Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 5 7 3 8
Số người đang truy cập
3 5 1
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Mô hình phòng chống dịch bệnh ngay từ y tế cơ sở gắn liền với cộng đồng
Mô hình phòng chống dịch bệnh dựa vào cộng đồng: yếu tố bền vững trong y tế

Theo chinhphu.vn, ngày 4/2/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 227/QĐ-TTg phê duyệt Dự án “Tăng cường phòng chống sốt rét dựa vào cộng đồng” tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao, nâng cao năng lực và tính bền vững của chương trình phòng chống sốt rét quốc gia giai đoạn 2016-2017” do Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và sốt rét (The Global Fund to Fight AIDS, Tuberculosis and Malaria) tài trợ.

Dự án sẽ triển khai thực hiện tại 31 tỉnh trọng điểm sốt rét trong cả nước với mục tiêu hỗ trợ duy trì làm giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do sốt rét và không để dịch sốt rét lớn xảy ra, phấn đấu đạt mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó các mục tiêu cụ thể bao gồm đảm bảo mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và hiệu quả tại các cơ sở y tế nhà nước; đảm bảo diện bao phủ các biện pháp phòng chống sốt rét thích hợp và hiệu quả cho dân có nguy cơ mắc sốt rét; tăng cường hệ thống giám sát dịch tễ và đảm bảo đủ khả năng phòng, chống dịch sốt rét; nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi phòng chống sốt rét của cộng đồng; quản lý và điều phối hiệu quả chương trình phòng chống và loại trừ sốt rét quốc gia. Nguồn kinh phí của dự án gồm vốn ODA không hoàn lại là 15.108.231 USD; trong đó 2.628.531,48 USD là số vốn kết dư của Dự án "Tăng cường phòng chống sốt rét dựa vào cộng đồng tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao, nâng cao năng lực và tính bền vững của chương trình phòng chống sốt rét quốc gia giai đoạn 2009-2015"; 12.479.699,52 USD do Quỹ Toàn cầu cấp bổ sung mới. Vốn đối ứng của dự án bằng tiền mặt gồm 26.238.907,000đ (VNĐ); trong đó 3.099.427.000đ được Bộ Y tế bố trí từ nguồn ngân sách của Bộ cho các đơn vị trực thuộc thực hiện dự án; 23.139.480.000 đồng được UBND các tỉnh tham gia thực hiện dự án bố trí từ nguồn ngân sách của địa phương; các đơn vị liên quan sẽ đóng góp bằng hiện vật thông qua việc sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị và mạng lưới cán bộ sẵn có để thực hiện dự án. Nguồn và cơ chế tài chính trong nước đối với vốn ODA cấp phát 100% từ ngân sách trung ương; vốn đối ứng bằng tiền mặt và hiện vật do cơ quan chủ quản dự án và các đơn vị tham gia tự bố trí theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Dự án được triển khai sẽ là cơ hội thuận lợi để Việt Nam thực hiện các mục tiêu phòng chống và loại trừ sốt rét tiến đến loại trừ sốt rét vào năm 2030 như đã cam kết với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và mạng lưới loại trừ sốt rét châu Á-Thái Bình Dương (The Asia Pacific Malaria Elimination Network _APMEN).


Chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng

Sự cần thiết phảidựa vào cộng đồng(Community Based)

“Dựa vào cộng đồng” là cơ sở trong phòng chống dịch bệnh

Tuy nhiên, tăng cường phòng chống sốt rét dựa vào cộng đồng (to strengthen community-based malaria control) không chỉ riêng gì với sốt rét. Trước đó, nhiều chương trình/dự án “dựa vào cộng đồng” đã được thực hiện để kiểm soát các bệnh dịch lây nhiễm như “can thiệp phòng chống bệnh lao dựa vào cộng đồng”, “phòng chống HIV dựa vào cộng đồng”, “Chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng” hoặc các bệnh không lây nhiễm (Noncommunicable diseases_NCDs) như “tầm soát huyết áp dựa vào cộng đồng”, “tầm soát bệnh đái tháo đường dựa vào cộng đồng”, “tầm soát ung thư dựa vào cộng đồng” hoặc chương trình chăm sóc sức khỏe chung như “chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng”, “chăm sóc sức khỏe và sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng”… Như vậy, phòng chống dịch bệnh dựa vào cộng đồng là hết sức cần thiết trong mọi giai đoạn và hầu như chương trình y tế ở các quốc gia đều phải dựa vào cộng đồng.


Cộng đồng là môi trường thuận lợi để dịch bệnh lây lan

Dịch bệnh dễ lây lan trong cộng đồng

Trong quá trình phát triển đến nay, cộng đồng thế giới đã tiến những bước dài trong các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội cũng như khoa học công nghệ nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó vấn đề nghèo đói đi đôi với dịch bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu. Đặc biệt sự phân hóa xã hội cộng đồng thành 3 nhóm nước: các nước phát triển (developed countries_DCs), các nước kém phát triển (less-developed countries_LDCs) và các nước đang phát triển (developing countries). Theo đó, nhóm nước kém phát triển (LDCs) xuất hiện những cộng đồng nghèo gắn với cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội yếu kém, đói nghèo đi đôi với dịch bệnh, nhận thức văn hóa xã hội và phòng chống dịch bệnh yếu kém thường bị suy dinh dưỡng và các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (SARS, cúm A, sốt xuất huyết, sốt rét, Ebola, Zika…). Nhóm nước phát triển (DCs) đã hình thành những cộng đồng dân cư có thu nhập cao, đời sống được bảo đảm bởi hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục hiện đại, được phát huy khả năng và được bảo vệ thông qua mạng lưới an sinh xã hội bền vững nhưng cũng không tránh khỏi dịch bệnh không lây nhiễm (NCDs) do quá trình công nghiệp hóa như béo phì, cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường…). Nhóm nước đang phát triển là tổng hòa của 2 hình thái xã hội cộng đồng nêu trên nên phải chịu gánh nặng của các loại dịch bệnh ở cả các nhóm nước phát triển và kém phát triển. Chính vì vậy, việc lựa chọn các chiến lược y tế phù hợp với sự phát triển cộng đồng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.


Cho đến nay đại dịch Ebola vẫn phủ bóng đen trên toàn thế giới

Trong các loại bệnh dịch nói chung thì dịch bệnh truyền nhiễm gây ra bởi mầm bệnh hay tác nhân gây bệnh là virut, vi khuẩn, vi nấm, các loại giun sán, ký sinh đơn bào có thể dễ dàng lây lan nhanh chóng ra cộng đồng. Nguồn lây của các bệnh truyền nhiễm có thể là người hoặc động vật nhiễm bệnh, môi trường: nước, đất, thức ăn, côn trùng trung gian như muỗi, ve, mò... Đường lây truyền là phương thức mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể người để gây bệnh, mỗi mầm bệnh có những cách riêng để lây lan từ người bệnh sang người lành, thậm chí lây bệnh bằng nhiều cách như lây qua đường hô hấp khi người chưa nhiễm bệnh hít phải các giọt dịch hô hấp từ người bệnh khi ho, hắt hơi (virut cúm, sởi, quai bị, một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, viêm màng não..);.lây qua đường tiêu hóa do nuốt phải các mầm bệnh gây bệnh trong thức ăn và nước uống (vi khuẩn tả, thương hàn, lỵ, các virut đường ruột như virut gây bệnh tay-chân-miệng, virut bại liệt...); lây qua vết đốt của côn trùng đóng vai trò trung gian truyền bệnh (sốt mò, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, giun chỉ bạch huyết, sốt vàng, Chikunga, Zika...); lây qua đường tình dục, tiêm chích hoặc truyền máu (HIV, giang mai, lậu, viêm gan B, C, Zika...); lây qua vết cắn của động vật (virut dại do chó mèo cắn: bệnh dịch hạch qua bọ chét ở chuột cắn...); lây truyền từ mẹ sang con như HIV, virut viêm gan B, xoắn khuẩn giang mai... Trong lịch sử dịch bệnh thế giới, nhiều đại dịch xảy ra làm hàng trăm triệu người mắc và hàng chục triệu người tử vong như dịch hạch, sốt rét, sốt xuất huyết, cúm gia cầm và gần đây nhất là đại dịch Ebola ở Tây Phi và dịch bệnh Zika ở châu Mỹ đã bao phủ nỗi kinh hoàng cho cộng đồng thế giới.


Chủ động phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng

Kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong phòng chống dịch bệnh

Cộng đồng là môi trường dễ lây lan bệnh dịch nhưng cũng được coi là cơ sở bền vững trong kiểm soát dịch bệnh, muốn ngăn chặn được dịch bệnh trước hết phải kiểm soát được dịch bệnh trong cộng đồng (vai trò của nhân viên y tế) và cộng đồng phải chủ động tham gia phòng chống dịch bệnh cũng như có ý thức tự bảo vệ không bị nhiễm bệnh (vai trò của cộng đồng). Điều này đòi hỏi hệ thống y tế công cộng phải quan tâm đến sức khỏe cộng đồng từ nhận thức của xã hội, tạo ra mục tiêu chung và đại diện cho cộng đồng; cùng với đó y tế công cộng liên quan đến tổng thể dân số như sức khoẻ cũng như nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ của họ. Mặc dù hiện nay vẫn có một sự khác biệt rất lớn giữa chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng giữa các nước đang phát triển và các nhóm nước còn lại, đặc biệt là nhóm nước đang phát triển, nhiều cơ sở hạ tầng y tế công cộng vẫn còn đang được trong giai đoạn xây dựng, không đủ nhân viên y tế được đào tạo tốt và nguồn kinh phí hạn hẹp trong chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cùng với với tình trạng đói nghèo đã khiến nhiều loại bệnh tật và tử vong hoành hành dữ dội. Do đó có thể nói kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong kiểm soát dịch bệnh là hết sức quan trọng trong nỗ lực ngăn ngừa bệnh tật ở tất cả các nhóm nước cùng với chiến lược phát triển y tế phù hợp tại mỗi quốc gia.


Và cộng đồng chủ động phòng chống dịch bệnh

Một số mô hình phòng chống dịch bệnh dựa vào cộng đồng

Trên thế giới

Chương trình phòng chống sốt rét dựa vào cộng đồng (The community-based malaria control programme) ở Tigray, Bắc Ethiopia được WHO phát hành năm 1999 nhằm làm nguồn tài liệu xem xét kinh nghiệm Tigray trong cách tiếp cận phòng chống sốt rét dựa vào cộng đồng từ năm 1992 đến 1998. Thông tin chi tiết của chương trình thiết lập và hoạt động được đưa ra, một đánh giá kết quả và tác động được trình bày. Các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả chương trình sẽ được thảo luận, trong đó điểm mạnh và điểm yếu được đánh giá trong bối cảnh tình trạng hiện tại của các dịch vụ sức khỏe nói chung.


Authors
: World Health Organization ;
Publication details;
Number of pages: 88;
Publication date: 1999;
Languages: English;
WHO reference number: WHO/CDS/RBM/99.12
Tài liệu của WHO vềChương trình phòng chống sốt rét dựa vào cộng đồng ở Ethiopia

Mô hình phòng chống sốt rét dựa vào cộng đồng ở Ấn Độ (Community-based malaria control in India) nhằm thực hiện Chương trình tiêu diệt sốt rét quốc gia (National Malaria Eradication Programme_NMEP) vào năm 1958, được thiết kế để ngăn chặn lan truyền sốt rét bằng biện pháp phun hóa chất diệt côn trùng còn sót lại kết hợp với phương pháp hóa trị và chống ấu trùng ở các khu vực đô thị (residual insecticide spraying coupled with chemotherapy and anti-larval methods in urban areas). hình chiến lược này đã đạt kết quả ngoạn mục, đến năm 1965 bệnh sốt rét đã giảm từ khoảng 75 triệu ca mắc với 800.000 trường hợp tử vong đến khoảng 100.000 trường hợp mỗi năm. Thật không may, trong giai đoạn duy trì tiếp theo (subsequent maintenance phase), nhiều ổ sốt rét bắt đầu xuất hiện trở lại (resurge) và đến năm 1976 NMEP báo cáo 6,4 triệu ký sinh trùng trường hợp dương tính.


Học sinh một trường trung học ở Ấn Độ xuống đường với những khẩu hiệu “Nói không với muỗi, nói không với sốt rét”

Mô hình y tế sốt rét thôn bản tại Campuchia (Village Malaria Worker_VMWs) là mô hình chống sốt rét dựa vào cộng đồng mà không cần có sự phục vụ của nhân viên y tế tuyến trên được triển khai từ năm 2011-2012 trong nỗ lực nhằm đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) bằng cách tăng đáng kể số lượng VMWs và mở rộng dịch vụ y tế của dự án bao gồm điều trị sốt, tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (ARI) ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nghiên cứu này minh chứng mô hình can thiệp của VMWs chất lượng dịch vụ, hoạt động và kiến ​​thức về phòng chống sốt rét, hiệu quả VMWs' và các dịch vụ y tế mới được bổ sung.


Y tế thôn bản (VMWs) ở Cambodia lấy máu xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét tại cộng đồng

Trong nước

Mô hình giám sát dịch dựa vào cộng đồng (Community Based Surveillance_CBS) như “ Dự án nâng cao năng lực phòng chống và kiểm soát cúm gia cầm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông” (AI Mekong Project) được triển khaiở Việt Nam (Cần Thơ và Hưng Yên) và Lào (Khamoune) bao gồm các hoạt động giám sát dịch cúm gia cầm, truyền thông thay đổi hành vi và huy động sự tham gia của cộng đồng, an toàn sinh học, nâng cao năng lực cho mạng lưới thú y; giám sát, quản lý và chuyển tuyến ca bệnh nghi cúm; chống nhiễm khuẩn. Mục tiêu CBS nhằm phát hiện, báo cáo sớm các sự kiện (event) nghi ngờ cúm gia cầm hoặc các sự hiện y tế công cộng đang quan tâm; đồng thời nâng cao khả năng ứng phó sớm với dịch bệnh và vấn đề y tế công cộng đang quan tâm (public health events), kết nối thông tin của hệ thống CBS với hệ thống giám sát dịch bệnh của ngành y tế và thú y qua đó nâng cao độ nhạy của hệ thống giám sát dịch hiện tại


Việt Nam đã kiểm soát rất tốt dịch cúm từ đàn gia cầm tại cộng đồng

Mô hình chủ động phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng theo chỉ đạo của Bộ Y tế (MOH) từ nhiều năm nay do Việt Nam có nhiều khó khăn trong kiểm soát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết trong đó kiện khí hậu và môi trường mang tính quyết định chi phối tình hình bệnh dịch sốt xuất huyết ở Việt Nam. Bệnh sốt xuất huyết phân bố khác nhau giữa các khu vực trong nước: miền Nam (70%), miền Trung-Tây Nguyên (25%), miền Bắc (5%). Các tỉnh miền Nam có chỉ số mắc và tử vong sốt xuất huyết cao nhất nước liên quan nhiều đến các yếu tố khí hậu nóng ẩm quanh năm và môi trường nhiều kênh rạch, các ổ nước đọng thuận lợi cho bọ gậy muỗi sốt xuất huyết phát triển, nên 19 trong số 20 tỉnh ở khu vực này loại A có mức độ lưu hành bệnh nặng và 1 tỉnh loại B, còn các tỉnh ở khu vực khác có mức độ lưu hành thấp hơn. Phòng chống véc tơ chủ động tại cộng đồng chưa đạt yêu cầu mong muốn, tổ chức chỉ đạo thực hiện mang tính hình thức, hiệu quả các chiến dịch diệt bọ gậy (lăng quăng) chưa cao, cộng đồng chưa tham gia tích cực loại bỏ các ổ bọ gậy tại hộ gia đình. Các dụng cụ chứa nước tỷ lệ có bọ gậy cao. Thông điệp truyền thông về bệnh sốt xuất huyết chưa thay đổi được nhận thức, thái độ và hành vi của người dân trong phòng chống bệnh. Chưa kiểm soát được bọ gậy (lăng quăng) ở các vật dụng chứa nước tại hộ gia đình, công trình đang xây dựng, kênh rạch nhiều rác thải. Biện pháp kiểm soát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại các vùng có dịch chủ yếu là phun hóa chất diệt muỗi Aedes theo hóa chất lựa chọn phù hợp với từng vùng, vệ sinh môi trường hợp lý, phòng chống véc tơ chủ động có hiệu quả nhằm loại bỏ ổ bọ gậy (lăng quăng) tại cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu bền vững Không có muỗi vằn, không có loăng quăng, không còn sốt xuất huyết”.


Thanh niên địa phương chủ động triệt phá các ổ bọ gậy phát sinh muỗi sốt xuất huyết

Mô hình giám sát kháng thuốc Artemisinine tại Việt Nam trong bối cảnh tỷ lệ mắc sốt rét trong nước liên tục giảm từ 2,8 ca xác định/1.000 dân (năm 1991) xuống 0,87 ca/1.000 dân (năm 2001) và chỉ còn 0,2 ca /1.000 dân (năm 2013); đặc biệt là năm 2013 có 6 ca tử vong do sốt rét so với 4.646 ca năm 1991, 91 ca năm 2001 và 14 ca năm 2011. WHO ước tính dân số Việt Nam năm 2013 là 89,9 triệu người với khoảng 14,4 triệu người sống ở những vùng có sốt rét lưu hành (16% dân số) nhưng hầu hết các ca bệnh sốt rét và các ca tử vong do sốt rét xảy ra ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên và Bình Phước. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét giai đoạn 2011-2020 và cam kết loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030. Tuy nhiên, tỷ lệ kháng artemisinin đang ngày càng tăng tại 4 quốc gia Tiểu vùng sông Mê Kông (Greater Mekong sub-region_GMS) bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Myanma và Campuchia nên các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét chủ yếu bao gồm chẩn đoán sớm bằng kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh (Rapid Diagnostic Test_RDT), điều trị đủ bằng các loại thuốc chữa sốt rét có hiệu quả, giám sát và theo dõi đánh giá, phân phát màn ngủ tẩm hóa chất có tác dụng tồn lưu dài lâu (long-lasting insecticidal treated nets_LLIN), phun tồn lưu hóa chất trong nhà (indoor residual spraying_IRS) và đào tạo. Với sự hỗ trợ của WHO, đầu năm 2011 kế hoạch quốc gia về ngăn chặn sốt rét kháng artemisinin (national containment plan for artemisinin resistance) đã được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc hướng dẫn của kế hoạch ngăn chặn kháng aretemisin toàn cầu (Global Plan for Artemisinin Resistance Containment_GPARC) nhưng cho tới nay kinh phí Chính phủ cấp cho kế hoạch này còn ở mức rất thấp. Để hạn chế mức độ lan tràn kháng thuốc này, Bộ Y tế đã cấm sử dụng phác đồ đơn trị liệu artesunate để điều trị sốt rét, cấm sản xuất thuốc sốt rét loại artesunate đường uống dưới dạng đơn trị liệu, một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của ký sinh trùng kháng thuốc. Với sự hỗ trợ của WHO, Việt Nam đang tiếp tục triển khai xây dựng kế hoạch quốc gia theo dõi và đánh giá (monitoring and evaluation_M&E) sốt rét; triển khai thực hiện chương trình ứng phó khẩn cấp với sốt rét kháng artemisinin (Emergency response to artemisinin resistance_ERAR) tại GMS; khung hành động khu vực (regional framework for action) giai đoạn 2013-2015; duy trì các địa bàn trọng điểm cho nghiên cứu hiệu quả điều trị để theo dõi tình hình kháng artemisinin; triển khai kỹ thuật và kinh phí cho việc triển khai thực hiện chiến lược ngăn chặn kháng artemisinin; theo dõi tình hình kháng hóa chất; xây dựng các đề cương xin hỗ trợ kinh phí và xây dựng chiến lược loại trừ ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum mà trong đósáng kiến khu vực về chống kháng artemisinin (Regional Artemisinin-Resistance Initiative_RAI) là một mô hình tiêu biểu về lĩnh vực kiểm soát kháng thuốc tại Việt Nam.


PGS.TS. Trần Thanh Dương-Viện trưởng Viện Sốt rét KST-CT Trung ương chỉ đạo triển khai dự án RAI tại Việt Nam

Từ những hiệu quả của mô hình phòng chống dịch bệnh dựa vào cộng đồng, Bộ Y tế đã phát động chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh” nhằm huy động các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội cũng như kêu gọi sự tích cực chủ động tham gia của từng cá nhân trong công tác phòng chống dịch bệnh, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân, đặc biệt trước tình hình dịch bệnh trên thế giới đang diễn biến phức tạp với nhiều bệnh dịch mới nổi và các dịch bệnh bùng phát trở lại trong những năm gần đây như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Ebola, MERS-CoV, Zika virus…

 

 

Ngày 02/03/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO, MOH, chinhphu.vn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích