến sĩ Deborah Birx, Điều phối viên Toàn cầu về AIDS của Mỹ cho biết: "Sớm có một thuốc điều trị hay vaccine HIV mang lại những công cụ quan trọng mà chúng ta cần để tạo ra một thế hệ không có AIDS bởi Chiến lược theo dõi nhanh chóng, chúng ta phải nắm bắt thời điểm này và lập ra một tiến trình mạnh mẽ để cùng nhau để chấm dứt dịch bệnh AIDS như là một mối đe dọa sức khỏe công cộng".

Nâng cao công tác phòng chống HIV (Improving HIV prevention)

Các loại thuốc tương tự mà giúp mọi người sống chung với HIV vẫn khỏe mạnh cũng ngăn chặn những người có nguy cơ đáng kể bị nhiễm HIV không bị lây nhiễm, dự phòng trước phơi nhiễm hoặc PrEP là sử dụng một loại thuốc kháng virus để ngăn chặn việc mắc phải HIV của những người không bị nhiễm bệnh. Trong một cuộc tìm kiếm nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống, hiện nay WHO khuyến cáo PrEP được cung cấp cho tất cả mọi người có nguy cơ nhiễm HIV đáng kể. Các công cụ phòng ngừa khác đã hình thành tiếp tục làm giảm số ca nhiễm HIV mới gồm bao cao su nam và bao cao su nữ, sự tham gia vào các chương trình thay đổi hành vi và các dịch vụ phòng ngừa khác cho các nhóm đối tượng chìa khóa như hơn 10 triệu nam giới ở châu Phi đã tình nguyện cắt bao quy đầu và điều này làm giảm nguy cơ mắc HIV tới 60%.

Kết thúc AIDS là một phần của chương trình nghị sự SDG (Ending AIDS as part of the SDG agenda)

Tại kỳ họp của Đại hội đồng UN vào tháng 9/2015, các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua chương trình nghị sự phát triển bền vững (SDGs) bao gồm mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030 bằng cách làm giảm số ca nhiễm mới thêm 75% vào năm 2020 và bằng cách đảm bảo rằng, trong 5 năm tới 90% số người sống với HIV đều biết mình bị nhiễm bệnh, 90% những người nhiễm sử dụng ART và 90% số người sử dụng ART không thể phát hiện được virus trong máu của họ (mục tiêu '"90-90-90" của UNAIDS). Nhấn mạnh sự gia tăng và mục tiêu của phòng chống hiệu quả cùng với gia tăng điều trị cũng là điều cần thiết để làm giảm số ca nhiễm mớivới mức 2 triệu người mỗi năm hiện nay tới mục tiêu của UN là dưới 500.000 vào năm 2020 và 200.000 vào 2030. Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi các hành động táo bạo, với ngành y tế của các quốc gia trên thế giới giữ một vai trò trung tâm. "Mặc dù có những tiến bộ đáng kể, thì vẫn còn một nửa số người sống chung với HIV trên toàn cầu không biết họ nhiễm virus và không nhận được sự điều trị mà có thể cứu mạng sống của mình và tránh lây nhiễm cho người khác", Tiến sĩ Winnie Mpanju-Shumbusho,Trợ lý Tổng Giám đốc của WHO về HIV/AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên cho biết: "Bây giờ chúng ta phải đẩy mạnh các nỗ lực để vươn tới một nửa số người bị bỏ lỡ xét nghiệm, điều trị và phòng ngừa các ca nhiễm mới hoặc sẽ bỏ lỡ cơ hội duy nhất để chấm dứt dịch bệnh AIDS trong vòng một thế hệ", bà cho biết thêm. Nỗ lực này là tại một thời điểm quan trọng với thành công trong tầm tay và sự bại có thể dẫn đến một sự hồi sinh của bệnh và chi phí về nó.

Ghi chú của ban biên tập (Note to the editor)

Hội nghị quốc tế về AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục ở châu Phi (International Conference o­n AIDS and Sexually Transmitted Infections in Africa -ICASA) là một hội nghị AIDS quốc tế lớn diễn ra ở châu Phi. Nước đăng cai hội nghị hai năm một lần thay đổi giữa các nước châu Phi nói tiếng Anh và tiếng Pháp.ICASA 2015 sẽ được tổ chức tại Zimbabwe từ ngày 29 tháng 11 đến ngày4/12/2015. ICASA 2015 dự kiến ​​sẽ triệu tập hơn 10.000 đại biểu đến từ gần 150 quốc gia, trong đó có 200 nhà báo. Thông tin chi tiết thêm xin vui lòng truy cập qua địa chỉ http://icasa2015zimbabwe.org/ 

Ngày 02/12/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích