Liều thấp hơn của vaccine sốt vàng da có thể được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp
Ngày 17/6/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Liều thấp hơn của vaccine sốt vàng da có thể được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp (Lower doses of yellow fever vaccine could be used in emergencies). Thuốc chủng ngừa bệnh sốt vàng da bằng một phần năm của liều thường xuyên có thể được sử dụng để kiểm soát một vụ dịch trong trường hợp tình trạng thiếu hụt vaccine .
Các chuyên gia đồng ý với đề nghị này tại một cuộc họp do WHO triệu tập nhằm xem xét tình trạng thiếu hụt vaccine sốt vàng da tiềm năng do dịch bệnh ở Angola và Congo DRC, nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO về tiêm chủng (SAGE)xem xét bằng chứng hiện có chứng tỏ việc sử dụng bằng 1% của một liều vaccine tiêu chuẩn vẫn cung cấp sự bảo vệ chống lại căn bệnh này ít nhất 12 tháng,thậm chí có thể lâu hơn. Liều chia nhỏ: một biện pháp ngắn hạn(Fractional dosing: a short term measure)Cách tiếp cận này được gọi là liều chia nhỏ đang được xem xét như một biện pháp ngắn hạn, trong bối cảnh của một tình trạng thiếu hụt vaccine tiềm năng để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp và không được đề nghị trong tiêm chủng thường xuyên bởi vì chưa có đủ dữ liệu để cho thấy rằng liều thấp hơn sẽ bảo vệ suốt đời khi được cung cấp bởi một sự chủng ngừa với một liều đầy đủ. "Dịch sốt vàng da ở Angola, Congo DRC và Uganda đang đặt nhu cầu chưa từng có về cung cấp vaccine cho các chiến dịch tiêm phòng khẩn cấp kiểm soát sự lây lan của căn bệnh này", Jon Abramson, Chủ tịch SAGE của WHO cho biết: "Hiện tại chúng tôi có đủ vaccine trong kho dự trữ toàn cầu để đối phó với sự bùng phát liên tục của dịch bệnh nhưng với sự lan rộng của bệnh ở Angola và khả năng kiểm soát ở thành phố Kinshasa tại Congo DRC, WHO và các đối tác đang nghiêm túc xem xét việc sử dụng các chiến lược phân liều này để ngăn ngừa sự lây truyền thông qua các chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn”. Tình trạng thiếu hụt vaccine trong các vụ dịch ở thành thị (Vaccine shortages in urban outbreaks) Theo yêu cầu của Ủy ban khẩn cấp (Emergency Committee) về bệnh sốt vàng da do Tổng giám đốc WHO triệu tập vào 19/5/2016, Ban thư ký của WHO đã khám phá các sự lựa chọn dựa trên chứng cứ hiện có, các cách tăng nguồn cung cấp vaccine trong trường hợp cấp bách. SAGE được yêu cầu xem xét các bằng chứng và sự lựa chọn do WHO trình bày, một đánh giá chính thức và các khuyến nghị của SAGE về sử dụng liều thấp hơn của vaccine sốt vàng da đang lên kế hoạch vào tháng 10/2016. Trong thời gian đó, SAGE thấy rằng các bằng chứng sẵn có là đủ để xác định rằng liều nhỏ của vaccine sốt vàng bằng một phần năm của liều chuẩn (0.1ml thay vì 0.5ml) có thể là một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho các chiến dịch tiêm phòng đại trà để kiểm soát các vụ dịch ở đô thị trong các tình huống thiếu vaccine cấp tính. Cần nghiên cứu thêm để tìm hiểu xem liệu liều nhỏ hơn sẽ có hiệu quả ở trẻ nhỏ hay không là đối tượng có thể có một đáp ứng miễn dịch yếu hơn đối với vaccine sốt vàng da, các vấn đề thực tế về sử dụng các liều giảm lại cần được điều tra thêm bao gồm việc thu thập nguồn cung cấp bơm kim tiêm phù hợp cần thiết. Điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế yêu cầu liều đầy đủ cho du khách (International Health Regulations require full dose for travellers) Sốt vàng da là bệnh được quy định tại Điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế (IHR) mà các nước có thể yêu cầu bằng chứng của việc tiêm phòng cho khách du lịch như một điều kiện nhập cảnh, IHR đã được sửa đổi vào năm 2014 chỉ ra rằng một liều duy nhất của vaccine là đủ gây khả năng miễn dịch suốt đời do đó kéo dài hiệu lực của giấy chứng nhận tiêm phòng tới suốt đời của người được chủng ngừa, tất cả các nước phải chấp hành sự sửa đổi mới này khi nó có hiệu lực vào ngày 11/7/2016. Một vaccine sốt vàng da được cho với một liều nhỏ hơn sẽ không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận bệnh sốt vàng da theo yêu cầu của IHR, du khách sẽ cần nhận được liều vaccine đầy đủ để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận bệnh sốt vàng da. Nguồn cung ứng toàn cầu (Global supply) WHO đã sơ tuyển vaccine sốt vàng da từ 4 nhà sản xuất vaccine khác nhau mà cùng nhau sản xuất ra một khối lượng hàng năm vào khoảng 80-90 triệu liều nghĩa là vaccine và thuốc đáp ứng tiêu chuẩn cao của WHO về chất lượng, an toàn và hiệu quả.Kho dự trữ toàn cầu (global stockpile) được tài trợ bởi Gavi, Liên minh Vaccine có 6 triệu liều sử dụng khẩn cấp mỗi năm và điều này đã bị cạn kiệt hai lần kể từ tháng 2 năm nay. Cho đến nay, WHO và các đối tác đã gửi khoảng 18 triệu liều vaccine cho Angola, Congo DRC và Uganda để sử dụng khẩn cấp nhằm khống chế các vụ dịch hiện tại. Ngoài việc sử dụng liều nhỏ hơn thì SAGE của WHO đang tìm cách ngăn chặn các vụ dịch sốt vàng da một cách dài hạn bằng cách tăng cường các chiến dịch tiêm phòng đại trà kết hợp với việc cải thiện việc tiêm chủng định kỳ cho trẻ em ở các nước có bệnh sốt vàng da. Chiến lược đáp ứng (response strategy) của WHO tới các vụ dịch đang xảy ra liên tục đòi hỏi phải làm việc phối hợp với các đối tác trong năm lĩnh vực: giám sát và đánh giá nguy cơ, tiêm phòng, xử lý ca bệnh, huy động xã hội và truyền thông nguy cơ; và phòng chống vector.
|