|
Một nhân viên y tế người Afganistan cấp vắc-xin bại liệt cho một em nhỏ trong một chiến dịch tại một trại tị nạn ở vùng ngoại ô Jalalabad, tỉnh Nangarhar ngày 11/5/2015. Jessica Berman |
Vaccine bại liệt an toàn hơn được sử dụng sau giai đoạn thanh toán bệnh
Ngày 6/1/2016. VOA News-Vaccine bại liệt an toàn hơn được sử dụng sau giai đoạn thanh toán bệnh (Safer Polio Vaccines on Way for Use After Eradication). Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí PLOS Pathogens, các nhà khoa học Anh cho biết mục tiêu của việc loại trừ bại liệt toàn cầu đang ở trước mặt nhưng các quan chức y tế công cộng phải đảm bảo rằng vắc-xin được cấp sau thời điểm đó không thể gây ra một sự tái bùng phát của căn bệnh.
Các nhà nghiên cứu tại Anh đã khám phá ra một chủng an toàn sẽ có thể ngăn ngừa tái nhiễm bại liệt, các loại vắc-xin bại liệt được dự trữ để sử dụng trong tương lai có thể dự đoán được để ngăn chặn một dịch bệnh bại liệt một khi căn bệnh được loại trừ chính thức. Các chuyên gia tin rằng luôn luôn có khả năngvi-rút bị làm yếu, còn sống được sử dụng để làm các loại thuốc trong kho có thể bỏ trốn khỏi các nhà máy, đe dọa gây ra các ca bệnh bại liệt mới, đã có những trường hợp các chủng vi-rút đột biến sống sót trong ruột những người bị xâm nhập miễn dịch sau khi họ đã được tiêm chủng. Với sự thúc giục của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các nhà nghiên cứu người Anh đã phát triển các chủng thế hệ sau an toàn để từ đó tạo ra vắc-xin bại liệt, họ đã điều chỉnh RNA vi-rút để tạo ra các chủng đầu ra ổn định về mặt di truyền, các chủng này hiện đã được sử dụng trong các ca hiếm đã biến đổi thành các dạng nguy hiểm. Theo ông Philip Minor người đứng đầu Khoa Vi-rút học thuộc Viện quốc gia về tiêu chuẩn và kiểm soát sinh học (British National Institute for Biological Standards and Control Virology) Anh cho biết các loại vắc-xin tạo ra từ các chủng con cháu mới này sẽ không gây ra mối nguy hiểm y tế tại các cơ sở sản xuất, hay gây nguy hiểm nếu chúng đi vào môi trường và giúp phát triển các chủng mới này cho vắc-xin bại liệt. Vắc-xin ‘an toàn hơn’ ('Safer' vaccine) Minor cho biết: “Trong giai đoạn nước rút, có nhiều hơn vắc-xin bại liệt không cần thiết sử dụng sẽ được sử dụng vì đó là điều bạn cần làm để đảm bảo rằng… bạn không bỏ sót bất cứ điều gì, nếu bạn thích. … Vì vậy, nếu bạn làm vậy và bạn sử dụng một chủng an toàn hơn nhiều, tôi nghĩ rằng bạn an toàn hơn một chút so với việc nếu như bạn chấp nhận điều chúng tôi có vào thời điểm hiện tại”. Vắc-xin hiện được tạo ra từ vi-rút được làm yếu, còn sống, sẽ hiệu quả ngang bằng và an toàn hơn vắc-xin hiện tại. Ông cho biết thêm: “Sau khi bại liệt được tuyên bố bị loại trừ, tôi nghĩ vắc-xin bại liệt không cần thiết sử dụng sẽ tiếp tục được sử dụng vào một số thời điểm vì có khả năng rằng bạn đã sai, rằng bạn đã sơ suất, bạn có những người bị kém miễn dịch, bài tiết vắc-xin thường xuyên (chronically excreting) đâu đó ngoài kia. Tôi nghĩ rằng sẽ cầnphải tiến hành việc tiêm chủng phòng bại liệt cho đến khi bạn thực sự chắc rằng điều gì đã xảy ra”. Một nhóm chuyên gia WHO sẽ đưa ra quyết định cuối cùng những chủng mới nào của vắc-xin bại liệt không cần thiết sử dụng là an toàn để đưa vào làm các loại vắc-xin mới trong giai đoạn hậu bại liệt. 23,7 triệu trẻ em ở Indonesia sẽ được cấp Vắc-xin ngừa bại liệt (23.7 Million Indonesian Children to Get Polio Immunization) Một bé trai Indonesia được cung cấp vắc-xin ngừa bại liệt tại Jakarta, Indonesia, ngày 30/11/2005
Ngày 8/3/2016.VOA News. Sau khi được WHO tuyên bố không còn bệnh bại liệt vào năm 2014, Indonesia đang tiến hành Tuần lễ tiêm chủng bại liệt quốc gia (National Polio Immunization Week) bằng việc cam kết tiêm chủng cho hàng triệu trẻ em. Trong một cuộc họp báo tại Jakarta, Bộ trưởng Bộ Y tế Indonesia-Nila Moeloek đã thông báo kế hoạch tiêm chủng cho 23,7 triệu trẻ em từ sơ sinh cho tới 59 tháng tuổi để góp phần vào việc đưa thế giới đi gần hơn tới việc xóa sạch bệnh bại liệt tính đến năm 2020. Ông tuyên bố: “Trong năm 2014, Indonesia, cùng với các nước ASEAN khác đã được cấp chứng chỉ không còn bại liệt” và cam kết rằng vắc-xin sẽ chỉ chứa các thành phần sản xuất tại Indonesia “nhưng vì Afghanistan và Pakistan vẫn được xếp loại là các nước bệnh bại liệt lưu hành nên vẫn cần có cam kết toàn cầu bao gồm từ Indonesia để đi gần hơn đến một thế giới không có bại liệt”. Khi các sự kiện nhận thức tiêm chủng bại liệt đã được khởi xướng trên khắp Indonesia, bà Puan Maharani-Bộ trưởng điều phối phát triển văn hóa và con người (Coordinating Minister of Cultural and Human Development) cho biết hai tỉnh sẽ nhận được vắc-xin chậm hơn các tỉnh còn lại 1 tuần: “Hai tỉnh đang trì hoãn Tuần lễ tiêm chủng bại liệt quốc gia bao gồm Bali, vì thời điểm này đang là Nyepi-một ngày nghỉ tôn giáo, các tỉnh này sẽ tự khởi xướng các sự kiện của họ từ ngày 13 đến 22/3/2016”.\ Lễ phát động Tuần lễ tiêm chủng bại liệt quốc gia tại Solo, Trung tâm Java đã có sự góp mặt của đệ nhất phu nhân Iriana Jokowi. Theo tạp chí The Jakarta Post, Hội đồng Ulema của Indonesia đã phát hành một sắc lệnh 23 tháng 01 nhắc lại quan điểm của họ rằng tiêm chủng được cho phép trong đạo Hồi để cải thiện miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật, trong khi các thành phần của vắc-xin bắt nguồn từ các nguồn thích hợp với đạo Hồi mà Indonesia là quê hương của cộng đồng đạo Hồi lớn nhất thế giới.
|