|
Các ca bại liệt mới xuất hiện đúng dịp kỷ niệm 2 năm từ khi ca bại liệt cuối cùng được báo cáo ở châu Phi |
Báo cáo có 2 trường hợp bại liệt hoang dã ở Nigeria
Ngày 11/8/2016 | GENEVA.Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Lần đầu từ tháng 7/2014, Chính phủ Nigeria báo cáo có 2 trường hợp bại liệt hoang dã (Government of Nigeria reports 2 wild polio cases, first since July 2014).Sau hơn 2 năm không có virus bại liệt hoang dã ở Nigeria thì hôm nay Chính phủ báo cáo có 2 trẻ em bị liệt bởi căn bệnh này tại bang Borno nằm ở phía Bắc.
Là ưu tiên trước mắt, Chính phủ Nigeria đang hợp tác với WHO và các đối tác khác của “Sáng kiến thanh toán bại liệt toàn cầu”(Global Polio Eradication Initiative) nhằm ứng phó khẩn cấp và ngăn ngừa nhiều trẻ em hơn bị bại liệt như tiến hành các chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn và tăng cường hệ thống giám sát nhằm giúp ngăn chặn virus sớm,những hoạt động này cũng đang được tăng cường tại các nước láng giềng."Chúng tôi vô cùng sửng sốt khi nghe tin 2 trẻ em Nigeria bị bệnh bại liệt, Chính phủ đã có những bước tiến đáng kể ngăn chặn căn bệnh này trong những năm gần đây,ưu tiên hàng đầu hiện nay là nhanh chóng tiêm chủng cho tất cả trẻ em trên toàn khu vực bị ảnh hưởng và đảm bảo không có trẻ em nào khác bị căn bệnh khủng khiếp này", TS. Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực châu Phi cho biết. Chuỗi trình tự gen của virus cho thấy các ca bệnh mới có mối liên kết chặt chẽ nhất với một chủng bại liệt hoang dã được phát hiện cuối cùng tại Borno vào năm 2011, sự lan truyền ở mức độ thấp của virus bại liệt là không bất ngờ, đặc biệt là ở các khu vực nơi gặp khó khăn để tiếp cận với trẻ em bằng vaccine. Các lổ hỏng trong giám sát khu vực vẫn tồn tại một số khu vực của Borno, cũng như trong khu vực các nước láng giềng. Tiến sát đến thanh toán bại liệt (On the brink of polio eradication)"Chúng tôi tin tưởng một đáp ứng nhanh chóng và hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Nigeria, có thể sớm đưa quốc gia này loại trừ bệnh bại liệt một lần và tất cả. Đây là một lời nhắc nhở quan trọng rằng thế giới không được phép tự mãn ngay cả khi đang tiến gần đến thanh toán bệnh bại liệt-chúng ta sẽ chỉ đạt được khi cả thế giới được chứng nhận không còn bại liệt", TS. Michel Zaffran, Giám đốc chương trình thanh toán bại liệt phát biểu tại trụ sở của WHO. Gần đây nhất là năm 2012, Nigeria chiếm hơn một nửa tất cả các ca bại liệt trên toàn thế giới nhưng quốc gia này đã có những bước tiến đáng kể, gần đây là đánh dấu 2 năm không có một trường hợp nào vào ngày 24/7/2016. Sự tiến bộ này là kết quả của một nỗ lực phối hợp của tất cả các cấp của chính phủ, xã hội dân sự, các nhà lãnh đạo tôn giáo và hàng chục ngàn nhân viên y tế. Các bước gần đây bao gồm gia tăng sự tham gia của cộng đồng và thành lập Trung tâm đáp ứng khẩn cấp ở cấp quốc gia và bang là những bước quan trọng nhằm làm tăng khả năng ứng phó của Nigeria tới các vụ dịch. 2 ca bại liệt ở Nigeria đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải ưu tiên tiêm chủng cho trẻ em ở các vùng khó tiếp cận như khu vực hồ Chad trải dài qua nhiều nước và thường bị ảnh hưởng bởi xung đột và sự di biến động dân lớn. Để vươn tới những trẻ em này cần tiêm chủng cho các quần thể dân cư khi họ di chuyển vào và ra khỏi các khu vực không thể tiếp cận và sử dụng các tổ chức và các nhóm tại chỗ chẳng hạn như các tổ chức tôn giáo và các tổ chức dựa vào cộng đồng, để thương lượng về việc tiếp cận cho các đội tiêm chủng. Trên toàn cầu, thế giới đang tiến rất gần đến mục tiêu thanh toán bại liệt. Chỉ có 21 ca bại liệt hoang dã đã được báo cáo cho đến nay trong năm 2016 so với 34 ca tại thời điểm cùng kỳ vào năm ngoái. Chỉ có 2 quốc gia khác đang báo cáo có bại liệt: Pakistan và Afghanistan. 4 trong số 6 khu vực của WHO trên thế giới đã được chứng nhận không còn bệnh bại liệt và chỉ có một trong ba typ virus bại liệt hoang dã vẫn còn lưu hành trên thế giới (typ1).
|